Phát hiện bộ Linga – Yoni lớn nhất văn hóa Chăm ở núi Bút
Khai quật tháp núi Bút ở Quảng Ngãi, các nhà khảo cổ phát hiện bộ Linga – Yoni bằng đá lớn nhất từ trước đến nay của văn hóa Chămpa.
Sáng 6/5, tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ – Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi cho biết, sau một tháng khai quật tháp núi Bút, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều hiện vật có giá trị thuộc văn hóa Chămpa.
Trong đó, 109 hiện vật làm bằng các chất liệu: đất nung, gốm sứ có men, đá. Ngoài ra, còn có gần 2.000 mảnh vỡ hiện vật gồm gạch vỡ xếp gọn gần di tích, mảnh gốm, sành, sứ. Hai tượng Kinnari mất đầu và một phần cánh. Hai đầu tượng Nam thần không nguyên vẹn.
Đặc biệt nhất là bộ Linga – Yoni bằng đá có kích cỡ lớn: Linga có đường kính 40 cm, cao 43 cm; Yoni dài 168 cm, rộng 124,4 cm, dày 25,5 cm.
Bộ Linga – Yoni được các chuyên gia đánh giá thuộc loại lớn nhất của văn hóa Chămpa. Ảnh: T.T
Tiến sĩ Vũ Quốc Hiền – nguyên Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam – người chủ trì khai quật tháp núi Bút, đánh giá đây là bộ Linga – Yoni bằng đá gần như nguyên vẹn thuộc loại lớn nhất của văn hóa Chămpa cho đến nay. “Bộ Linga – Yoni này xứng đáng được công nhận là bảo vật quốc gia”, ông Hiền nhận định.
Sau khi khai quật, Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi xin ý kiến UBND tỉnh bảo tồn tại chỗ bộ Linga – Yoni. “Chúng tôi sẽ lựa chọn các phương án thiết kế để xây một ngôi đền theo kiến trúc Chămpa, đặt Linga – Yoni để người dân và du khách đến chiêm bái, thờ phụng”, Giám đốc Sở cho hay.
Núi Bút là một trong 10 thắng cảnh của Quảng Ngãi, tọa lạc ở phường Nghĩa Chánh, TP Quảng Ngãi. Tháp núi được cho là xây dựng khoảng thế kỷ XI, theo dạng tháp thân vuông, có 3 tầng trên với chiều cao khoảng 25 m, hầu hết phần tường tháp đã mất hoàn toàn.
Video đang HOT
Cấu trúc gồm cửa tháp dài 1 m, gian tiền sảnh dài 3,14 m, rộng 4,66 m. Tháp có 3 cửa giả rộng 3,90-4 m, dày 1,61-1,87 m và gian thờ hình vuông.
Giữa năm ngoái, UBND tỉnh Quảng Ngãi này phê duyệt cho một công ty xây dựng công viên núi nhằm giữ gìn, tôn tạo cảnh quan.
Quá trình khảo sát, ngành văn hóa phát hiện dấu hiệu của đền tháp Chămpa trên đỉnh núi. Sau đó, UBND tỉnh cho khai quật khảo cổ khẩn cấp tháp núi Bút trên diện tích 400 m2.
Việc phát lộ phế tích tháp núi Bút cũng như những hiện vật Chămpa tại đây được cho có ý nghĩa quan trọng trong việc làm sáng tỏ một giai đoạn lịch sử quan trọng ở Quảng Ngãi và khu vực miền Trung.
Thạch Thảo
Theo VNE
Khai quật hai mộ cổ gần 2.000 năm ở Quảng Ninh
Hai ngôi mộ cổ vừa phát hiện tại Quảng Ninh được nhà chức trách nhận định có niên đại 1.800 - 2.000 năm.
Bảo tàng Quảng Ninh đang phối hợp với các chuyên gia thuộc Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội khai quật 2 ngôi mộ cổ vừa được phát hiện tại phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh).
Trước đó, ngày 16/11, trong lúc đào móng xây dựng bờ kè cổng trường mầm non Sao Mai, phường Mạo Khê, đơn vị thi công phát hiện 2 ngôi mộ bằng gạch có kiến trúc mái vòm, phía trong có những ngách hang vòm.
Hai ngôi mộ nằm sâu khoảng 2m dưới lòng đất. Ngôi thứ nhất nằm trước cổng trường mầm non Sao Mai, ngôi mộ thứ hai cách đó hơn 20 m. Phía trong ngôi mộ có khá nhiều mảnh chậu gốm có hoa văn đã bị vỡ.
Việc đào móng công trình nhà trẻ phải dừng lại để bàn giao cho các cơ quan nghiên cứu, khai quật khảo cổ.
Cuối tháng 11, Bảo tàng Quảng Ninh phối hợp với các chuyên gia thuộc Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội tiến hành khai quật 2 ngôi mộ này.
Mộ cổ được xây bằng gạch rất khít nhau, những viên gạch còn khá chắc chắn.
Do thời gian, một phần nóc ngôi mộ thứ nhất bị vỡ.
Vỏ bao, vôi trắng ở bên ngoài rơi vào bên trong mộ.
Những viên gạch của ngôi mộ cổ thứ hai nằm ngồn ngang cách ngôi mộ cổ thứ nhất hơn 20m. Ngôi mộ này nằm dưới bờ tường của trường mầm non Sao Mai. Trao đổi với Vnexpress, ông Kiều Đinh Sơn, Giám đốc Bảo tàng Quảng Ninh, cho biết theo nhận định ban đầu, những ngôi mộ này thuộc thời Đông Hán, có niên đại 1.800 - 2.000 năm. "Chúng tôi đang khai quật ở bề mặt chưa đụng chạm vào bên trong. Thời gian khai quật còn phải căn cứ vào hiện trường, tối thiểu cũng phải một tháng", ông Sơn thông tin.
Máy xúc được điều động cào đất bề mặt và khu vực xung quanh.
Minh Cương
Theo VNE
Phát hiện đĩa cổ ở nơi nghi chôn cất vua Quang Trung Một chiếc đĩa cổ nằm ở độ sâu 1,5 m vừa được các nhà khảo cổ tìm thấy tại hố đào thăm dò khu vực gò Dương Xuân, nơi nghi chôn cất vua Quang Trung. Sáng 12/10, đoàn thăm dò khảo cổ học đã phát hiện một đĩa ngọc tại hố đào trước chùa Vạn Phước (Trường An, TP Huế). Chiếc đĩa có...