Phát hiện căn bệnh tình dục lây nhiễm cả khi không ‘quan hệ’
Các chuyên gia Australia phát hiện ra một căn bệnh tình dục “xưa như trái đất”, vẫn được cho rằng chỉ lây qua đường tình dục, có thể dễ dàng “nhảy” qua một nụ hôn.
Nghiên cứu mới từ Đại học Monash (Australia) đã phát hiện ra một đường lây mới của căn bệnh tình dục “xưa như trái đất”: bệnh lậu. Trước đây, người ta tin rằng bệnh chỉ lây qua đường tình dục, bao gồm quan hệ tình dục kiểu truyền thống và lây qua sự tiếp xúc nước bọt – dịch sinh dục khi quan hệ đường miệng (oral sex) và khi chia sẻ đồ chơi tình dục. Tuy nhiên, công trình lần này chứng minh vi khuẩn lậu có thể lây truyền chỉ qua một nụ hôn thông thường.
Một nụ hôn sâu đủ khiến bạn bị lây bệnh lậu, nghiên cứu mới cảnh báo.
Tiến sĩ Eric Chow, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết một số bằng chứng cho thấy việc bệnh lây truyền theo đường hầu họng phổ biến hơn so với suy nghĩ trước đây. Với một nụ hôn sâu kiểu Pháp, tức có sự tiếp xúc nước bọt nhiều, căn bệnh tưởng chừng chỉ lây qua đường tình dục này đã đủ để lan truyền.
Khi đó, người bệnh thường sẽ phát sinh dạng bệnh lậu ở hầu họng, bao gồm các triệu chứng như đau họng, sưng hạch bạch huyết ở cổ. Khảo sát trên hơn 3.000 người đồng tính nam và người lưỡng tính cho thấy nguy cơ họ mắc bệnh lậu ở hầu họng còn cao hơn ở vùng sinh dục.
Kết quả nuôi cấy vi khuẩn N.gonorrhoeae gây bệnh lậu trong nước bọt được tiến hành ở phòng thí nghiệm cũng xác định khả năng lây truyền cao qua tiếp xúc nước bọt – nước bọt.
Video đang HOT
Các tác giả lưu ý rằng dù nhóm được khảo sát là người đồng tính nam, nhưng việc lây truyền bệnh lậu qua nụ hôn đúng cả với người dị tính.
Biết được đường lây mới của căn bệnh tình dục phổ biến này sẽ giúp các bác sĩ có phương án đối phó tốt hơn, cũng như lý giải được nhiều trường hợp bệnh nhân không hiểu vì sao mình mắc bệnh, vì không hề có quan hệ tình dục thực sự với bất kỳ đối tượng nguy cơ nào.
Nhóm nghiên cứu đang tiến hành thử nghiệm một số loại nước súc miệng diệt khuẩn xem chúng có giúp loại bỏ phần nào mầm bệnh lậu, giảm nguy cơ lan truyền hay không.
Nghiên cứu được tiến hành trong bối cảnh các nhà khoa học khắp thế giới đang cố đào sâu thêm về bệnh lậu, khi những ca “siêu bệnh lậu” bắt đầu xuất hiện trong năm qua, biến căn bệnh tình dục mà con người tưởng là cũ và không khó chữa này thành một “quái vật” nan y.
A.Thư
Theo docbao.vn
Xương cá hình lưỡi câu trong thực quản nữ bệnh nhân
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa thực hiện thủ thuật nội soi can thiệp gắp xương mang cá có cấu trúc như một móc câu cực nguy hiểm trong thực quản bệnh nhân.
Bà Vũ Thị Q. (SN 1947, ở Hà Nội) cho biết trước đó có ăn cơm với canh cá. Sau ăn, bà cảm thấy nuốt đau ở vùng cổ, đã đi khám nội soi tai mũi họng nhưng không phát hiện ra hóc xương.
Hình ảnh nội soi thấy chiếc xương cá nằm trong thực quản bệnh nhân.
Sau đó tình trạng bệnh nhân chuyển nặng, thấy đau vùng cổ và xương ức, cứ ăn vào nôn ngay. Bệnh nhân đã đi khám tại phòng Nội soi tiêu hóa can thiệp ở Bệnh viện Đa khoa Hà Đông và phát hiện bị hóc xương cá.
Theo ThS.BSCKII Nguyễn Thị Cương, đây là một trong những trường hợp hóc xương cá cực nguy hiểm. Bệnh nhân đã lớn tuổi, lại bị hóc xương mang cá có cấu tạo như một móc câu, mỏng, to bản, kích thước 2x1,7 cm ở thực quản.
"Nếu các bác sĩ gắp xương cá từ thực quản ra ngoài luôn sẽ gây xé rách thực quản, dẫn tới ra máu nhiều sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Bởi vậy, kíp phẫu thuật đã lựa chọn giải pháp đưa dị vật xuống dạ dày, sau đó gắp dị vật bằng dụng cụ chuyên biệt.
Chiếc xương cá được các bác sĩ gắp ra khỏi cơ thể bệnh nhân.
Với phương pháp tối ưu này đã giúp bệnh nhân tránh được xuất huyết thực quản và gắp được dị vật thành công mà không gây tai biến cho bệnh nhân. Sau khi gắp dị vật thành công, bệnh nhân được hướng dẫn theo dõi tại nhà không phải nằm viện", bác sĩ Cương cho hay.
Kíp kỹ thuật gồm có ThS.BS Đỗ Anh Giang - Bệnh viện Bạch Mai và ThS. BSCKII Nguyễn Thị Cương - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông thực hiện thành công ca gắp dị vật phức tạp này.
Theo các chuyên gia y tế, hóc xương cá là tai nạn rất thường gặp khi ăn uống bất cẩn, xảy ra ở trẻ nhỏ và cả người lớn. Khi bị hóc, dù là một hay hai mẩu xương nhỏ, cũng khiến người hóc có cảm giác khó chịu và đau đớn. Bởi vậy, để tránh tình trạng hóc xương cá mọi người nên thận trọng trong lúc ăn, không nên vừa cười nói vừa nhai. Với những người cao tuổi, cần hạn chế các loại thức ăn cứng, khó nhai, nuốt để tránh gây hóc.
Nếu chẳng may hóc xương cá thì ngay lập tức nên dừng tất cả các hoạt động ăn uống, vì có thể khiến dị vật có nguy cơ đâm sâu hơn vào cổ họng gây tổn thương. Đồng thời, người bị hóc xương cá hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Các bác sĩ cũng lưu ý, khi bị hóc, sặc, thay vì sơ cứu đúng cách, nhiều người lại có thói quen dùng tay móc họng hoặc dùng vật cứng móc ngoáy sâu vào họng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều này vô cùng nguy hiểm vì có thể gây trầy xước, dẫn đến các biến chứng viêm nhiễm vùng hầu họng. Bên cạnh đó, nhiều người còn lấy nguyên cục cơm hoặc miếng thức ăn thật to để nuốt với hi vọng "tống" được dị vật xuống. Đây cũng là một việc làm sai vì dễ khiến đường thở bị chặn toàn bộ gây khó thở, thậm chí ngừng thở.
Theo Zing
Ăn quả sấu có nóng không? Quả sấu là loại quả đặc trưng của mùa hè. Vậy ăn quả sấu có nóng không, có nổi mụn không? Ăn quả sấu có nóng không? Sấu khi còn xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt. Theo Đông y, loại quả này có tính mát, có công năng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát,...