Phát hiện bức tường bí ẩn ngăn cách Hệ Mặt Trời với dải Ngân Hà
Tàu thăm dò vũ trụ của NASA đã phát hiện một “ bức tường” bí ẩn nằm ngay rìa của Hệ Mặt Trời, ngăn cách chúng ta với phần còn lại của Ngân Hà.
Trước tiên, điều cần nhớ rằng trong vũ trụ có vô vàn thiên hà, và thiên hà của chúng ta do ban đêm nhìn thấy như lấp lánh ánh bạc nên được người xưa gọi là Ngân Hà, tức Dòng sông Bạc.Hệ Mặt Trời của chúng ta chỉ là một nhóm rất nhỏ gồm Mặt Trời cùng chín hành tinh quay quanh, nằm trên một nhánh của Ngân Hà, vào khoảng 1/3 bán kính tính từ tâm ra ngoài. Thế nhưng mới đây, tàu thăm dò vũ trụ của NASA đã phát hiện một “bức tường” bí ẩn nằm ngay rìa của Hệ Mặt Trời, ngăn cách chúng ta với phần còn lại của Ngân Hà.
Khu vực hình bầu dục màu xanh thẫm, là “trái bong bóng” hay “bức tường” bao quanh bảo vệ cho Hệ Mặt Trời.
Khu vực có chứa bức tường này cách xa Trái Đất với khoảng cách gấp 100 lần khoảng cách từ Mặt Trời tới Trái Đất và là nơi các nguyên tử hydro không tích điện từ không gian giữa các ngôi sao gặp các hạt tích điện từ Mặt Trời rồi phát triển thành một “trái bong bóng” bao bọc lấy Hệ Mặt Trời. Đây được gọi là heliosphere, là vùng không gian mà tác động của gió mặt trời có ảnh hưởng đáng kể.
Còn tại điểm phân cách, được gọi là heliopause, người ta nghĩ rằng có một sự tích tụ hydro từ không gian giữa các vì sao làm cho các tia cực tím chiếu tới gặp phải “bức tường” đều bị phân tán.
Được biết, khoảng 30 năm trước đây, các phi thuyền Voyager 1 và 2 của NASAđã lần đầu tiên phát hiện ra bức tường này. Bây giờ thì đến lượt tàu thăm dò vũ trụ New Horizons mới tìm thấy bằng chứng mới về sự tồn tại của nó.
Video đang HOT
TS. Leslie Young thuộc Viện Nghiên cứu Tây Nam ở Colorado (Mỹ), phát biểu: “Cái mà chúng ta đang thấy giống như một ranh giới vô hình giữa Hệ Mặt trời và Ngân hà”.
Ngân Hà, tức thiên hà của chúng ta, với hình tròn nhỏ màu xanh là vị trí tương đối của Hệ Mặt Trời.
New Horizons đã phát hiện ra bức tường bằng cách nghiên cứu dữ liệu phổ kế Alice UV đo đạc được trong một khoảng thời gian dài 10 năm, từ 2007 đến 2017 và tìm thấy tia cực tím được gọi là Lyman-alpha, được tạo ra khi hạt năng lượng mặt trời chạm vào nguyên tử hydro.
Ánh sáng cực tím Lyman-alpha có trong khắp Hệ Mặt trời. Nhưng tại điểm phân cách heliopause, chúng có vẻ là một nguồn bổ sung xuất phát từ các bức tường hydro, tạo ra sự phát sáng lớn hơn. Việc các tia cực tím ở bên ngoài bức tường nhiều hơn so với bên trong đã chứng minh là nó đang bị bức tường làm cho phân tán và theo như phát biểu của NASA, đó có thể là dấu hiệu của một bức tường hydro, hình thành tại nơi gió giữa các vì sao chạm vào gió mặt trời.
Tàu thăm dò vũ trụ New Horizons trên đường thực hiện nhiệm vụ.
Tuy nhiên, lại có ý kiến cho rằng có thể một nguồn ánh sáng cực tím khác trong thiên hà của chúng ta đã làm cho bức tường này phát sáng. Vì vậy, để khẳng định, New Horizons sẽ còn phải tiếp tục tìm hiểu về bức tường cứ một năm khoảng hai lần. Tại một số điểm, New Horizons sẽ băng xuyên qua bức tường, và nếu bức tường thực sự có mặt thì lượng ánh sáng cực tím được phát hiện, sẽ giảm. Điều đó sẽ cung cấp thêm một số bằng chứng cho thấy bức tường thực sự hiện hữu.
Các tàu thăm dò Voyager 1 và 2 hiện đã vượt qua bức tường khá xa, vì vậy chúng không thể đóng góp gì thêm cho phát hiện này. Nhưng với New Horizons, sau 12 năm bôn ba, hiện chỉ cách Mặt trời một khoảng cách tương đương 42 lần khoảng cách từ Mặt Trời tới Trái Đất, và hiện đang trên đường khám phá một mục tiêu mới gọi là Ultima Thule và năm 2015, đã bay ngang qua sao Pluto ( Diêm vương). New Horizons sẽ tiếp tục nghiên cứu và chúng ta sẽ sớm biết chắc chắn liệu bức tường có hiện hữu hay không.
Thiện Hải
Theo Khám phá
Vật liệu mới giúp các phi hành gia ở lại trên Mặt trăng và sao Hỏa lâu hơn
Nhằm mục đích kéo dài thời gian lưu trú cho các phi hành gia trên Mặt trăng hoặc sao Hoả, NASA vừa tiết lộ đang phát triển một loại vật liệu mới giúp cung cấp năng lượng cho các sứ mệnh đặc biệt.
Tiết lộ từ NASA cho biết, vật liệu mới được phát triển dựa trên một chất gọi là perovskite.
Loại vật liệu mới trong phòng thí nghiệm của NASA.
Vật liệu này (perovskite) là một khám phá tương đối mới và nó có nhiều lợi thế cho công nghệ năng lượng Mặt trời. Perovskite không chỉ là một chất dẫn điện đáng kinh ngạc mà nó còn có thể được vận chuyển vào không gian dưới dạng chất lỏng, không giống như các tấm silicon phải được chế tạo trên Trái đất và sau đó được đưa lên vũ trụ.
Chỉ với một lít dung dịch, các phi hành gia sẽ có đủ nguyên liệu để tạo ra 1 megawatt năng lượng Mặt trời, nhiều năng lượng hơn mức cần thiết để chạy Trạm vũ trụ quốc tế.
Bên cạnh đó, việc lắp ráp pin Mặt trời trong không gian với vật liệu mới cũng sẽ đòi hỏi một công nghệ mới.
Thiết bị được biết sẽ hoạt động giống như một máy in phun giúp cho việc lắp ráp nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả. Nó đòi hỏi một vòi phun nhỏ để triển khai dung dịch perovskite dưới dạng một màng mỏng - mỏng hơn khoảng 250 lần so với tóc người - trên bề mặt hoạt động như cấu trúc cho bảng điều khiển.
Perovskite thực chất là một loại muối, nhược điểm lớn nhất của nó là không có khả năng xử lý độ ẩm, điều này gây khó khăn khi sử dụng trên Trái đất nhưng lý tưởng cho các nhiệm vụ trong không gian.
Hiện tại, mục tiêu của NASA là thiết lập sự hiện diện vĩnh viễn của con người trên cả Mặt trăng và sao Hỏa. Các điểm đến sau này cần thời gian lưu trú tối thiểu là hai năm.
Minh Long
Theo dantri.com.vn/Sputnik
Lý giải được tại sao trứng các loài chim có màu sắc khác nhau Sau khi phân tích về trứng của hơn 634 loài chim từ khắp nơi trên trái đất, các nhà sinh học Mỹ và Úc nhận thấy thấy màu sắc của vỏ trứng chim tùy thuộc vào nhiệt độ trung bình, độ ẩm và độ sáng của ánh sáng mặt trời trong môi trường mà chúng sinh sống. Đối với sự sống sót và...