Siêu máy tính có thể tạo ra hàng triệu vũ trụ ảo
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Arizona với siêu máy tính của mình có thể tạo ra hàng triệu vũ trụ mini để phục vụ nghiên cứu. Nó có thể cung cấp nhiều câu trả lời về sự tiến hóa của các thiên hà.
Siêu máy tính Ocelote của trường Đại học Arizona được xem như một công cụ có thể tạo ra hàng triệu vũ trụ mini để xem chúng phù hợp với vũ trụ thực sự như thế nào.
Các nhà khoa học vừa tìm cách tạo ra hàng triệu vũ trụ ảo để phục vụ nghiên cứu.
Thay vì cố gắng miêu tả mọi sắc thái của toàn vũ trụ (ngay cả một thiên hà được mô hình hóa hoàn toàn sẽ đòi hỏi quá nhiều sức mạnh tính toán), nhóm nghiên cứu đã nghĩ ra một hệ thống có sức mạnh vừa đủ để mở rộng từ siêu tân tinh thành một “khối lớn” của không gian quan sát được.
Mỗi vũ trụ ảo có một bộ quy tắc khác nhau và chủ yếu là xem các mô phỏng nào xếp hàng gần nhất với dữ liệu thực. Việc “sản xuất” khoảng 8 triệu vũ trụ mô phỏng thậm chí chỉ mất khoảng ba tuần.
Video đang HOT
Cách tiếp cận không chỉ giúp hiểu được các thiên hà phát triển như thế nào, mà còn thách thức các lý thuyết hiện có. Để bắt đầu, các thiên hà có thể tạo ra các ngôi sao lâu hơn đáng kể so với suy nghĩ trước đây.
Sự hình thành sao đáng lẽ đã kết thúc từ lâu dưới các mô hình hiện có và vật chất tối có thể không quá thù địch với sự hình thành đó trong thời kỳ đầu của vũ trụ.
Minh Long
Theo Engadget
Vệ tinh không chỉ dẫn đường, giám sát thiên tai mà đã có thể dự đoán khi nào một cây cầu sắp sập
Vệ tinh không chỉ dẫn đường, giám sát thiên tai mà đã có thể dự đoán khi nào một cây cầu sắp sập.
Hình ảnh vệ tinh có thể giúp bạn dễ dàng di chuyển trên đường nhờ các ứng dụng như Google Maps. Nhưng các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm phản lực của NASA và các nhà khoa học tại ĐH. Bath (Anh) tin rằng, hình ảnh vệ tinh cũng có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác rất quan trọng, ví dụ như phân tích cấu trúc cây cầu và phát hiện các nguy cơ sập cầu tiềm ẩn.
Khi nói đến các dự án cơ sở hạ tầng lớn như cầu, cống, chính quyền các đô thị thường kiểm tra và bảo trì thường xuyên để phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra. Tuy nhiên rõ ràng hoạt động bảo trì đòi hỏi những khoản đầu tư lớn cả về vật liệu và nhân lực. Đó là chưa kể có nhiều chi tiết nhỏ nếu bị bỏ qua vẫn sẽ dẫn đến những thảm kịch như thường.
Trong những năm gần đây, sự gia tăng của các mạng dữ liệu di động và không dây đã cho phép con người có thể giám sát các cây cầu từ xa. Trên những cây cầu cũng có đặt các cảm biến và tự động báo cáo những chuyển động nhỏ nhất, giúp chúng ta nắm được độ an toàn của cấu trúc.
Mặc dù vậy những cảm biến này không thể phát hiện được hết những điều bất thường ở những nơi không có gắn cảm biến. Trong khi đó, việc bố trí cảm biến trên khắp một cây cầu rõ ràng là một bài toán nan giải về chi phí.
Do đó nghiên cứu mới nhất của NASA và Đại học Bath hứa hẹn sẽ cung cấp một cách thức hoàn hảo để phát hiện sớm nguy cơ sập cầu.
Theo đó, nhóm nghiên cứu sử dụng một loạt hình ảnh radar độ phân giải cao của cây cầu chụp từ không gian. Từ đó họ sẽ tạo ra mô hình 3D chi tiết về cấu trúc của cây cầu với độ chính xác tính bằng mm. Sau đó, nhóm nghiên cứu tiếp tục phân tích mô hình này bằng một thuật toán giúp phát hiện sớm các chuyển động bất thường, cong vênh trên toàn bộ cấu trúc, không chỉ riêng những điểm đã được cảm biến theo dõi.
Vào tháng 8/2018, một phần của cầu Morandi ở Genova, Ý bị sập làm 43 người thiệt mạng. Các nhà nghiên cứu đã áp dụng các kỹ thuật mô hình và thuật toán với hình ảnh vệ tinh chụp trong suốt 15 năm về cây cầu. Cuối cùng họ phát hiện thấy đã có dấu hiệu cong vênh và biến dạng bất thường trong cấu trúc cầu trước khi nó bị sập.
Chính vì những lợi ích như vậy, nhóm nghiên cứu hy vọng kỹ thuật mới sẽ giúp báo hiệu nguy cơ sập cầu từ trước để các cơ quan chức năng kịp thời cấm đường để bảo vệ tính mạng cho mọi người.
Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất sử dụng kỹ thuật này để giám sát các dự án xây dựng, các tòa nhà và các khối kiến trúc nằm gần các công trình. Thậm chí phương pháp này có thể ứng dụng để theo dõi các dự án diễn ra dưới lòng đất, chẳng hạn như các dự án đào hầm.
Tham khảo Gizmodo
Theo Trí Thức Trẻ
Chạm trán cá mập nguyên thuỷ siêu khổng lồ dưới biển sâu Các nhà đại dương học đã có một khoảnh khắc rợn người khi chạm trán sát sạt với một con cá mập "cổ đại" to gấp đôi tàu ngầm của họ. Các hình ảnh được thủy thủ đoàn của tàu ngầm Nadir ghi lại cho thấy con cá mập sáu mang dài 6 mét bơi xuyên qua lớp cát, trước khi tiến lại...