Phát hiện cách chuỗi cung ứng lách lệnh trừng phạt của phương Tây tuồn công nghệ nhạy cảm vào Nga
Sau khi xung đột ở Ukraine bùng nổ, phương Tây đã áp đặt các lệnh cấm xuất khẩu công nghệ nhạy cảm sang Nga, nhưng hiệu quả của các biện pháp trừng phạt ấy đang bị suy yếu do tồn tại những lỗ lổng dễ bị lợi dụng.
Theo hãng tin Reuters ngày 14/12, vào tháng 3 năm nay, một công ty mới đã xuất hiện trong danh sách đăng ký của Thổ Nhĩ Kỳ. Đó là công ty Azu – nhà kinh doanh bán buôn các sản phẩm công nghệ thông tin. Một tuần sau, Azu bắt đầu vận chuyển các bộ phận máy tính của Mỹ sang Nga.
Hồ sơ hải quan Nga cho thấy hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi. Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) gần đây đã cấm bán công nghệ nhạy cảm cho Nga và nhiều công ty công nghệ phương Tây đã đình chỉ mọi giao dịch với Nga.
Azu do doanh nhân người Thổ Nhĩ Kỳ Gokturk Agvaz đồng sáng lập. Azu đã tham gia lấp đầy khoảng trống nguồn cung tại Nga. Trong 7 tháng sau đó, công ty này đã xuất khẩu các linh kiện trị giá ít nhất 20 triệu USD sang Nga, trong đó có cả chip của các nhà sản xuất Mỹ.
Thông tin của Reuters cho thấy ông Agvaz quản lý một đại lý bán buôn các sản phẩm công nghệ thông tin ở Đức có tên là Smart Impex. Trước xung đột ở Ukraine, đại lý này đã vận chuyển các sản phẩm của Mỹ và các sản phẩm khác cho một khách hàng ở Nga mà khách hàng này gần đây đã nhập khẩu hàng hóa từ Azu.
Ông Agvaz nói rằng Smart Impex đã ngừng xuất khẩu sang Nga để tuân thủ các lệnh cấm của EU nhưng bán cho Thổ Nhĩ Kỳ – một quốc gia không thuộc EU và không thực thi hầu hết các biện pháp trừng phạt Nga của phương Tây. Ông nói: “Chúng tôi không thể xuất khẩu sang Nga, chúng tôi không thể bán cho Nga và đó là lý do tại sao chúng tôi chỉ bán cho Thổ Nhĩ Kỳ. Khi được hỏi về việc Azu bán hàng cho Nga, ông trả lời: “Đây là bí mật kinh doanh của chúng tôi”.
Azu là một ví dụ cho thấy các kênh cung cấp cho Nga vẫn mở bất chấp các biện pháp cấm xuất khẩu của phương Tây và lệnh cấm của nhà sản xuất.
Video đang HOT
Hồ sơ hải quan Nga cho thấy số máy tính và các linh kiện điện tử trị giá ít nhất 2,6 tỷ USD đã chảy vào Nga trong 7 tháng tính đến ngày 31/10. Trong đó, các sản phẩm trị giá ít nhất 777 triệu USD là do các công ty phương Tây sản xuất. Chip của các công ty được tìm thấy trong các hệ thống vũ khí của Nga gồm Intel, Advanced Micro Devices (AMD), Texas Instruments và Analog Devices của Mỹ và Infineon AG.A của Đức.
Cuộc điều tra của Reuters lần đầu tiên nêu chi tiết về chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục cung cấp cho Nga các linh kiện máy tính phương Tây và các thiết bị điện tử khác. Cuộc điều tra này đã xác định một loạt các nhà nhập khẩu và xuất khẩu ít người biết đến, như Azu, phát hiện ra rằng các lô hàng chất bán dẫn và công nghệ khác tiếp tục đến Nga từ Hong Kong (Trung Quốc), Thổ Nhĩ Kỳ và các trung tâm thương mại khác.
Theo hồ sơ hải quan Nga, một nhà nhập khẩu Nga là Fortap do một doanh nhân người Nga thành lập vào tháng 4 và kể từ đó đã nhập khẩu thiết bị điện tử trị giá ít nhất 138 triệu USD, trong đó có cả các bộ phận máy tính của Mỹ.
Một trong những nhà cung cấp lớn nhất của Fortap là một công ty Thổ Nhĩ Kỳ có tên Bion Group – một nhà kinh doanh dệt may trước đây mà gần đây đã mở rộng sang lĩnh vực bán buôn đồ điện tử. Tổng giám đốc của Bion Group từ chối bình luận.
Một nhà nhập khẩu khác của Nga là Titan-Micro cũng đã nhập khẩu các linh kiện máy tính của phương Tây kể từ xung đột ở Ukraine.
Một con chip của Texas Instruments trên bảng mạch tên lửa 9M727 của Nga. Ảnh: Reuters
Reuters đã cung cấp cho Intel, AMD, Texas Instruments, Analog Devices và Infineon dữ liệu từ hồ sơ hải quan Nga nêu chi tiết các lô hàng sản phẩm của họ đã đến Nga trong những tháng gần đây. Các công ty đều cho biết họ tuân thủ tất cả các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu sang Nga.
Người phát ngôn của Bộ Thương mại Mỹ nói: “Kể từ khi bắt đầu xung đột ở Ukraine, khả năng tiếp cận chất bán dẫn từ tất cả các nguồn của Nga đã bị cắt giảm gần 70% nhờ các hành động chưa từng có của liên minh 38 quốc gia đã cùng nhau phản ứng với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Không có gì ngạc nhiên khi Nga đang nỗ lực để vượt qua các biện pháp kiểm soát”.
Văn phòng của Tổng thống Putin cũng như Bộ Công nghiệp và Thương mại Nga đã không trả lời các yêu cầu bình luận của Reuters.
Trong số các công ty vận chuyển công nghệ phương Tây đến Nga có một công ty đăng ký tại Hong Kong tên là Pixel Devices.
Giám đốc Pixel Devices là Pere Roura Cano xác nhận rằng Pixel Devices đã vận chuyển chất bán dẫn và các sản phẩm khác đến Nga. Pixel Devices đã cung cấp thiết bị công nghệ thông tin cho Nga trong vài năm và có thể họ đã vận chuyển các sản phẩm của Intel và AMD trong năm nay theo một phần của hợp đồng dài hạn.
Pixel Devices cũng lưu ý rằng các hạn chế xuất khẩu không mang tính toàn cầu và không có lệnh cấm hoàn toàn xuất khẩu thiết bị công nghệ thông tin sang Nga.
Tại Nga, Novelco – một công ty hậu cần tại Moskva – đã tư vấn cho các doanh nghiệp Nga về cách tiếp tục nhập khẩu hàng hóa nước ngoài. Vào tháng 9, Novelco đã tổ chức một cuộc hội thảo cho các khách hàng xoay quanh vấn đề tìm những cách thay thế để vận chuyển hàng hóa đến Nga.
Giám đốc điều hành Novelco đưa ra lời khuyên về cách đối phó với các lệnh trừng phạt. Ảnh: Reuters
Novelco đã thành lập một chi nhánh ở Istanbul và đã vận chuyển hàng hóa đến Nga từ Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi hàng hóa đến Thổ Nhĩ Kỳ, các lô hàng được xử lý để tái xuất và hàng hóa có thể đến Nga bằng đường hàng không, đường biển, đường bộ và đường sắt.
Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, còn có Elmec Trade, một nhà bán buôn linh kiện điện tử tại thủ đô Tallinn của Estonia. Công ty này đã vận chuyển hàng hóa trị giá ít nhất 17 triệu USD đến Nga trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến ngày 31/10. Hàng gồm các chip do Analog Devices và các nhà sản xuất khác của Mỹ sản xuất.
Tổng giám đốc của Elmec Trade nói với Reuters rằng công ty của ông mua sản phẩm thông qua các kênh chính thức, tuân theo tất cả các yêu cầu pháp lý và tuân thủ tất cả các biện pháp trừng phạt và hạn chế xuất khẩu.
Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu cho biết EU rất xử lý nghiêm hành vi lách luật, vì đó là một hành vi có thể làm suy yếu hiệu quả của các biện pháp trừng phạt. Người phát ngôn này lưu ý rằng khối 27 thành viên EU đã khuyến khích các quốc gia khác tuân theo các biện pháp trừng phạt Nga.
Cạn nhiên liệu, một quốc gia EU tạm dừng lệnh trừng phạt chống Nga
Dựa trên tình hình kinh tế trong nước, một quốc gia ở châu Âu đã quyết định miễn mặt hàng nhiên liệu khỏi lệnh cấm vận Nga.
Kênh truyền hình RT đưa tin đất nước Bulgaria sẽ tạm ngừng thực thi các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) đối với nhiên liệu của Nga, để đảm bảo hoạt động của các tổ chức chính phủ, cuộc sống của người dân và an ninh quốc gia,.
Theo báo cáo từ cuộc họp chính phủ ngày 5/10, do tình trạng khan hiếm năng lượng trong nước, các công ty Nga cung cấp nhiên liệu ô tô cho Bulgaria sẽ được miễn trừ cấm vận cho đến hết năm 2024.
Theo đó, Bulgaria được phép ký kết các hợp đồng nhà nước mới với các nhà cung cấp nhiên liệu ô tô ở Nga kể từ ngày 10/10. Lệnh trừng phạt sẽ có hiệu lực trở lại vào ngày 31/12/2024.
Nhà cung cấp nhiên liệu chủ lực ở quốc gia Balkan này là nhà máy lọc dầu Neftochim Burgas, thuộc sở hữu của tập đoàn Nga Lukoil. Trước khi EU áp đặt lệnh trừng phạt, một nửa nguồn cung dầu của Bulgaria đến từ Nga.
Đầu tháng 9, người đứng đầu Bộ Tài chính Bulgaria Rositsa Velkova thông báo ý định xin phép giới chức EU để tiếp tục mua nhiên liệu từ Nga cho đến ít nhất là cuối năm 2024. Nếu không được miễn trừ trừng phạt, Bộ trưởng Velkova cảnh báo các phương tiện ở nước này sẽ không có nhiên liệu để hoạt động.
Tổng thống Putin ký sắc lệnh yêu cầu công ty Nga không niêm yết ở nước ngoài Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh yêu cầu các công ty Nga ngừng niêm yết cổ phiếu trên các sàn giao dịch chứng khoán ở nước ngoài. Tổng thống Putin ngày 12/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Theo tờ Business Insider ngày 19/4, sắc lệnh này giáng đòn mạnh vào những người như ông Vladimir Potanin - người giàu nhất nước Nga -...