Phát hiện cá bay cổ nhất thế giới
Các nhà cổ sinh vật học ở Trung Quốc cho biết đã phát hiện con cá bay cổ nhất trên thế giới. Đây là loài sinh vật lạ từng bay lượn trên mặt nước khoảng 240 triệu năm trước để tránh các động vật ăn thịt.
Trong bài viết đăng ngày 31/10 trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B, các nhà cổ sinh vật học nói rằng quá trình nghiên cứu cho thấy con cá bay được đặt tên Potanichthys xingyiensis này từng sống vào giữa thời kỳ từ 235 đến 242 triệu năm trước và sớm hơn 27 triệu năm so với con cá bay cổ nhất từng được biết đến trước đó được tìm thấy ở châu Âu.
Đồng tác giả nghiên cứu Guang-Hui Xu thuộc Viện khảo cổ học động vật có xương sống ở Trung Quốc nói với AFP rằng con cá bay Potanichthys xingyiensis là “bằng chứng sớm nhất về sự bay liệng trên mặt nước ở những động vật có xương sống”.
Hình ảnh tưởng tượng về loài cá bay cổ xưa nhất (Nguồn: livescience.com)
Video đang HOT
Loài này đã bay lượn trên mặt nước 80 triệu năm trước khi chim xuất hiện. Các nhà khoa học tin rằng cá bay tiến hóa từ nhu cầu né tránh những cuộc săn mồi của động vật ăn thịt.
Con cá bay mới được đặt tên này chỉ dài 15 cm, có bốn cánh, hai vây ngực lớn và một chiếc vây đuôi lớn hình chữ chi có thể được sử dụng để giúp nó lao lên khỏi mặt nước.
Theo ông Xu, đây là con cá bay đầu tiên từng được tìm thấy ở châu Á trong giai đoạn siêu lục địa Pangaea bắt đầu tách ra thành những lục địa mà chúng ta biết ngày nay.
Con cá bay khác duy nhất từng được biết đến ở kỷ triat được phát hiện ở khu vực biên giới giữa Áo và Italy.
Theo 24h
Phát hiện "tế bào sống" của voi ma mút
Giới khoa học chờ đợi việc nhân bản vô tính một con ma mút thành công - Ảnh: AFP
Một đoàn khảo cổ quốc tế tại Cộng hòa Yakutia ở miền bắc Nga vừa công bố đã phát hiện "những tế bào sống" của một con voi ma mút, RIA Novosti cho biết hôm 11.9.
"Tại một khu vực hiếm có ở độ sâu khoảng 100 mét, chúng tôi đã tìm thấy một số vật chất nhiều cơ sở cho việc nghiên cứu, gồm các mô mỡ và mềm, bộ lông và tủy xương của voi ma mút", Semyon Grigoryev, trưởng đoàn khảo cổ Yana-2012 phát biểu trong buổi báo cáo tại Trường đại học Liên bang Đông Bắc Nga ở Yakutsk, thủ đô của Cộng hòa Yakutia.
Nhà khoa học tai tiếng Hwang Woo-Suk của Hàn Quốc cũng đã quan tâm đến phát hiện trên, RIA Novosti dẫn thông cáo báo chí hồi cuối tuần qua của Trường đại học Liên bang Đông Bắc Nga cho biết.
Ông Hwang Woo-Suk, đứng đầu Quỹ Nghiên cứu công nghệ sinh học Sooam, là người từng được Hàn Quốc ca ngợi như anh hùng với những thành công trong nghiên cứu nhân bản vô tính và tế bào gốc, trước khi ông bị "hạ bệ" vì giả mạo kết quả nghiên cứu về phôi người hồi năm 2006.
Tuy nhiên, thành quả tạo ra chú chó nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới có tên Snuppy của ông vào năm 2005 đã được xác nhận.
Hồi tháng 3 qua, một nhóm các nhà khoa học khác tại Yakutsk đã ký kết thỏa thuận với Hwang Woo-Suk để thực hiện việc nhân bản vô tính một con voi ma mút con, được tìm thấy ở tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu tại bờ biển Laptev vào năm ngoái. Con voi ma mút này được cho là đã chết cách đây 10.000 năm.
Tuy nhiên, RIA Novosti dẫn lời các chuyên gia của Viện Cổ sinh vật học thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga cho rằng việc phát hiện tế bào voi ma mút sống là không chắc chắn.
"Cấu trúc tế bào với các nhân có thể đã được bảo quản dưới điều kiện đặc biệt như việc đông lạnh cực nhanh", Alexander Agadzhanyan, trưởng phòng thí nghiệm động vật có vú của Viện Cổ sinh vật học nói, và thêm rằng các tế bào cần một sự trao đổi chất ổn định để không phân hủy trong môi trường sống.
Ông Alexander Agadzhanyan cũng nói rằng, hiện các nhà khoa học chưa thể trích xuất được một ADN hoàn chỉnh của voi ma mút.
Theo TNO
Bí ẩn bộ răng hóa thạch ở Quảng Nam Hai phần của một bộ răng, chiều dài bộ răng ước chừng từ 1m đến 1,2m, và nếu như là của một động vật nào đó thì đó phải là một động vật rất to lớn. Ông Ngô Đăng Khoa, giáo viên dạy văn trường THPT Phan Bội Châu, Tp Tam Kỳ, Quảng Nam, cho biết đang lưu giữ những mảnh nhỏ được...