Phát hiện biệt thự 1.500 năm tuổi hiếm hoi ngay trong trang trại gia đình
Căn biệt thự chứa đựng một phần lớn lịch sử đang ẩn giấu bên dưới trang trại này ở Anh trong nhiều thế kỷ.
Phát hiện biệt thự 1.500 năm tuổi hiếm hoi ngay trong trang trại gia đình
Jim Irvine sinh sống ở Rutland, East Midlands đang đi vòng quanh trang trại của gia đình mình thì nhận thấy một số mảnh vụn kỳ lạ. Lần theo dấu vết và tìm kiếm trên Google Earth, Jim Irvine đã phát hiện ra căn biệt thự từ thời La Mã mà các chuyên gia đánh giá nó ẩn chứa một phần lịch sử quan trọng.
Jim Irvine cho biết: “Tôi nhận thấy những mảnh gốm, vỏ sò, mái ngói La Mã màu cam. Tôi đã tìm kiếm thêm thông tin và tham khảo ý kiến của một bảo tàng địa phương trước khi quyết định đào một cái rãnh dài khoảng 2,4 mét”.
Đây là một bức tranh khảm hiếm mô tả cảnh trong ‘The Llliad’ của Homer, bức tranh đầu tiên tìm thấy ở Anh và là một trong số ít những bức tranh La Mã ở châu Âu.
Bức tranh mô tả câu chuyện của nhà thơ Hy Lạp cổ đại Homer về anh hùng Achilles và trận chiến của anh với Hector ở phần cuối của Cuộc chiến trojan.
Video đang HOT
Tác phẩm nghệ thuật khoảng 1.500 năm tuổi tạo nên bức tường trong khu biệt thự La Mã. Đáng chú ý, bên cạnh bức tranh có nhiều hài cốt của con người giữa đống đổ nát.
Tranh khảm thường được sử dụng trong cả các toà nhà công cộng, biệt thự gia đình trong Đế chế La Mã. Trong khi các bức tranh khảm thường mô tả các nhân vật trong lịch sử và thần thoại, bức tranh tìm thấy ở Rutland độc đáo hơn vì nó mô tả tác phẩm kinh điển của Homer.
Theo các chuyên gia, căn biệt thự từng thuộc về gia đình giàu có, có kiến thức về văn học cổ điển.
John Thomas của Đại học Leicester, người quản lý dự án về cuộc khai quật cho biết: “Đây là khám phá bức tranh khảm La Mã thú vị nhất ở Anh. Bức tranh hiếm có cho chúng ta những cái nhìn mới mẻ về thái độ của con người vào thời điểm đó, mối liên hệ của họ với văn học cổ điển và về cá nhân đã sở hữu tác phẩm này. Đây là một người có kiến thức về văn học cổ điển, kinh điển, người giàu có nhiều tiền để thực hiện được một bức tranh chi tiết như vậy”.
Gia đình Jim Irvine đã sinh sống và làm việc trên mảnh đất này trong suốt ba thập kỷ mà không hề biết đến ‘kho báu lịch sử’ chôn bên dưới. Bản thân Jim Irvine là một kỹ sư, anh giải thích rằng những người nông dân làm việc ở trang trại rất bận rộn, phải tập trung vào công việc nên họ không để ý quá nhiều đến việc có gì bên dưới lớp đất.
Duncan Wilson, Giám đốc điều hành Bảo tàng lịch sử Anh cho biết: “Việc phát hiện ra một bức tranh khảm hiếm có và biệt thự La Mã là đáng chú ý. Những khám phá như thế quan trọng trong việc tìm hiểu lịch sử. Bằng cách bảo vệ địa điểm khai quật này, chúng tôi có thể tiếp tục học hỏi, mong đợi những cuộc khai quật khác trong tương lai, để biết thêm về những người đã sống ở đây khoảng hơn 1.500 năm trước”.
Ông chú vay tiền đi mua tấm 'áo choàng rách', chuyên gia cảnh báo: Thứ này tuyệt đối không khoác lên người!
Khi hiểu về giá trị thật sự của tấm vải này, chú Tần đã cảm thấy "lạnh người", may mắn là chú chưa một lần khoác nó.
Ở Bắc Kinh, có một người chú họ Tần, chú đặc biệt thích sưu tập cổ vật, những tác phẩm nghệ thuật đó là báu vật trong mắt chú. Ngoài ra, chú Tần cũng làm ở các cơ quan văn hóa nên vẫn có chút hiểu biết về cổ vật.
Năm 2005, chú Tần tới một cuộc đấu giá, tại đây, chú Tần chú ý đến một chiếc áo choàng đã cũ và còn có chỗ đã rách, sờn vải. Chú đã quan sát rất kỹ, căn cứ vào kinh nghiệm của một người đam mê cổ vật, chú biết đây không phải thứ tầm thường.
Suy nghĩ đắn đo hồi lâu chú quyết định: "Mình phải mua bằng được chiếc áo này!" Tuy nhiên, giá được chủ hàng rao bán lên đến 90.000 NDT, trong khi chú chỉ có chưa đến một nửa số tiền kia.
Toàn bộ áo choàng chú Tần đã mua. (Nguồn: Toutiao)
Chú Tần quyết định vay mượn bạn bè số tiền 50.000 NDT để mua chiếc áo này. Khi mang về đến nhà, vợ chú biết chuyện đã vô cùng tức giận và không tiếc lời trách móc sự bồng bột của chồng. Rốt cuộc chiếc áo choàng không có giá trị gì trong mắt vợ lại có giá đến 90.000 NDT.
Có thời gian nghiên cứu kỹ hơn, chú Tần phát hiện bên trong áo còn có một lớp vải sa tanh màu vàng có in kinh tiếng Phạn. Chiếc áo này quả là không tầm thường, chú đã tìm đến người quản lý của Bảo tàng Cố Cung, sau khi thẩm định, vị này khẳng định "áo choàng rách" này thực sự là một món đồ của hoàng gia!
Vị chuyên gia cho biết, dòng chữ in trên áo là "Kinh Dharani", thời cổ đại, người bình thường không thể sử dụng, phải là người giàu có, quyền quý mới có thể tiếp cận loại kinh này.
Các chuyên gia được chú Tần mời đến để thẩm định. (Nguồn: Kknews)
Áo còn phản ánh nghề thêu thủ công rất tinh xảo của các bậc tiền nhân với những họa tiết vô cùng tinh xảo. Áo được dệt từ nhung hươu và tơ tằm thật - là loại vải tốt nhất, cao cấp nhất của giới hoàng tộc
Sau khi đem đi thẩm định, các chuyên gia đã trả lời cho chú Tần rằng tấm vải của chú là vải liệm (vải quấn lên người đã chết) được sử dụng độc quyền bởi hoàng gia nhà Thanh - hơn nữa còn là tấm vải liệm của hoàng đế Càn Long, vì thế mà giá trị của chiếc áo choàng đã được nâng lên gấp bội.
Chuyên gia cũng cảnh báo chú Tần đây không phải áo choàng và cũng không nên khoác thứ này lên người, dù sao đây cũng là vải liệm của người chết.
Năm 2010, chú Tần đem tấm vải này ra bán đấu giá, "áo choàng rách" ban đầu được mua với giá 90.000 NDT cuối cùng đã biến thành bảo vật 130 triệu NDT, không quá lời khi nói rằng "áo choàng rách" đã thay đổi vận mệnh của cả một gia đình!
Chàng trai 'điêu khắc' bánh cưới như tác phẩm nghệ thuật Hoàng Anh (sinh năm 1990) đã thử nghiệm thành công với phương pháp "điêu khắc" trên bánh, cho ra nhiều tác phẩm sống động.