Phát hiện biến thể gene giúp người mắc COVID-19 giảm chuyển nặng
Một nhóm nhà khoa học quốc tế, do Viện Karolinska (Thụy Điển) dẫn đầu, đã phát hiện một biến thể gene có khả năng giúp các bệnh nhân mắc COVID-19 giảm nguy cơ chuyển nặng.
Kết quả nghiên cứu đăng tải ngày 17/1 trên tạp chí khoa học Nature Genetics được cho là có thể mở ra hướng đi mới trong nghiên cứu, phát triển liệu pháp điều trị COVID-19.
Hình ảnh virus SARS-CoV-2 do Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ đăng phát ngày 3/2/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Các nhà khoa học đã xác định chính xác biến thể này bằng cách nghiên cứu những người có nguồn gốc tổ tiên khác nhau, từ đó tìm ra biến thể gene bảo vệ, được xác định là “rs10774671 G”. Nghiên cứu có sự tham gia của 2.787 bệnh nhân gốc Phi mắc COVID-19 và 130.997 người trong nhóm đối chứng từ 6 nghiên cứu đoàn hệ (Cohort study) – loại nghiên cứu được các nhà dịch tễ học áp dụng để truy tìm nguyên nhân của bệnh hoặc tìm các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh.
Video đang HOT
Các nhà khoa học đã so sánh nghiên cứu này với một nghiên cứu được tiến hành trước đây – có quy mô lớn hơn với đối tượng tham gia là người gốc châu Âu, để đưa ra kết luận. Kết quả cho thấy 80% số người tham gia nghiên cứu mang biến thể bảo vệ trên.
Các nghiên cứu trước đây trên chủ yếu tập trung vào những người có tổ tiên châu Âu, phát hiện ra rằng việc mang một đoạn ADN cụ thể này giúp giảm 20% nguy cơ bệnh chuyển nặng khi mắc COVID-19. Theo các nhà khoa học, đoạn ADN này có thể mã hóa gene trong hệ thống miễn dịch và được di truyền từ người Neanderthal cổ đại. Tuy nhiên, vùng ADN này chứa rất nhiều biến thể di truyền, khiến các nhà khoa học gặp khó khăn trong việc phân loại biến thể bảo vệ một cách chính xác.
Do đó, trong nghiên cứu mới này, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu những người có tổ tiên châu Phi, không có mối liên kết với người Neanderthal. Từ việc đối chiếu giữa hai nhóm người, các nhà khoa học có thể chỉ ra biến thể nào trong ADN thực sự có tác dụng bảo vệ cơ thể trước COVID-19.
Gần đây, các nhà khoa học Đại học Y Bialystok của Ba Lan cũng đã phát hiện một gene được cho là có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh COVID-19 trở nặng. Phát hiện này sẽ giúp các bác sĩ xác định người có nguy cơ chuyển nặng cao nhất khi mắc COVID-19.
Các nhà khoa học phát hiện rằng gene này là nhân tố quan trọng thứ 4 trong xác định mức độ nghiêm trọng khi một người mắc COVID-19, sau độ tuổi, cân nặng và giới tính. Nhiều nghiên cứu khác cũng đã cho thấy tầm quan trọng của các yếu tố di truyền trong xác định xu hướng biến chuyển của bệnh COVID-19. Tháng 11/2020, các nhà khoa học Anh cũng đã xác định một gene có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ viêm phổi nặng do mắc COVID-19.
Hãng Pfizer mở rộng sản xuất thuốc đặc trị COVID-19 ở Pháp
Hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ ngày 17/1 thông báo sẽ bổ sung một cơ sở sản xuất thuốc kháng virus COVID-19 tại Pháp như một phần trong kế hoạch đầu tư 520 triệu euro (594 triệu USD) ở nước này trong 5 năm tới.
Thuốc Paxlovid điều trị COVID-19 do hãng dược phẩm Pfizer sản xuất tại Freiburg, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Quyết định trên nằm trong chiến lược của Pfizer nhằm đẩy mạnh sản lượng của paxlovid - thuốc đặc trị COVID-19, trên toàn cẩu. Theo dữ liệu thử nghiệm lâm sàng, paxlovid có hiệu quả lên tới gần 90% trong việc ngăn bệnh nặng phải nhập viện và tử vong ở những bệnh nhân có nguy cơ cao.
Theo hãng Pfizer, kế hoạch đầu tư ban đầu sẽ liên quan đến việc sản xuất các hoạt chất dược phẩm (API) cho paxlovid tại một nhà máy của hãng dược Novasep (Pháp), trước khi mở rộng sang các cơ sở khác của Novasep trong năm tới.
Cụ thể, Pfizer cho biết Novasep sẽ sản xuất API dùng trong mạng lưới sản xuất của Pfizer để tạo ra 120 triệu liệu trình điều trị trong năm 2022. Paxlovid đã được Mỹ cấp phép sử dụng khẩn cấp hồi tháng 12/2021 và đang được xem xét để cấp phép ở Liên minh châu Âu (EU).
Dự kiến nhà máy của Novasep ở Mourenx, Tây Nam nước Pháp, sẽ được tích hợp vào chuỗi cung ứng paxlovid toàn cầu của Pfizer vào quý III/2022 trước khi mở rộng sản xuất sang các cơ sở khác của Novasep vào năm sau.
Theo Pfizer, hiện còn quá sớm để dự báo về sản lượng của Novasep. Hiện hãng dược phẩm Mỹ cũng đang sản xuất paxlovid ở nhiều nơi khác trên thế giới, như Ireland và Italy.
Mỹ mua bổ sung 500.000 liều Evusheld Nhà sản xuất dược phẩm AstraZeneca (Anh-Thụy Điển) ngày 12/1 cho biết Chính phủ Mỹ đã nhất trí mua thêm 500.000 liều hỗn hợp kháng thể Evusheld để điều trị cho các bệnh nhân COVID-19. Chính phủ Mỹ đã nhất trí mua thêm 500.000 liều hỗn hợp kháng thể Evusheld để điều trị cho các bệnh nhân COVID-19. Ảnh minh họa: Reuters Theo...