Phát hiện bệnh hiếm gặp sau khi ho ra dịch lạ
Sau nhiều ngày đau tức ngực và ho, bệnh nhân 17 tuổi bất ngờ được chẩn đoán bị viêm phế quản ‘nhựa’ thể hiếm gặp và tràn dịch dưỡng chấp màng tim.
Bệnh nhân ho khạc ra cặn đặc màu trắng.
Bệnh nhân là T.B.M., nam, 17 tuổi, trú tại Thái Nguyên, cảm thấy đau tức ngực trái trong một thời gian dài, thi thoảng có đợt ho khạc ra dịch nhày màu trắng. Gần đây, bệnh nhân bị khó thở ngày càng tăng lên.
M. đã thăm khám tại một số cơ sở và được chẩn đoán tràn dịch màng tim số lượng nhiều, có nguy cơ chèn ép tim. Dịch dẫn lưu ra có màu trắng như sữa mỗi ngày được khoảng 200 đến 300 ml. Sau đó, bệnh nhân này được chuyển đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để điều trị.
Tại đây, M. bất ngờ được chẩn đoán bị viêm phế quản “nhựa” thể hiếm gặp và tràn dịch dưỡng chấp màng tim. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng gầy yếu, suy kiệt với dẫn lưu dịch màng tim vẫn chảy ra ngoài hàng ngày, không thuyên giảm.
Qua kiểm tra ban đầu, các bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh lý tràn dịch dưỡng chấp màng tim tự phát không rõ nguyên nhân. Đây là bệnh rất hiếm gặp. Đồng thời, qua khai thác, các bác sĩ nhận thấy trong tiền sử bệnh nhân này có nhiều lần ho khạc ra chất dịch màu trắng đặc sệt như thạch.
Đánh giá được tính cấp thiết và phức tạp của phẫu thuật, các bác sĩ Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Can thiệp điện quang đã can thiệp tìm ra nhánh bạch huyết bất thường và nút tắc thành công cho bệnh nhân.
Các bác sĩ xác định bệnh nhân mắc bệnh lý tràn dịch dưỡng chấp màng tim tự phát không rõ nguyên nhân. Ảnh: BVCC.
Theo TS Nguyễn Ngọc Cương, thủ thuật viên chính thực hiện can thiệp, bệnh lý viêm phế quản “nhựa” và tràn dịch dưỡng chấp màng ngoài tim xảy ra đồng thời do một dị dạng đường đi của ống ngực là rất hiếm gặp.
Biểu hiện của bệnh viêm phế quản “nhựa” là bệnh nhân có nhiều đợt ho ra dịch và cặn màu trắng. Bệnh này thường ở trẻ nhỏ mắc chứng tim bẩm sinh sau phẫu thuật Fontan, hiếm khi gặp ở người khỏe mạnh.
Sau một tuần điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh nhân M. đã được rút dẫn lưu dịch màng ngoài tim. Các xét nghiệm lâm sàng cũng cho thấy không còn dịch màng tim, soi phế quản không còn hiện diện của dịch dưỡng chấp. Bệnh nhân đã được xuất viện.
Video đang HOT
Hở van tim hai lá có nguy hiểm không?
Hở van tim 2 lá thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi hoặc ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
Van tim hai lá là van tim nằm bên buồng tim trái, cho phép máu chảy 1 chiều từ buồng nhĩ trái xuống buồng thất trái. Khi van hai lá bị tổn thương, nó không thể hoạt động đóng mở tốt. Nếu tổn thương nhẹ thì không gây triệu chứng, nhưng tổn thương nặng có thể sẽ gây hại cho tim theo thời gian và dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng như suy tim.
Bệnh van hai lá có nhiều dạng tổn thương khác nhau. Một số bệnh nhân có thể có nhiều dạng tổn thương phối hợp.
Nguyên nhân gây bệnh hở van tim hai lá
Bệnh lý tim bẩm sinh: Một số trẻ sinh ra đã mắc bệnh van hai lá. Nó có thể nhẹ hoặc nặng, đôi khi phải phẫu thuật cấp cứu ngay sau sinh.
Rối loạn mô liên kết: Hội chứng Marfan, Ehlers - Danlos.
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
Giãn buồng tim trái: Do bệnh cơ tim hay bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Thoái hóa van ở người lớn tuổi: Khi bệnh nhân lớn tuổi, van bị vôi, thoái hóa do calci tích tụ trên van tim.
Thấp khớp cấp: Khi mắc bệnh lý này nếu không điều trị có thể gây tổn thương van tim. Quá trình này có thể diễn ra hàng năm, thậm chí hàng chục năm sau nhiễm trùng. Đây là nguyên nhân phổ biến gây hẹp hai lá ở những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Bệnh hở van tim 2 lá là một bệnh lý nguy hiểm.
Triệu chứng của bệnh van hai lá
Bệnh van hai lá là bệnh lý phổ biến hơn các bệnh lý van tim khác. Ở Việt Nam hay gặp bệnh lý van hai lá hậu thấp. Còn ở nước phát triển thì hay gặp do nguyên nhân thoái hóa. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu về tỉ lệ mắc. Ở Mỹ 1/100000 mắc hẹp hai lá, 1/33 người mắc sa van hai lá, 1/20 người có dòng trào ngược ở van tim, trong đó hay gặp nhất là ở van hai lá.
Triệu chứng phụ thuộc vào dạng bệnh van hai lá cũng như mức độ nặng của bệnh. Bạn có thể không có triệu chứng gì, nhưng nếu có thì sẽ hay gặp các triệu chứng như:
Đau ngực;
Ho;
Khó thở;
Mệt;
Hồi hộp đánh trống ngực;
Đau đầu, chóng mặt;
Hạ huyết áp tư thế;
Phù chân...
Hở van tim 2 lá có nguy hiểm không?
Bệnh hở van tim 2 lá là một bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khi không được điều trị kịp thời và đúng cách. Tùy vào mức độ và tốc độ tiến triển của bệnh mà người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng như:
Suy tim: Đây là một trong những biến chứng phổ biến nhất, xảy ra do tim phải làm việc quá sức để bơm máu trong thời gian dài.
Phì đại tâm nhĩ trái: Tâm nhĩ trái có thể giãn nở do phải chứa một lượng máu lớn trào ngược từ tâm thất trái qua.
Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: Máu trào ngược có thể gây áp lực lên hệ thống mạch máu phổi, dẫn đến tăng huyết áp phổi, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.
Rối loạn nhịp tim: Bệnh hở van tim 2 lá làm tăng áp lực lên tim và khiến cấu trúc tim bị thay đổi, từ đó dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim.
Đột quỵ: Sự hình thành cục máu đông trong tâm nhĩ trái do chảy máu không đều có thể gây tắc nghẽn mạch máu não và dẫn đến đột quỵ.
Tử vong: Tình trạng suy tim, tăng huyết áp phổi hoặc đột quỵ nghiêm trọng đều có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.
Để tránh các biến chứng trên, bệnh nhân hở van tim 2 lá cần được theo dõi y tế thường xuyên, điều trị tích cực và tránh các yếu tố nguy cơ.
Hở van tim có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khi không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Lời khuyên thầy thuốc với bệnh nhân hở van tim
Điều trị bệnh hở van tim phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tác động của hở van tim đối với tim. Hở van tim nhẹ nếu không có triệu chứng có thể không cần điều trị, chỉ cần theo dõi hàng năm và tái khám ngay khi xuất hiện triệu chứng. Trong các trường hợp khác thì hở van nặng thì cần phải điều trị để giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.
Điều trị hở van tim bao gồm điều trị nội khoa và ngoại khoa. Điều trị nội khoa để giảm triệu chứng, điều trị biến chứng suy tim, ngăn ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông.
Trong trường hợp bệnh nặng, cần phẫu thuật sửa chữa van hoặc thay van tim nhân tạo để khắc phục tình trạng này.
Bệnh nhân hở van tim cũng cần điều trị dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
Nếu có bất kỳ loại bệnh tim nào, hãy tái khám thường xuyên để theo dõi. Nếu có tiền sử gia đình (cha mẹ, anh chị em) bị hở van tim, nên khám sức khỏe định kỳ để xem có bị hở van tim hay không. Phát hiện hở van tim sớm sẽ giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn, hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Nếu bị viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A, cần điều trị dứt điểm để phòng ngừa nguy cơ dẫn đến thấp tim. Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ của hở van tim, hãy kiểm tra huyết áp thường xuyên. Nếu bị tăng huyết áp thì cần kiểm soát bệnh tốt và tái khám thường xuyên.
Dấu hiệu cảnh báo phổi có sán Tôi rất thích ăn gỏi cua sống, gần đây lại bị ho nhiều, tức ngực. Vợ tôi nói có thể là triệu chứng của sán lá phổi. Bác sĩ có thể cho biết cụ thể hơn về dấu hiệu của bệnh này? Tôi rất thích ăn gỏi cua sống, gần đây lại bị ho nhiều, tức ngực. Vợ tôi nói có thể là...