Phát hiện bình sữa cổ đại cho em bé… 3.000 năm tuổi
Một chiếc bình nhỏ bằng đất sét dùng để cho trẻ nhỏ uống sữa bò, dê hay cừu có niên đại từ thời Đồ Đồng cách đây hơn 3.000 năm đã được các nhà khoa học công bố.
Em bé thời hiện đại đang dùng bình sữa cổ đại.
Các nhà khoa học cũng cho rằng, dù không chắc chắn, từ thời Đồ Đá cách đây 5000 năm cũng có thể đã sử dụng bình sữa.
Bình sữa cổ đại thời Đồ Đồng có hình dáng của 1 chiếc bát với đường kính khoảng 5cm và gắn 1 chiếc vòi nhỏ để chất lỏng có thể chảy qua.
Chiếc bình này được tìm thấy trong hầm mộ thời đồ Đồng ở Bavaria (miền Nam nước Đức) và được chôn cùng với hài cốt của 1 đứa trẻ trong độ tuổi 1-2.
Phân tích hóa học chất tìm thấy trong chiếc bình này cho thấy đó là dấu vết của sữa từ động vật đã được thuần hóa. Họ không xác định được sữa của loài vật nào.
2 chiếc bình khác tương tự được phát hiện trong các ngôi mộ của trẻ nhỏ niên đại Đồ Sắt (2800 – 2450 năm) cũng có chứa axit béo của động vật nhai lại.
Phát hiện này đã khiến các nhà nhân chủng học phải đánh giá lại sự phát triển của con người trong nhiều thế kỷ qua.
Bộ sưu tập bình sữa thời Đồ Đồng từ Vienna, Oberleis, Vsendorf và Franzhausen-Kokoron (từ trái sang phải), có niên đại khoảng 1200 – 800 năm trước công nguyên.
Nó được cho là đồ dùng của trẻ nhỏ thời tiền sử trong những tháng và năm đầu đời song song với bú mẹ.
Giả thiết này gắn chặt với niềm tin rằng ở thời kỳ săn bắn, các bà mẹ sẽ ở nhà nuôi con trong khi các ông bố ra ngoài để kiếm thức ăn.
Phân công lao động này đã được duy trì tới tận thời hiện đại khi mà trẻ có thể được cho ăn bằng bình, sữa bột và các thực phẩm khác.
Trưởng nhóm nghiên cứu, TS Julie Dunne, ĐH Bristol, cho biết: “Những chiếc bình rất nhỏ và xinh xắn này gợi cho chúng tôi những thông tin về cách đứa trẻ ăn và ăn gì từ cách đây hàng ngàn năm, cũng như cung cấp một kết nối thực sự giữa những người mẹ và những đứa trẻ thời xa xưa”.
Những thực phẩm bổ sung hay thay thế sữa mẹ trong chế độ ăn của trẻ nhỏ thời tiền sử cho đến nay vẫn là một bí mật.
Người ta tin rằng sữa động vật bắt đầu được sử dụng cho con người là từ châu Âu. Đầu năm nay, một nghiên cứu mảng bám răng của người cổ đại cho thấy từ thời đồ Đá (cách đây 6.000 năm) đã sử dụng sữa động vật.
Và giờ đây, TS Dunne và các cộng sự đã tìm thấy dấu vết của sữa động vật trong những “bình” bé xíu dành cho trẻ nhỏ.
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature đã làm sáng tỏ cách thức cai sữa của người tiền sử. Bởi những chiếc bình nhỏ vừa vòng tay trẻ với vòi rót đủ để trẻ ngậm và hút sữa từ trong bình.
Những chiếc bình 5.000 năm tuổi thời đồ Đá mới cũng được sử dụng làm bình sữa cho trẻ em
Các nhà nghiên cứu đều cho rằng người cổ đại đã cho trẻ ăn sữa động vật để thay thế sữa mẹ hoặc như một thực phẩm bổ sung.
Trước đó, các bằng chứng về cai sữa ở trẻ em cổ đại đều chỉ thông qua phân tích đồng vị trong xương của trẻ. Và kết quả này chỉ có tính khái quát chứ không thể xác định được trẻ đã ăn uống gì.
Theo Dân trí
96% dân số thế giới có thể bị giảm trí thông minh vì biến đổi khí hậu
Các nhà khoa học cho rằng nếu biến đổi khí hậu tiếp tục tăng cường, vào năm 2100, 96% dân số thế giới có thể sẽ không hấp thụ đủ axit béo omega-3, thành phần quan trọng trong sự phát triển của não.
Nếu thực sự biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu khiến cho con người không thể hấp thụ đủ lượng axit béo omega-3 thì điều đó thật đáng sợ, vì rất có thể các thế hệ về sau này, con người sẽ ngày càng "ngu đi".
Con người không thể tự tổng hợp được DHA
Có 3 loại axit béo omega-3 phổ biến nhất đó là Eicosapentaenoic axit (EPA), Docosahexaenoic ( DHA) và Alpha lipoic acid (ALA).
Đây là loại axit béo dồi dào trong não động vật có vú và đóng vai trò quan trọng trong các quá trình sinh lý như bảo vệ thần kinh, nuôi dưỡng tế bào và chống viêm, chúng chiếm tới 20% trong vỏ não của con người.
Hiện nay, mọi người rất quan tâm đến việc bổ sung DHA. Từ góc độ của các nhà khoa học họ tin rằng sự phát triển ở não của con người không chỉ phụ thuộc vào DHA, mà còn cả tám chất dinh dưỡng chính như protein, taurine, axit béo, sắt, kẽm, i-ốt, selen và vitamin B.
Tuy nhiên, điểm đặc biệt của DHA là mặc dù axit béo này rất cần thiết cho sự phát triển thần kinh và sức khỏe nhưng con người không thể tự tổng hợp được chúng mà phải bổ sung qua việc tiêu thụ cá hoặc bổ sung dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
DHA chiếm tới 20% trong vỏ não của con người.
Những nguồn DHA sẵn có đang giảm dần
Theo thông tin từ Sina, Tiffany Colombo - một nhà khoa học tại Đại học Dalhousie ở Canada, Tim Rogers của Đại học Toronto và các đồng nghiệp của họ từ Đại học Ryerson và Đại học Toronto, đã phát triển một mô hình toán học tính toàn nguồn DHA sẵn có sẽ bị thay đổi như thế nào theo kịch bản nóng lên toàn cầu.
Trong chuỗi thức ăn thủy sản, DHA chủ yếu được sản xuất bởi tảo và quá trình phản ứng sinh hóa tạo ra DHA, quá trình này rất nhạy cảm với những thay đổi nhỏ về nhiệt độ.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nếu sự nóng lên toàn cầu tiếp tục tăng mạnh, sự suy giảm nguồn sản xuất DHA trong tự nhiên cùng với sự gia tăng dân số có thể dẫn đến 96% dân số thế giới không thể có đủ DHA từ những loại hải sản trong tự nhiên.
Đối với các quốc gia và khu vực có sản lượng cá lớn nhưng dân cư thưa thớt như Greenland, Na Uy, Chile và New Zealand, cư dân vẫn có thể có cơ hội tiêu thụ đủ lượng DHA cần thiết hàng ngày hàng ngày (100 mg).
Ngược lại, ở quốc gia Đông Á và Đông Nam Á (như Trung Quốc, Nhật Bản và Indonesia...) và hầu hết các nước châu Phi, tới năm 2100 sẽ không có đủ lượng DHA tối thiểu cho nhu cầu để tiêu thụ mỗi ngày.
Colombo và Rogers kết luận: "Theo mô hình toán học của chúng tôi, sự nóng lên toàn cầu sẽ dẫn đến sự sụt giảm từ 10% đến 58% lượng DHA trên toàn thế giới trong 80 năm tới".
Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ ở 96% dân số thế giới
Phôi thai và trẻ nhỏ sẽ là đối tượng phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất
Các nhà nghiên cứu cho biết, sự suy giảm DHA sẽ có những tác động đặc xấu tới quá trình phát triển của con người đặc biệt là đang trong giai đoạn phát triển như phôi thai và trẻ em cũng như những loài động vật có vú ăn thị ở vùng cực.
Để dự đoán sản lượng DHA hàng năm ở tất cả những khu vực đánh cá của Liên Hiệp Quốc trên toàn thế giới, nhóm nghiên cứu đã sử dụng cơ sở dữ liệu của dự án "Đại dương xung quanh chúng ta", cung cấp dữ liệu thủy sản tái cấu trúc để giúp đánh giá tác động của việc đánh bắt đối với hệ sinh thái biển.
Sự nóng lên được dự đoán bằng cách sử dụng kịch bản nóng lên toàn cầu được nêu trong báo cáo đánh giá thứ năm của Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc.
Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng báo cáo một phát hiện bất ngờ khác, đó là sự suy giảm sản xuất DHA ở các khu vực đánh cá nước ngọt đang có sự suy giảm rõ ràng hơn so với các khu vực đánh bắt cá biển.
Do đó, sự suy giảm về lượng DHA sẵn có trong tự nhiên có thể có tác động lớn hơn đối với một số khu vực, đặc biệt là trong khu vực nội địa của Châu Phi.
Theo Trí thức trẻ
Bất ngờ với xu hướng tiến hóa mất ngà của loài voi trước nạn săn trộm Voi Châu Phi không có ngà là một minh chứng đáng kinh ngạc cho sự tiến hóa và chọn lọc tự nhiên để bảo vệ loài này khỏi nạn săn trộm ngà voi trên thế giới. Theo thống kê, vào năm 1990 có khoảng 2500 con voi sống ở Công viên Quốc gia Gorongosa ở Mozambique, nhưng 90% đã bị diết trong cuộc...