Phát hiện cần sa trong ngôi mộ 2.500 năm tuổi ở Trung Quốc
Cần sa được sử dụng làm cây trồng từ hàng thiên niên kỷ qua, nhưng không rõ khi nào thì người cổ xưa bắt đầu sử dụng cần sa như người hiện đại ngày nay.
Người cổ xưa đã biết đốt cần sa trong các lễ an táng.
Theo CNN, cuộc khảo cổ tìm hiểu ngôi mộ 2.500 năm tuổi ở Trung Quốc phần nào đã lý giải thắc mắc trên. Đây được coi là khoảng thời gian sớm nhất mà con người cổ xưa biết sử dụng cần sa.
Các nhà khoa học Trung Quốc và Đức phân tích mẫu gỗ và đá bên trong ngôi mộ. Kết quả cho thấy có một lượng lớn dấu hiệu hóa học của chất THC trong cần sa.
Tác giả nghiên cứu nói cần sa có thể được người cổ xưa sử dụng trong hoạt động an táng, có lẽ như một cách để kết nối với người chết.
Video đang HOT
Tuy vậy, người xưa chắc hẳn không đốt cần sa như người hiện đại mà làm cách thủ công hơn để tạo ra khói. Nicole Boivin, giám đốc Viện Nghiên cứu Max Planck về lịch sử khoa học loài người, nói cần sa được đốt cháy bằng than.
Dấu vết ngôi mộ cổ xưa ở phía tây Trung Quốc.
Ngôi mộ này được tìm thấy ở khu an táng Jirzankal, thuộc khu vực vùng núi Pamir, giáp biên giới Ấn Độ và Pakistan.
Theo nhóm nghiên cứu, cây cần sa đã xuất hiện ở Đông Á từ cách đây 4000 năm trước Công Nguyên. Nhưng cây cần sa thời kỳ đầu mọc như cây dại, với hàm lượng THC ở mức thấp.
Mãi đến hàng ngàn năm sau, người cổ xưa ở châu Á mới biết sử dụng cần sa bằng cách đốt cháy. Theo nhóm nghiên cứu, cần sa được người xưa trồng ở vùng núi vì nơi này cho ra hàm lượng THC lớn nhất.
Nó cũng là sản phẩm được mua bán trong thời kỳ Con đường Tơ lụa ở Trung Quốc.
Theo Danviet
Mỹ : Bắt được loài cá "hóa thạch sống" xuất hiện từ thời khủng long
Con cá không hề thay đổi hình dạng từ thời khủng long được một ngư dân bắt hồi tuần này ở Mỹ.
"Thủy quái" mình rắn đầu cá sấu cắn câu ngư dân ở Mỹ.
Theo Daily Star, ngư dân Zachary Sutterfield sống ở bang Oklahoma, Mỹ, bắt được con cá quái vật với sự giúp đỡ của gia đình và họ hàng.
Zach, Nic và Billy Sutterfield cùng nhau chụp bức ảnh với chiến lợi phẩm là sinh vật đã tồn tại từ thời khủng long.
Zachary đã mời các chuyên gia đến thu thập thông tin về loài cá cổ xưa này. "Thủy quái" mình rắn đầu cá sấu còn được gọi là "hóa thạch sống" vì chúng gần như không tiến hóa, suốt hàng triệu năm.
Sinh vật này vừa có thể thở trên cạn, vừa thở được dưới nước, chuyên ăn chim và các loài động vật có vú khác.
Ở Mỹ, loài cá này gần như tuyệt chủng vì bị con người săn bắt quá mức. Chúng được coi là món ăn khoái khẩu ở Mexico.
"Thủy quái" mình rắn đầu cá sấu lớn nhất ở Mỹ từng được ghi nhận là dài 2,4 mét và nặng 148kg
Zachary kể về cách mình bắt được thủy quái: "Sáng hôm đó, tôi thả câu và chỉ thoáng sau, con cá đã cắn câu nhưng lần đó tôi để nó thoát. Đến chiều cùng ngày, tôi và người thân lại gặp con cá và lần này, nó đã nằm gọn trên thuyền".
"Lúc đó tôi thực sự rất phấn khích. Tôi chưa bao giờ bắt được con cá nào to như vậy. Đó thực sự là trải nghiệm tuyệt vời", Zachary nói.
Theo Danviet
Tìm thấy máu tươi có thể giúp hồi sinh xác ướp sinh vật 42.000 năm tuổi Nhóm các nhà khoa học Nga đã tìm thấy máu dạng lỏng bên trong xác ướp sinh vật cổ xưa 42.000 năm tuổi, được cho là đóng vai trò quan trọng giúp hồi sinh loài ngựa đã tuyệt chủng này. Xác con ngựa từ Kỷ Băng hà vẫn còn nguyên vẹn. "Mẫu máu tươi được lấy từ phần tim của con vật. Nó...