Phát hiện cấu trúc khổng lồ bí ẩn bên dưới lòng đất
Một trong những cấu trúc khổng lồ nằm sâu dưới quần đảo Marquesas, thuộc Pháp, trước đây chưa từng được phát hiện. Trong khi cấu trúc khác nằm ở Hawaii.
Theo Vice, các nhà khoa học đã phát hiện một cấu trúc khổng lồ hình thành từ vật chất dày đặc nằm ở giữa lớp lõi ngoài và lớp phủ dưới Trái Đất. Cấu trúc này tạo thành khu vực khoảng 3.000 km nằm ngay dưới chân chúng ta bao lâu nay.
Để thăm dò cấu trúc bí ẩn sâu bên trong hành tinh, các nhà nghiên cứu đã sử dụng thuật toán vốn dùng để phân tích các thiên hà xa xôi.
Nhóm nhà khoa học đứng đầu là Doyeon Kim – nhà địa chấn học tại Đại học Maryland – đã tạo ra biểu đồ địa chất từ hàng trăm trận động đất xảy ra từ năm 1990-2018 bằng thuật toán có tên Sequencer.
Sương mù trên quần đảo Marquesas, thuộc Pháp. Ảnh: Vice.
Các nghiên cứu địa chấn khác thường chỉ tập trung vào những dữ liệu nhỏ lẻ về hoạt động của các trận động đất trong khu vực nhất định. Nhưng với Sequencer, các nhà khoa học đã phân tích được khoảng 7.000 phép đo động đất trong nhiều thập kỷ qua, mỗi trận có cường độ ít nhất 6,5 richter.
Video đang HOT
Một trong những cấu trúc khổng lồ này nằm sâu dưới quần đảo Marquesas, thuộc Pháp, trước đây chưa từng được phát hiện. Trong khi cấu trúc khác từng được tìm thấy trước đó bên dưới Hawaii nhưng trong đợt nghiên cứu này, người ta nhận thấy nó có kích thước lớn hơn ước tính.
“Nghiên cứu này rất đặc biệt bởi đây là lần đầu tiên chúng ta có thể xem xét bộ dữ liệu lớn như vậy một cách hệ thống, trong đó chứa dữ liệu của gần như toàn bộ lưu vực Thái Bình Dương”, ông Doyeon Kim cho biết.
Vị trí của khối cấu trúc bí ẩn trong lòng Trái Đất. Ảnh: Vice.
Động đất tạo ra sóng địa chấn truyền vào bên trong hành tinh. Các cấu trúc tại đây làm cho những con sóng bị phân tán, biến dạng. Những sóng bị biến dạng được ghi lại trong các biểu đồ địa chấn ghi hoạt động sóng bên trong Trái Đất. Nhờ đó, các nhà nghiên cứu thu được những góc nhìn hiếm hoi về thế giới ngầm trong lòng đất vốn không thể tiếp cận.
Nhóm nghiên cứu tập trung vào các địa chấn được tạo ra bởi sóng trượt (sóng S), loại sóng truyền dọc theo ranh giới giữa lõi Trái Đất và lớp phủ, cho ra dữ liệu rõ ràng hơn sóng sơ cấp (sóng P).
“Chúng tôi thích dùng sóng trượt hơn vì chúng có biên độ lớn, sạch vì có lưu lượng sóng P ít hơn”, ông Kim nói. Cụ thể, nhóm nghiên cứu tìm kiếm các sóng trượt nhiễu xạ dọc theo ranh giới lõi-lớp phủ. “Vì nhiễu xạ dọc theo bề mặt đó, nó tạo ra cơ hội tuyệt vời để tìm kiếm các cấu trúc nhỏ bé này trên ranh giới lớp phủ-lõi”.
Khi sóng S chạm vào các cấu trúc địa chất này, chúng tạo ra tín hiệu giống như tiếng vang gọi là “dấu hiệu trước” (Postcursor).
Những tiếng vang này cho thấy sự tồn tại của cấu trúc dị thường sâu bên trong Trái Đất, được gọi là vùng vận tốc cực thấp (ULVZ). Không ai biết chính xác các ULVZ được hình thành như thế nào hoặc được tạo ra từ đâu, nhưng rõ ràng nó có đường kính khoảng 100 km và đủ dày đặc để khiến các đợt sóng đi qua bị chậm lại.
Các siêu ULVZ (vùng màu đỏ tươi) có thể lưu trữ dấu hiệu địa hóa nguyên thủy tương đối nguyên chất kể từ thời Trái Đất sơ khai. Ảnh: Semanticscholar.
Bằng cách cho Sequencer lọc qua hàng nghìn địa chấn, Kim và các đồng nghiệp phát hiện trong bộ dữ liệu của họ, tín hiệu như tiếng vang kia phát ra mạnh nhất từ dưới Hawaii và quần đảo Marquesas. Đây là bằng chứng rõ ràng về sự tồn tại của hai “siêu ULVZ” – khu vực vật chất đậm đặc rộng từ 1.000 km trở lên.
Siêu ULVZ là những cấu trúc thú vị, không chỉ do kích thước rộng lớn mà còn vì chúng có thể hình thành từ các vật liệu hiếm tồn tại trước cả khi Mặt Trăng xuất hiện. Những khối dị thường với kích thước khổng lồ này có thể là vật chất nóng chảy do một vụ va chạm khổng lồ giữa Trái Đất sơ khai và vật thể có kích cỡ sao Hỏa hơn bốn tỷ năm trước.
Nhóm nghiên cứu có kế hoạch tiếp tục phát triển nghiên cứu này và thuật toán Sequencer, giúp chúng ta nhìn rõ những cấu trúc bí ẩn bên dưới Trái Đất . Họ cũng hy vọng sẽ mở rộng tập dữ liệu sang cả những trận động đất dưới Đại Tây Dương.
'Chuột chũi Ba Lan' chui đất sao Hỏa
Sứ mệnh sao Hỏa Insight của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa gặt hái thành công mới: Thiết bị dò địa nhiệt (đầu dò địa nhiệt), gọi là 'Chuột chũi Ba Lan', đã được cắm xuống lòng đất sao Hỏa.
Nhờ sứ mệnh InSight, chúng ta biết được nhiều bí mật bên trong lòng sao Hỏa.
Mục tiêu chủ yếu của sứ mệnh InSight là thu thập thông tin về cấu tạo bên trong và hoạt động địa chấn hiện nay của sao Hỏa. Một trong các thiết bị được sử dụng trong sứ mệnh này là đầu dò địa nhiệt " Chuột chũi" HP3 do Ba Lan chế tạo. Hiện tại NASA đang kiểm tra xem tất cả các hệ thống có hoạt động chính xác và nhịp nhàng hay không.
Sứ mệnh InSight là thử nghiệm tiếp theo nhằm tiếp cận sao Hỏa và tìm hiểu rõ hơn về hành tinh này. NASA nhấn mạnh rằng, các sứ mệnh trước đó nghiên cứu lịch sử bề mặt sao Hỏa, khám phá các đối tượng như các hẻm núi, núi lửa, đá hoặc đất. "Tuy nhiên, các dấu vết tạo hình hành tinh có thể được tìm thấy qua đo đạc và nghiên cứu các thông số nằm sâu dưới bề mặt hành tinh. So với các hành tinh đá khác, sao Hỏa không quá to mà cũng không quá nhỏ. Điều đó có nghĩa là các thông tin về sự hình thành của sao Hỏa vẫn được bảo tồn bên trong hành tinh. Dựa trên các thông tin đó, chúng ta có thể biết được những quá trình nào diễn ra đối với các hành tinh đá khác" - NASA giải thích.
Tàu thăm dò InSight đã đổ bộ xuống sao Hỏa vào tháng 11/2018. "Chuột chũi" HP3 là dự án hợp tác giữa Trung tâm Nghiên cứu Vũ trụ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan và Công ty Astronika (Ba Lan), theo đơn đặt hàng của Cơ quan Vũ trụ Đức.
Sứ mệnh InSight khởi hành ngày 5/5/2018 từ sân bay vũ trụ Vandenberg (California, Mỹ). Trong những tháng sau đó, InSight bay trong không gian liên sao về hướng sao Hỏa. Đồng hành cùng tàu InSight là hai vệ tinh mini kiểu CubeSat, gọi là vệ tinh Mars Cube One (MarCO). Cả hai MarCO đóng vai trò máy phát sóng vô tuyến cho tàu InSight khi đổ bộ xuống sao Hỏa.
Khám phá bí ẩn lòng đất bên dưới Điện Kremlin Có hay không những kho báu ẩn giấu, hầm trú ẩn hay boongke bí mật bên dưới một trong những pháo đài nổi tiếng nhất thế giới - Điện Kremlin. Bản vẽ phác thảo lòng đất bên dưới Điện Kremlin. Ảnh: RBTH Điện Kremlin là pháo đài lớn nhất còn sót lại ở châu Âu, và có liên quan đến nhiều bí mật....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Khoảnh khắc thiên nhiên, 'mùa yêu chim Trảu'

Hàng trăm chú chó dachshund săn đuổi kỷ lục ở Hungary

Vì sao một câu cảm ơn của bạn với ChatGPT cũng tiêu tốn cả chục triệu USD và tác động của nó đến môi trường khủng khiếp thế nào?

5.000 năm trong mộ cổ, "người đẹp ngủ" còn nguyên da, tóc

Hé lộ về nghĩa địa cổ với nhiều ngôi mộ táng theo tư thế bó gối

Mang áo chống bom 30 kg phá kỷ lục chạy

Phát hiện đám mây phân tử khổng lồ gần trái đất

Công bố ảnh Mặt Trời sắc nét nhất từ trước đến nay

Lý giải thói quen ăn uống kỳ lạ của những chú mèo cưng

Bí ẩn loài cây biết 'đi bộ' duy nhất trên thế giới, bộ rễ như 'mọc chân'

Phát hiện kho báu kỳ lạ với hơn 800 cổ vật giữa cánh đồng Anh

Sở thú Hàn Quốc 'đau đầu' vì thú cưng của cựu Tổng thống Yoon Suk-yeol
Có thể bạn quan tâm

3 món nấu đơn giản mà đậm đà hương vị: 10 phút ra món, ngon đến giọt cuối cùng!
Ẩm thực
10:41:08 04/05/2025
Những xe phân khối lớn ăn xăng quá nhiều sẽ bị ngừng bán?
Xe máy
10:29:50 04/05/2025
Cận cảnh siêu xe Pagani Zonda 760 Roadster Kunlun độc nhất thế giới
Ôtô
10:26:21 04/05/2025
Hàn Quốc lo bảo mật thông tin gia tăng sau vụ tấn công mạng vào SK Telecom
Thế giới số
10:21:11 04/05/2025
iPhone 17 Pro và 17 Pro Max có nâng cấp gì đặc biệt ở hệ thống camera?
Đồ 2-tek
10:11:13 04/05/2025
Trào lưu 'Botox từ thiên nhiên' có hiệu quả?
Làm đẹp
10:07:09 04/05/2025
Cô gái TP.HCM từ bỏ mức lương gần 80 triệu đồng/tháng để ngủ bù
Netizen
09:53:13 04/05/2025
Gánh nặng và diễn biến khó lường của dịch sốt xuất huyết Dengue
Sức khỏe
09:44:02 04/05/2025
Bên trong bữa tiệc sinh nhật xa hoa của David Beckham
Sao thể thao
09:36:41 04/05/2025
Sống nhờ nhà anh trai, buổi trưa nghe truyện cũng bị chị dâu cho rằng bậy bạ, phản cảm
Góc tâm tình
09:20:31 04/05/2025