Phát hiện bệnh nhân viêm não mô cầu đầu tiên
Bệnh nhân nhập viện với biểu hiện sốt cao, co giật, rối loạn ý thức, hôn mê và xuất huyết hoại tử hình sao trên da và được xác định mắc bệnh viêm não mô cầu. Đây là bệnh nhân viêm não mô cầu đầu tiên tại Nghệ An tính tới thời điểm này.
Thời tiết nắng nóng khiến số trẻ em nhập viện tăng cao
Theo người nhà của bệnh nhân Phan Thị Thu Hoài (26 tháng tuổi, quê xã Đô Thành, Yên Thành, Nghệ An), vào sáng ngày 20/5, cháu Hoài kêu đau đầu, đến trưa thì có hiểu hiện sốt cao nên được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Phủ Diễn (Diễn Châu). Trên cơ thể bệnh nhân có xuất hiện các nốt ban đỏ, nổi hạt và được bác sỹ chẩn đoán bị sốt xuất huyết. Tối ngày 21/5, cháu Hoài có biểu hiện hôn mê và được chuyển đến Bệnh viện Nhi Nghệ An.
Khi vào viện, cháu Hoài sốt cao, co giật, rối loạn ý thức, hôn mê, trên da có nhiều ban xuất huyết hoại tử hình sao, có dấu hiệu viêm màng não. Các xét nghiệm cho thấy tiểu cầu giảm mạnh, men gan và protein tăng cao, dày đặc vi trường. Đây là biểu hiện của bệnh viên não mô cầu ở thể nặng.
Theo bác sỹ Nguyễn Văn Sơn, Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Nghệ An thì đây là bệnh nhân viễm não mô cầu đầu tiên được phát hiện tại Nghệ An sau nhiều năm vắng bóng. Căn bệnh này đã xuất hiện và được cảnh báo nguy cơ từ năm ngoái tại nhiều địa phương và đã có bệnh nhân nhi tử vong. Đây cũng là dịch bệnh có tốc độ lây lan và tử vong khá nhanh. Do vậy khi trẻ có biểu hiện sốt, buồn nôn, đau đầu, gáy cứng, trên da xuất hiện nhiều phát ban màu đỏ có thể dẫn tới hôn mê sâu, suy tuần hoàn… cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để điều trị. Bác sỹ Sơn cũng khuyến cáo các bệnh viện tuyến dưới cần thận trọng khi chẩn đoán và điều trị đối với các bệnh nhân có biểu hiện viêm não mô cầu.
Video đang HOT
Quang Anh
Theo Dân trí
Bệnh viêm não mô cầu: Quan trọng là phát hiện sớm!
Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm não mô cầu thay cho cách điều trị theo kinh nghiệm trước đây. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, để điều trị thành công, quan trọng nhất là phát hiện và dùng kháng sinh sớm.
Bệnh não mô cầu với các ban xuất huyết điển hình. Ảnh: Cấp Nguyễn
Về chẩn đoán, hướng dẫn điều trị mà Bộ Y tế ban hành mới đây nêu rõ: nếu một bệnh nhân mà có các yếu tố dịch tễ như có tiếp xúc với bệnh nhân hoặc sống trong tập thể có người đã được xác định viêm não mô cầu, lại có các biểu hiện lâm sàng như sốt cao đột ngột, có thể có rét run, ho, đau họng, mệt mỏi, nhức đầu, rồi thêm các triệu chứng màng não - não như đau đầu dữ đội, buồn nôn, rối loạn ý thức, li bì, vật vã, kích thích... thì cần nghĩ đến nguy cơ viêm não mô cầu.
Theo một bác sĩ có kinh nghiệm điều trị bệnh viêm não mô cầu tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới TƯ, việc chẩn đoán xác định sớm, điều trị kháng sinh sớm rất quan trọng. Bởi với những trường hợp viêm não mô cầu thể tối cấp sẽ khiến bệnh nhân nhanh chóng bị nhiễm trùng nhiễm độc nặng, rơi vào tình trạng sốc, suy đa thể tạng và có thể tử vong nhanh trong vòng 24h.
Về nguyên tắc điều trị, Bộ Y tế nêu rõ là cần sử dụng kháng sinh sớm (chọn và liều lượng các loại thuốc kháng sinh cụ thể như PenicillinG, Ampicillin, hoặc Cefotaxin, Ciprofloxacin...), hồi sức tích cực và cách ly người bệnh.
Bác sĩ trên cho rằng hướng dẫn cụ thể về loại thuốc và liều lượng cho cả bệnh nhi và người lớn sẽ rất hữu ích cho bác sĩ tuyến dưới điều trị đúng phác đồ, giảm nguy cơ tử vong. Bởi trước khi có hướng dẫn, phác đồ điều trị chuẩn mà Bộ Y tế ban hành, các ca bệnh gặp rải rác vẫn được bác sĩ phát hiện dựa trên những dấu hiệu được mô tả trên lý thuyết và bệnh học và điều trị theo kinh nghiệm thực tế. Còn khi đã có dấu hiệu ban xuất huyết điển hình và các dấu hiệu viêm não... thì đã chậm.
Tuy nhiên, bác sĩ này một lần nữa khẳng định, với các ca não mô cầu bình thường, thì điều trị kháng sinh rất hiệu quả. Nhưng với thể tối cấp, việc phát hiện, điều trị vô cùng khó khăn vì bệnh diễn tiến cực nhanh, khởi bệnh sốt cao đột ngột và có thể dẫn đến sốc, tử vong chỉ ngay trong ngày đầu biểu hiện bệnh.
Về phòng bệnh, Bộ Y tế cũng hướng dẫn người dân phòng bệnh trong cộng đồng bằng cách thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoái nơi ở, nơi làm việc. Khi phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ cần đến viện sớm. Còn tại bệnh viện, cần cách ly bệnh nhân, đeo khẩu trang khi tiếp xúc người bệnh... và với những người tiếp xúc trực tiếp cần dùng thuốc dự phòng. Các loại thuốc dự phòng, liều lượng cũng được hướng dẫn chi tiết để tạo điều kiện thuận lợi cho tuyến cơ sở trong việc phát hiện, điều trị dự phòng cho những người tiếp xúc bệnh nhân.
Tuy nhiên, với căn bệnh này, để phòng đặc hiệu nhất là tiêm phòng vắc-xin. Người dân nên đi tiêm vắc-xin phòng bệnh não mô cầu nhóm A,B và C. Vắc xin này có thể tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, tiêm 1 liều duy nhất, nhắc lại 3 năm một lần.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Ai nên tiêm vắc-xin phòng viêm não mô cầu? Diễn biến bệnh viêm não mô cầu những ngày qua khiến nhiều người dân lo lắng. Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, khẳng định, chưa có dấu hiệu nào cho thấy dịch sẽ bùng phát. Bệnh nhân viêm màng não do vi khuẩn gây não mô cầu đã được ghi nhận ở cả ba miền....