Phát hiện bất ngờ manh mối về sự sống ngoài Trái Đất trên sao Kim
Các dạng sống ngoài hành tinh ‘không giống bất cứ thứ gì từng thấy’ có thể đang sống trong các đám mây của sao Kim.
Manh mối về sự sống ngoài Trái Đất trong túi đám mây sao Kim
Một nghiên cứu của Đại học Cardiff, MIT và Đại học Cambridge cho thấy các dạng sống ngoài hành tinh ‘không giống bất cứ thứ gì từng thấy trước đây’ đang hoạt động trong túi đám mây trên Sao Kim.
Với bầu khí quyển dày đặc carbon dioxide và nhiệt độ rất cao, đủ nóng để kim loại chì tan chảy, thật khó có nơi nào khác khắc nghiệt hơn hành tinh láng giềng gần nhất của Trái Đất..
Nhưng giờ đây các nhà khoa học cho rằng hành tinh này sẽ trở nên ‘dễ sinh sống hơn’ sau khi họ xác định được mô hình hoá học mà nhờ đó có thể trung hòa môi trường axit của sao Kim.
Video đang HOT
Trong gần 50 năm, các chuyên gia đã bối rối khi phát hiện ra amoniac trong các đám mây. Loại khí không màu tạo thanh từ nitơ và hydro, phát hiện trong bầu khí quyển của sao Kim vào những năm 1970.
Amoniac không được tạo ra thông qua bất kỳ quá trình hóa học nào trên hành tinh này. Các nhà khoa học đã nghiên cứu mô hình hoá một loạt các quá trình hoá học để chỉ ra rằng khí sẽ tạo ra một chuỗi các phản ứng làm trung hoà các giọt axit sulfuric xung quanh.
Nếu được như vậy, độ axit của các đám mây sẽ giảm từ âm 11 xuống 0, là mức mà sự sống có thể tồn tại được.
Theo các nhà nghiên cứu, lời giải thích hợp lý nhất về nguồn gốc của amoniac sinh ra là do sét hoặc núi lửa trên sao Kim phun trào.
Sara Seager, đồng tác giả nghiên cứu từ MIT cho biết: “Trước đây mọi người tin rằng không có sự sống tồn tại trên sao Kim. Nhưng chúng tôi thấy rằng có thể một số sự sống đang ở đó, sửa đổi môi trường để sống được”.
Nếu đúng, các dạng sống có khả năng là những vi khuẩn tương tự như vi khuẩn từng tìm thấy trên Trái Đất.
Các nhà nghiên cứu cho biết giả thuyết của họ sớm được thử nghiệm với các sứ mệnh tìm kiếm sự sống trên sao Kim dự kiến vào năm 2023. Cơ quan hàng không vũ trụ NASA coi sao Kim như một ứng cử viên sáng giá cho cuộc săn tìm sự sống.
Sao Kim, hành tinh thứ hai tính từ mặt trời, là một thế giới đá có kích thước và khối lượng tương đương với Trái Đất. Tuy nhiên, bầu khí quyển của nó hoàn toàn khác với 96% là carbon dioxide và có nhiệt độ bề mặt là 464 độ C và áp suất gấp 92 lần so với trên Trái Đất.
Trong khi đó, bằng việc sử dụng dữ liệu từ tàu quỹ đạo Venus Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu ESA và tàu Magellan của NASA, các nhà nghiên cứu phát hiện thêm bằng chứng cho thấy các tín hiệu “không thể giải thích được” ở Idunn Mons là dấu hiệu của hoạt động nứi lửa.
Venus Express ghi được các hành ảnh y hệt dòng dung nham khắp Idunn Mons, Magellan chụp được hình ảnh rõ ràng về miệng núi lửa Sandel.
Bước tiến mới trong nỗ lực tìm kiếm sự sống ngoài trái đất
Dự báo giới thiên văn có thể phát hiện dấu hiệu sự sống trong 2-3 năm tới sau khi xác định lại những loại hành tinh có thể cư trú.
Mô phỏng bề mặt một hành tinh nóng và được đại dương bao phủ ẢNH CHỤP MÀN HÌNH THE GUARDIAN
Tờ The Guardian ngày 26.8 đưa tin các nhà thiên văn học tại Đại học Cambridge đã nhận dạng một nhóm hành tinh mới bên ngoài hệ mặt trời có thể cư trú được, hứa hẹn tăng tốc quá trình tìm kiếm sự sống.
Trước đó, giới nghiên cứu chủ yếu tìm kiếm các hành tinh có kích thước, khối lượng, nhiệt độ và điều kiện khí quyển giống trái đất.
Tuy nhiên, các nhà thiên văn học tại Đại học Cambridge cho rằng khả năng sự sống không chỉ tồn tại ở các hành tinh như thế mà có thể còn ở các "Hải vương tinh mini", với đường kính gấp đôi trái đất và khối lượng lớn gấp 8 lần trở lên.
Các hành tinh này được xếp vào nhóm mới của các hành tinh bên ngoài hệ mặt trời có thể cư trú được, với bầu khí quyển nóng, đại dương bao phủ và chứa nhiều hydro. Những hành tinh này nhiều hơn và dễ quan sát hơn so với các hành tinh giống trái đất.
Hành tinh K2-18b, cũng thuộc nhóm "Hải vương tinh mini", là một ví dụ và có thể còn nhiều hành tinh khác. "Đó là những thế giới đầy nước và bầu khí quyển nhiều hydro", theo tiến sĩ Nikku Madhusudhan dẫn đầu nhóm nghiên cứu.
Ông cho rằng việc tập trung vào nhóm hành tinh trên sẽ tăng tốc nỗ lực tìm kiếm sự sống bên ngoài trái đất.
"Trong 2-3 năm tới, chúng ta có thể thấy dấu ấn sinh học đầu tiên nếu các hành tinh này có sự sống", ông dự báo và cho rằng viễn vọng kính không gian James Webb sẽ phóng lên vào tháng 11 có thể hỗ trợ nỗ lực tìm kiếm này.
Phát hiện dấu hiệu nước ở thiên hà xa nhất từ trước đến nay Các nhà khoa học tìm thấy dấu hiệu nước ở thiên hà cách Trái Đất khoảng 12,8 tỷ năm ánh sáng, đây là nơi xa nhất từ trước đến nay phát hiện thấy nước. Hệ thống ALMA gồm 66 kính viễn vọng đặt ở Chile Những phát hiện về nước luôn gây chú ý vì dấu hiện mở ra con đường tìm kiếm...