Phát hiện bức tường cổ bí ẩn dài hơn 100km ở Iran
Ai là những người đã xây bức tường cực dài này? Làm thế nào để xây nó và nó có mục đích gì? Đó là những câu hỏi đang khiến các nhà khảo cổ học đau đầu.
Các nhà khảo cổ đã xác định phần còn lại của một bức tường đá ở Iran kéo dài khoảng 71 dặm (115 km), nằm ở Sar Pol-e Zahab miền tây Iran.
Khu vực có mũi tên đỏ ở góc dưới bức ảnh chính là vị trí của bức tường Gawri Wall.
“Với khối lượng ước tính rơi vào khoảng một triệu mét khối đá, bức tường đòi hỏi các nguồn lực đáng kể về lực lượng lao động, vật liệu và thời gian”, Sajjad Alibaigi, một nghiên cứu sinh tiến sĩ thuộc khoa khảo cổ học tại Đại học Tehran cho biết.
Bức tường cổ có cấu trúc chạy theo hướng bắc-nam từ dãy núi Bamu ở phía bắc đến một khu vực gần làng Zhaw Marg ở phía nam.
Đồ gốm được tìm thấy dọc theo bức tường cũng cho thấy nó có thể được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên đến tận thế kỷ thứ sáu sau Công Nguyên.
Alibaigi chia sẻ: “Tàn dư của công trình liên quan hiện đã bị phá hủy, có thể nhìn thấy ở những nơi dọc theo tường. Đây có thể là những tháp pháo hoặc các tòa nhà với vật liệu ở địa phương như đá cuội và những tảng đá, với vữa thạch cao còn sót lại ở nhiều nơi”.
Mặc dù các nhà khảo cổ học cho đến mới đây mới biết đến sự tồn tại của bức tường bí ẩn này nhưng những người dân bản địa sống gần nó đã biết về bức tường từ lâu. Họ gọi nó là “Bức tường Gawri”.
Hiện tại, các nhà khảo cổ không chắc chắn ai đã xây dựng cấu trúc này, và sử dụng cho mục đích gì. Do khả năng bảo quản hàng rào kém, các nhà khoa học thậm chí không chắc chắn về chiều rộng và chiều cao chính xác của nó. Ước tính tốt nhất của họ là bức tường có thể rộng khoảng 4 mét và cao khoảng 3 m.
“Không rõ là nó được sử dụng cho mục đích phòng thủ hay tượng trưng nhưng nó có thể đánh dấu biên giới cho một đế chế cổ đại, có lẽ là đế quốc Parthia (phát triển mạnh mẽ giữa năm 247 trước Công Nguyên – 224 sau Công Nguyên) hoặc người Sassania. Cả hai đế chế ở phía tây Iran đều xây dựng các lâu đài, thành phố và hệ thống thủy lợi lớn, vì vậy có khả năng cả hai đều có tài nguyên để xây dựng Bức tường Gawri”, Alibaigi nhấn mạnh trong báo cáo.
Minh Long
Theo dantri.com.vn/Live Science
Phát hiện kho báu 3.800 tuổi chứa tiền và trang sức giá trị
Các nhà khảo cổ Hy Lạp đã tìm thấy một kho báu lớn có niên đại gần 3.800 năm trên một hòn đảo nhỏ ở biển Libya.
Bộ văn hóa Hy Lạp đầu tháng 11 vừa công bố, một nhóm nghiên cứu khai quật trên đảo nhỏ không người ở của Chrysi (nằm giữa biển Libya) trong hơn một thập kỷ đã khai quật được một kho báu 3.800 tuổi.
Kho báu chứa trang sức vàng, hạt thủy tinh, các chuỗi hạt và một số tiền của người Hy Lạp cổ đại.
Hình ảnh chụp từ trên cao của đảo Chrysi
Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy những bể cá cổ xưa và một lượng lớn bột Porphyry - một sắc tố màu tím được đánh giá cao của thế giới cổ đại có nguồn gốc từ ốc biển. Sau đó, màu này cũng được xem là dành riêng cho các hoàng đế La Mã.
'Số lượng vỏ vỡ được tìm thấy này cho thấy việc sản xuất thuốc bột nhuộm Porphyry xuất hiện rất sớm ở Địa Trung Hải', đại diện Bộ văn hóa nói.
Nhà khảo cổ học khai quật kho báu trên đảo Chrysi. Ảnh: AFP
'Điều này khiến kho báu trên trở thành một trong những kho báu quan trọng nhất (của nên văn minh Minos) từng được tìm thấy ở đảo Crete cho đến tận bây giờ', thông tin cho biết thêm.
Nền văn minh Minos, được đánh giá cao trong lĩnh vực hàng hải và chế tạo đồ đồng, phát triển mạnh mẽ trên đảo Crete và các đảo khác của vùng biển Aegea.
Nó tồn tại từ năm 2700 đến năm 1450 trước Công nguyên, trước khi bị thay thế bởi một nền văn minh khác.
Ngọc Trang
Theo vietnamnet.vn/Timesofmalta
Bàn thờ cổ Maya 1.500 năm tiết lộ bí mật bất ngờ về "Vua rắn" Các nhà khảo cổ phát hiện bàn thờ bằng đá chạm khắc kỳ công gần 1.500 năm tuổi ở thành phố La Corona, nằm sâu trong khu rừng nhiệt đới phía bắc Guatemala. Bàn thờ cổ Maya 1.500 năm tiết lộ bí mật bất ngờ về "Vua rắn" Theo tờ Live Science, bàn thờ đá được cho là di tích lâu đời nhất...