Phát hiện cấu trúc san hô đơn lẻ khổng lồ ở Thái Bình Dương
Cấu trúc san hô đơn lẻ lớn đến mức các nhà nghiên cứu đi thuyền ban đầu nghĩ rằng họ tình cờ bắt gặp một xác tàu đắm khổng lồ.
Cấu trúc san hô nhìn giống như kem bắt đầu tan chảy, lan rộng mãi mãi dọc theo đáy biển. ẢNH: AFP
Các nhà khoa học vừa công bố việc phát hiện cấu trúc san hô lớn nhất thế giới với “đầy sức sống và màu sắc” gần Quần đảo Solomon ở Thái Bình Dương.
San hô lớn đến mức các nhà nghiên cứu đi thuyền trên vùng nước trong vắt của Quần đảo Solomon ban đầu nghĩ rằng họ tình cờ bắt gặp một xác tàu đắm khổng lồ, theo AFP đưa tin hôm nay 14.11.
“Ngay khi chúng ta nghĩ rằng không còn gì để khám phá trên hành tinh trái đất, chúng ta lại tìm thấy một cấu trúc san hô khổng lồ được tạo thành từ gần một tỷ polyp nhỏ, rung động với sự sống và màu sắc”, nhà sinh thái học biển Enric Sala cho biết.
Các nhà nghiên cứu cho biết cấu trúc độc lập này đã phát triển trong khoảng 300 năm, được hình thành từ một “mạng lưới phức tạp” gồm các polyp san hô nhỏ. Cấu trúc này khác biệt với rạn san hô, được tạo thành từ nhiều quần thể san hô riêng biệt.
Cấu trúc san hô đầy sức sống và màu sắc. ẢNH: AFP
Với kích thước 34 x 32 m, san hô khổng lồ này lớn gấp 3 lần so với kỷ lục trước đó từng được phát hiện là san hô “Big Momma” ở Samoa thuộc Mỹ.
“Trong khi Big Momma trông giống như một muỗng kem khổng lồ rơi xuống rạn san hô, thì san hô mới phát hiện này giống như thể kem bắt đầu tan chảy, lan rộng mãi mãi dọc theo đáy biển”, theo nhà khoa học Molly Timmers thuộc Hội Địa lý quốc gia Mỹ (NGS) dẫn đầu nhóm nghiên cứu.
Các chuyên gia khám phá rạn san hô mới phát hiện. ẢNH: AFP
Cấu trúc san hô mới phát hiện dài hơn một con cá voi xanh và được cho là khổng lồ đến mức có thể nhìn thấy từ không gian. San hô được phát hiện ở mũi phía đông nam của Quần đảo Solomon bởi một nhóm thám hiểm của NGS trong khu vực.
Các đại dương nóng hơn và có tính a xít hơn đã làm cạn kiệt sự sống của san hô ở nhiều vùng biển nhiệt đới trong khu vực, bao gồm cả rạn san hô Great Barrier nổi tiếng của Úc.
“Tẩy trắng” san hô, có kỹ thuật mới giúp ngăn ngừa
Nhóm nghiên cứu cho biết khám phá mới nhất này đã mang lại một tia hy vọng nhỏ nhoi.
“Trong khi các rạn san hô nông gần đó bị suy thoái do biển ấm hơn, việc chứng kiến ốc đảo san hô lớn và khỏe mạnh này ở vùng nước sâu hơn một chút chính là một tia hy vọng”, nhà khoa học nghiên cứu về san hô Eric Brown cho biết.
Quan chức Collin Beck tại Quần đảo Solomon cho rằng phát hiện mới mở ra cánh cửa tri thức và còn nhiều điều cần khám phá về sự sống dưới biển. “Cần thêm nghiên cứu khoa học để hiểu rõ hơn về hệ sinh thái trù phú và hành tinh của chúng ta”, ông nhìn nhận.
Loài cá "dị biệt" sở hữu đôi cánh bướm sặc sỡ và có thể "đi bộ" dưới đáy biển
Cá chào mào Red Gurnard có ngoại hình vô cùng sặc sỡ và "đôi cánh" to, rực rỡ như những cánh bướm cùng những chiếc chân như chân cua, cho phép chúng đi lại dưới đáy biển giống sinh vật có chân.'
Cá chào mào Red Gurnard có tên khoa học là Chelidonichthys spinosus. Loài này sống ở vùng biển tây bắc của Thái Bình Dương, tại những nơi có độ sâu từ 25 đến 615m. Khi trưởng thành cá chào mào Red Gurnard có thể dài tới 40 cm.
Cá chào mào sở hữu đôi cánh to hơn thân để "bay" trong nước. Chúng có 6 chân để bò dưới đáy biển.
"Đôi cánh" đặc biệt và 6 chân gai nhỏ phía dưới thân của loài cá này giúp chúng "bay" qua nước đi sâu vào đáy biển để tìm thức ăn.
Khi đi kiếm mồi, loài cá này nhờ vào những chiếc chân giống chân cua để di chuyển dưới đáy đại dương.
Để bảo vệ mình, loài cá này có một hàng gai nhọn trên mang và vây lưng có chứa chất độc nhẹ.
Đôi cánh của chúng rất nhiều màu.
Ngoài ra, loài cá này còn biết tạo ra tiếng kêu ộp oạp tương tự như một con ếch để chống lại kẻ thù và giữ liên lạc với những con cá chào mào khác gần đó.
Nơi Thái Bình Dương nứt vỡ, 5.000 loài mới xuất hiện Các nhà khoa học vừa trình làng 'kho tàng' gây choáng váng từ cuộc thám hiểm Vùng Clarion - Clipperton, một 'vết sẹo' khổng lồ dưới đáy Thái Bình Dương. Vùng Clarion-Clipperton (CCZ) là một vùng đứt gãy lớn trải dài từ Mexico đến Hawaii trên diện tích 6 triệu km2, có thể hiểu như một vết sẹo lớn nơi đáy Thái Bình...