Phát hiện bệnh sởi trên bệnh nhi ở Quảng Trị
Ngày 19.4, tại khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị ghi nhận một trẻ bị nhiễm bệnh sởi. Đó là trường hợp của cháu Đ.D.M (8 tháng tuổi, ở xã Trung Sơn, huyện Gio Linh).
Bệnh nhi nhiễm sởi đang được chăm sóc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị
Trước đó, qua xét nghiệm đã có một trường hợp dương tính với vi rút sởi, hiện bệnh nhân này đang trong giai đoạn hồi phục. Đây được xem là những ca nhiễm bệnh sởi đầu tiên tại tỉnh Quảng Trị thời gian qua.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Luyến, Phó khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, bệnh sởi đang có những diễn biến phức tạp ở các tỉnh thành phía bắc. Trước tình hình đó, tại khoa Nhi của bệnh viện đã triển khai các biện pháp nhằm chủ động chữa trị kịp thời cho trẻ, đồng thời lên các phương án đề phòng bệnh lây lan…
Hiện ngành y tế tỉnh Quảng Trị cũng huy động các nguồn nhân lực, thiết bị y tế nhằm hỗ trợ tích cực người dân khi xuất hiệndịch bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân khi phát hiện trẻ có biểu hiện của bệnh sởi như sốt, ho, phát ban…, cần đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm cho trẻ và lây lan cho cộng đồng.
Theo TNO
Video đang HOT
Đã có 116 bệnh nhi đã tử vong do sởi và biến chứng sởi
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng Bộ không giấu dịch sởi, không công bố dịch sởi không đồng nghĩa là không có dịch.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long (đứng)
Chiều 18/4, thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã cho rằng: Bộ Y tế không hề giấu dịch sởi, trước đó vào cuối năm 2013 Bộ đã thông báo có dịch sởi và yêu cầu tất cả các trẻ em từ 2 tuổi trở xuống phải tiêm phòng đầy đủ để phòng chống.
Thứ trưởng cũng cho hay trước đó vào tháng 5/2013, Bộ Y tế đã có thông báo cả nước phòng chốngdịch sởi trên cả nước và yêu cầu phải tiêm vét cho toàn bộ các trẻ em đến độ tuổi tiêm phòng sởi.
"Chúng ta đã lường trước cho việc này, đúng là chúng ta đang có chuyện nóng về mặt chỉ đạo, lạnh về mặt thực hiện. Vào sáng ngày mai chúng tôi sẽ công bố danh sách các tỉnh trong tiêm phòng và sáng thứ 2 sẽ có những buổi giao lưu trực tuyến trên các báo với các bạn có những câu hỏi về tình hình dịch sởi hiện nay".
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu thực hiện khám sàng lọc, phân loại bệnh nhân và thường xuyên hướng dẫn người chăm sóc trẻ thực hiện các biện pháp phòng bệnh để hạn chế lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Đồng thời, các địa phương hoàn thành tiêm vét vaccine sởi trong tháng 4.
"Công bố hay không công bố? Chúng ta phải làm rõ, việc không công bố không có nghĩa là không có dịch" - Thứ trưởng khẳng định.
Trả lời về việc Bộ vừa cấp 10 máy thở cho các bệnh viện lớn trong đó cả 10 máy đều trục trặc, không sử dụng ngay được. Thứ trưởng Thanh Long cho rằng:
"Tất cả các máy đó đang được nằm trong kho lâu nay, mục đích để cho việc dự trữ phòng chống quốc gia nhưng hiện nay do tình hình quá nóng nên đã gửi công văn xuất máy để các bệnh viện sử dụng nên đương nhiên máy để lâu phải có trục trặc".
Tới chiều 18/4, Bộ Y tế đã công bố đã có 116 bệnh nhi tử vong do sởi và biến chứng sởi. Ông Nguyễn Văn Kính - Viện trưởng viện lâm sàng bệnh viện nhiệt đới Trung ương cho rằng các cháu bé nhiễm sởi đã được điều trị đúng phác đồ, nhưng năm nay những cháu bé chưa đến tháng tiêm phòng sởi, dưới 9 tháng bị bội nhiễm sởi nên con số tử vong liên quan đến sởi tăng đột biến.
"Con số 25 là thực sự chết do sởi, còn con số sau 108 trường hợp chết là do sởi và liên quan đến sởi chứ không phải là Bộ Y tế giấu dịch. Cho đến ngày hôm qua (17/4) chỉ có 5 ca nhập viện thêm về bệnh sởi".
GS.TS Nguyễn Văn Kính - Viện trưởng viện lâm sàng bệnh viện nhiệt đới Trung ương
Cuối buổi họp báo, thứ trưởng Nguyễn Thang Long cho rằng, trước tình hình dịch bệnh đang tăng nhanh, các gia đình vẫn nên cho con đi tiêm phòng khi đến tháng tiêm hoặc nếu chỉ mới tiêm 1 mũi vẫn tiếp tục đi tiêm mũi thứ 2 nêu sức khỏe của cháu bé ổn định, không bị sốt. Số lượng thuốc kháng sinh sởi vẫn đủ để cung cấp cho tất cả các tỉnh thành (khoảng 1,5 triệu liều).
Những trường hợp các cháu chưa đến tuổi tiêm sởi, các gia đình nên hạn chế cho con cái mình đến những nơi đông người, tăng cười phòng chống dịch, vệ sinh sạch sẽ tay chân cho con và nhỏ nước muối sinh lý để sát khuẩn.
"Chỉ có tiêm phòng thì mới hạn chế dịch bệnh lây lan, không có liều thuốc nào hữu hiệu, đặc trị hơn việc đó ngoài tiêm phòng" - Thứ trưởng khẳng định.
Trước đó, thứ trưởng cũng cho biết ngày 18/4, Bộ Y tế đã thành lập 5 doàn thanh tra về hai tỉnh có điểm nóng nhất cả nước về sự phát triển bệnh sởi là: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Bộ Y tế cũng đã giao Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phối hợp với các chuyên gia quốc tế nghiên cứu độc lực của virus sởi tại Hà Nội báo cáo lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội.
Theo Xahoi
Dịch sởi 2014: Viện Pastuer TP.HCM đã báo động từ cuối năm 2013 Dịch sởi hiện nay bắt nguồn từ tháng 9/2013, tăng dần trong 4 tháng cuối năm 2013 và hình thành 4 đỉnh dịch. Do đó đến cuối tháng 12/2013 viện Pastuer TP HCM đã báo động. Viện Pastuer TP.HCM đã báo động dịch sởi từ trước Sau tết Nguyên đán, TP.HCM có số ca sởi tăng đều, tình trạng nhập viện quá tải...