Phát hiện bất ngờ về nguồn gốc SARS-CoV-2 lây lan ở Pháp
Pháp là quốc gia ghi nhận ca nhiễm Covid-19 sớm nhất châu Âu và giới chức Pháp ngay lập tức hạn chế người từ vùng dịch như Trung Quốc, Italia, nhưng vẫn không ngăn được virus lây lan trong cộng đồng.
Theo SCMP, các xét nghiệm di truyền mới nhất của nhóm nghiên cứu Pháp ở Viện Pasteur tại Paris, chỉ ra rằng chủng virus Corona lây nhiễm ở Pháp không có nguồn gốc từ Trung Quốc hay Italia – vùng tâm dịch đầu tiên của châu Âu.
“Chúng tôi nhận thấy virus đã lây lan âm thầm trong cộng đồng người dân Pháp từ tháng 2″, hai tác giả nghiên cứu, Sylvie van der Werf và Etienne Simon-Loriere, nói. Nghiên cứu được công bố trên trang bioRxiv.org hồi tuần trước.
Đại dịch Covid-19 đã khiến hơn 165.000 người nhiễm ở Pháp và hơn 23.000 ca tử vong.
Pháp phát hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên vào cuối tháng 1, sớm nhất trong số các nước châu Âu. Một số bệnh nhân từng đến tỉnh Hồ Bắc ở Trung Quốc, được lấy mẫu xét nghiệm vào ngày 24.1 và cho kết quả dương tính.
Chính phủ Pháp ngay lập tức lần theo dấu vết những người tiếp xúc gần với người bệnh, chặn đứng nguồn lây nhiễm.
Chủng virus Corona lây lan ở Pháp không có nguồn gốc từ Trung Quốc hay Italia.
Tuy nhiên, các chủng virus Corona ghi nhận vào cuối tháng 1 lại không giống với chủng virus Corona đang lây lan rộng rãi ở Pháp.
“Điều đó có nghĩa là các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Pháp ở giai đoạn đầu đã có hiệu quả”, nhóm nghiên cứu cho biết.
Mẫu xét nghiệm Covid-19 của người bệnh nhiễm chủng virus Corona lây lan trong cộng đồng của Pháp sớm nhất được ghi nhận vào ngày 19.2. Đó là một bệnh nhân không có lịch sử du lịch và không tiếp xúc gần với người trở về từ nước ngoài.
Một số bệnh nhân khác có trở về từ các nước châu Âu, UAE, Madagascar, Ai Cập nhưng không có bằng chứng cho thấy họ nhiễm virus từ trước khi về nước.
Điều này dẫn đến kết luận rằng ổ dịch đã bùng phát ở Pháp từ rất sớm, có thể là những trường hợp có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng.
Video đang HOT
Mở rộng nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện mẫu gene của chủng virus Corona ở Algeria gần giống với chủng virus Corona lây lan ở Pháp nhất.
Những người Pháp nhiễm virus có thể đã đem dịch bệnh đến châu Phi, các nhà nghiên cứu nhận định.
Benjamin Neuman, giáo sư khoa học sinh học tại Đại học Texas A&M ở Mỹ, cho rằng virus lây lan ở Pháp có nguồn gốc từ Bỉ. “Tôi đồng tình với nhóm nghiên cứu. Virus Corona từ Bỉ đồng thời lây lan sang Italia và Pháp”, Neuman nói.
Ngoài Pháp, nhiều quốc gia khác như Nga, Úc, đều không phải bùng phát dịch Covid-19 vì chủng virus Corona có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Hai nhóm nghiên cứu ở Mỹ mới đây cũng chỉ ra rằng virus lây lan ở bang New York có nguồn gốc từ châu Âu, không phải Trung Quốc.
Phát hiện mới chỉ ra những khó khăn trong việc truy tìm nguồn gốc lây nhiễm virus Corona. Các nước kém phát triển hơn sẽ không bao giờ biết được virus khởi nguồn lây nhiễm từ đâu, theo nhóm nghiên cứu.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống COVID-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Đăng Nguyễn
Tháng lễ Ramadan đầy khác lạ giữa đại dịch Covid-19
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang lây lan nhanh chóng khắp thế giới, tháng lễ Ramadan năm nay của người Hồi giáo đã bắt đầu theo cách vô cùng khác biệt so với trước đây.
Ngày 24-4, các tín đồ Hồi giáo trên toàn thế giới đã bước vào tháng lễ Ramadan. Giữa thời điểm đại dịch Covid-19 lây lan toàn cầu, tháng lễ Ramadan năm nay được cử hành vô cùng khác biệt, không còn cảnh đông đúc, tụ tập ở các nhà thờ Hồi giáo như thường lệ
Ramadan là tháng lễ linh thiêng nhất của người Hồi giáo, đây là dịp để họ cầu nguyện, sám hối và thanh tẩy tâm hồn. Thời gian bắt đầu tháng lễ được xác định dựa vào thời điểm mặt trăng mọc và lặn, nên tháng lễ Ramada ở các quốc gia có thể chênh lệch nhau 1-2 ngày.Một số tín đồ tại Thái Lan tự thiết kế những loại khẩu trang, mặt nạ bảo hộ khi đến nhà thờ hành lễ
Trong khi đó, một số tín đồ khác tại Thái Lan lại lựa chọn cầu nguyện bên ngoài nhà thờ để tránh cảnh chen lấn, tụ tập đông người
Tại Indonesia, Bộ trưởng Tôn giáo Indonesia Fachrul Razi kêu gọi tín đồ Hồi giáo giữ vững tinh thần tháng lễ Ramadan, thay đổi thích nghi với điều kiện hiện tại để không làm mất đi giá trị linh thiêng
Khi các nhà thờ, nơi công cộng đóng cửa, 230 triệu tín đồ Hồi giáo tại Indonesia đã cùng nhau ở nhà cầu nguyện
Nhà thờ Hồi giáo Istiqlal ở thủ đô Jakarta (Indonesia) vắng vẻ lạ thường khi tháng lễ Ramadan năm nay bắt đầu
Tín đồ Hồi giáo tại Pakistan vẫn đến nhà thờ hành lễ, song họ đã có ý thức giữ khoảng cách an toàn với người xung quanh theo đúng quy địch giãn cách xã hội
Người Hồi giáo sử dụng lịch Mặt trăng, dựa vào thời điểm Mặt trăng mọc và lặn để xác định ngày bắt đầu tháng lễ Ramadan. Hình ảnh ghi lại tại Captown, Nam Phi, các tín đồ đã cầu nguyện bên ngoài và chờ Mặt trăng đánh dấu sự bắt đầu của tháng lễ Ramadan
Các tín đồ Hồi giáo trên toàn thế giới cũng được nhắc nhở đeo khẩu trang khi ra đường để tự bảo vệ sức khỏe của mình. Trên hình là 2 tín đồ Hồi giáo ở Bahrain trên đường tới nhà thờ hành lễ
Một phụ nữ ở Jerusalem cầu nguyện bên ngoài nhà thờ để tránh tụ tập đông người trong tháng lễ Ramadan
Tháng lễ Ramadan tại Đức được ghi hình và phát sóng online
Tín đồ Hồi giáo Tây Ban Nha cũng đón tháng lễ linh thiêng nhất năm trong cảnh tĩnh lặng
Minh Hạnh
Cảnh "bình thường mới" tại sân bay đông đúc nhất Mỹ Các trung tâm đi lại lớn gồm sân bay, tàu, nhà ga vốn đông nghẹt khách hiện giờ gần như bị bỏ hoang do dịch Covid-19. Việc đi lại trên toàn cầu đã giảm mạnh khi nhiều người tránh di chuyển từ nơi này sang nơi khác để hạn chế sự lây lan của virus corona. Các trung tâm đi lại lớn gồm...