Phát hiện cá voi có 4 chân từng là động vật ăn thịt hàng đầu trong quá khứ
Hóa thạch của một loài cá voi chưa từng được biết đến trước đây có 4 chân xuất hiện ở Ai Cập.
Phát hiện cá voi có 4 chân từng là động vật ăn thịt hàng đầu trong quá khứ
Các nhà khảo cổ khai quật được hoá thạch của con cá voi có 4 chân, chưa từng được biết đến, sống cách đây 43 triệu năm ở Ai Cập.
Cá voi có chân này là tổ tiên của cá voi ngày nay, phát hiện mới cho thấy quá trình chuyển đổi của chúng từ đất liền ra biển, điều xảy ra khoảng 10 triệu năm trước. Những con cá voi khổng lồ mà chúng ta nhìn thấy trong đại dương ngày nay là con cháu của động vật bốn chân từng đi bộ trên đất liền.
Con cá voi mới, được đặt tên là Phiomicetus anubis, dài khoảng 3 mét với khối lượng cơ thể khoảng 589 kg và có thể là động vật săn mồi hàng đầu, nó đi lang thang trên các vùng biển cổ đại.
Các nhà cổ sinh vật học từ Đại học Mansoura đã phát hiện ra những di tích hóa thạch ở sa mạc phía Tây của Ai Cập, khu vực từng là cả một đại dương, đã cung cấp nhiều khám phá phong phú cho thấy sự tiến hóa của cá voi.
Abdullah Gohar, tác giả chính nghiên cứu cho biết: “Phiomicetus anubis là một loài cá voi mới và là một phát hiện quan trọng đối với cổ sinh vật học Ai Cập và châu Phi. Tôi nghĩ nó là thần chết đối với hầu hết các loài động vật sống cùng thời”.
Video đang HOT
Các chuyên gia đặt tên cho nó là Phiomicetus anubis, theo tên vị thần chết Ai Cập cổ đại gắn liền với việc ướp xác và thế giới bên kia.
Loài mới này khác với những loài khác ở chỗ nó có một hố thái dương dài ra, một chỗ lõm nông ở bên cạnh hộp sọ. Bộ xương một phần của nó tiết lộ đây là loài cá voi protocetid nguyên thủy nhất được biết đến từ châu Phi.
Nhóm các nhà nghiên cứu do Ai Cập dẫn đầu cho biết, con cá voi mới phát hiện thuộc bộ Protocetidae, một nhóm cá voi đã tuyệt chủng rơi vào giai đoạn chuyển tiếp từ đất liền sang biển.
Các đặc điểm độc đáo của hộp sọ và xương hàm gợi ý khả năng xử lý cơ học ở miệng hiệu quả hơn, cho phép chúng có một phong cách ăn uống mạnh mẽ. Loài cá voi mới được phát hiện này có thể di chuyển trên cạn cũng như bơi dưới nước.
Hesham Sellam, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết hóa thạch mới được tìm thấy con cá voi đặt ra câu hỏi về các hệ sinh thái cổ đại và hướng nghiên cứu về các câu hỏi như nguồn gốc và sự chung sống của cá voi cổ đại ở Ai Cập.
Sự kiện hi hữu, độc nhất vô nhị: Người đàn ông bị nuốt vào bụng cá voi và pha thoát chết thần kỳ!
Có lẽ lần này "thần chết" đã... ngủ quên!
Mới đây, một con cá voi lưng gù đã nuốt chửng một thợ lặn. Đây là một sự kiện được cho là 'bất thường' nhưng một chuyên gia cho rằng nó không phải là không có nguyên nhân.
SỰ CỐ CÓ 1-0-2
Michael Packard đang lặn ở độ sâu khoảng 14 mét ở vùng ven biển ngoài khơi tỉnh Provincetown, Massachusetts, vào thứ Sáu (11/6) thì bất ngờ bị nuốt chửng bên trong miệng của một động vật biển khổng lồ.
Lúc đầu, anh nghĩ rằng mình đã bị cá mập tấn công nhưng lại không hề cảm thấy đau đớn hay bất kỳ chiếc răng sắc nhọn nào.
"Sau đó tôi nhận ra mình đang ở trong miệng một con cá voi", Packard trả lời phỏng vấn của WBZ-TV News. Trong lúc tuyệt vọng, chàng thợ lặn thậm chí đã nghĩ mình sẽ chết trong bụng của chú cá này.
Packard ước tính rằng mình bị mắc kẹt trong 30 giây và vẫn có thể thở nhờ dụng cụ bảo hộ. Nhưng sau đó con cá voi đã nổi lên và 'nhổ' anh ta ra.
"Tôi vừa bị ném lên không trung và hạ cánh xuống nước", anh nói. "Tôi đã may mắn thoát ra và đến giờ tôi vẫn không thể tin được mình đang đứng ở đây và kể lại đoạn ký ức kinh hoàng này".
Packard được đưa trở lại thuyền đánh cá nhờ người bạn đi cùng. Điều đáng kinh ngạc là anh đã sống sót sau cuộc gặp gỡ 'có một không hai' mà không bị thương tích nào nặng hơn ngoài trật khớp gối.
Cá voi lưng gù có kích thước khổng lồ nhưng thức ăn chủ yếu là các sinh vật nhỏ. (Ảnh: The Guardian).
Việc bị nuốt chửng bởi sinh vật biển là điều khó có thể xảy ra, nhưng Packard đã phần nào may mắn khi anh bị một con cá voi lưng gù tóm lấy. Mặc dù là một trong những loài cá voi lớn nhất dài tới 18 mét và nặng tới 36 tấn nhưng chủ yếu món ăn của nó là các sinh vật biển như cá nhỏ, nhuyễn thể và sinh vật phù du.
Cổ họng của chúng thường chỉ rộng từ 10 đến 20 cm. Về cơ bản nó không thể nuốt người thợ lặn nhưng chiếc lưỡi nặng 3,8 tấn của sinh vật này có thể dễ dàng nghiền nát một người.
Thay vì có răng, cá voi lưng gù có từ 270 đến 400 sợi được gọi là tấm sừng. Chúng săn mồi bằng cách há miệng ra khoảng 90 độ trước khi lao tới con mồi. Loài cá voi này tạo ra lực cản để đẩy nước cùng với con mồi vào miệng của mình. Sau khi ngậm chặt hàm, chúng đẩy nước qua ra ngoài trước khi nuốt chửng con mồi.
Jeremy Goldbogen, nhà sinh vật học và đồng giám đốc Trạm biển Hopkins tại Đại học Stanford cho biết: "Cá voi lưng gù có thể cùng lúc nuốt 50.000 kg nước (thường chứa đầy những con mồi như cá hoặc nhuyễn thể). Tôi chưa bao giờ nghe nói về điều này xảy ra với con người trước đây".
Một chuyên gia về cá voi khác tiết lộ với Live Science rằng cuộc gặp gỡ của Packard là một tai nạn có thể do anh ta bơi quá gần "quả bóng mồi" - quả bóng xoáy mà cá mòi hình thành khi bị kẻ thù săn mồi đe dọa từ mọi phía.
"Bóng mồi có thể hình thành ở vùng nước hở cũng như gần đáy. Cá voi bắt đầu bằng cách kiếm mồi từ dưới lên. Chúng có thể không nhìn thấy vật thể lạ mà trong trường hợp này là người thợ lặn", Hector Guzman, nhà sinh vật biển tại Smithsonian Tropical Research Viện ở Panama, cho biết.
Loài cá voi duy nhất có khả năng ăn thịt cả con người có lẽ là cá nhà táng. Được biết có một trường hợp loài cá này đã nuốt chửng con mực khổng lồ nặng 180 kg. Khi ở bên trong một trong bốn dạ dày của cá nhà táng, nạn nhân có thể sẽ bị ngạt khí trước khi bị các cơ 'co bóp' và hòa tan bởi axit tiêu hóa. Tuy nhiên, chưa có báo cáo chính thức về việc con người bị nuốt bởi cá nhà táng.
Cảnh quay hiếm hoi về cá voi màu vàng Cá voi mõm khoằm Cuvier được xem là loài động vật có vú lặn sâu nhất thế giới, khoảng 3.000 m trong 3 giờ. Những con cá voi vàng được bắt gặp khi đang bơi lội ngoài khơi Australia.