Phát hiện bằng chứng “đại hồng thủy” trên sao Hỏa
Các hình ảnh chụp sao Hỏa mới được công bố cho thấy trên hành tinh này từng có rất nhiều nước.
Sao Hỏa từng trải qua “đại hồng thủy”?
Hy vọng về sự sống trên sao Hỏa đã được củng cố sau khi các nhà khoa học phát hiện những hình ảnh cho thấy thiệt hại do lũ lụt trên Hành tinh Đỏ.
Các nhà khoa học vũ trụ tại Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) phát hiện các sự kiện địa chất cổ đại đã khiến bề mặt bụi của sao Hỏa nổ tung và giải phóng nước ngầm.
Hoạt động núi lửa ở khu vực Tharsis trên sao Hỏa cũng đã dẫn đến một vụ nổ gây ngập khu vực Kasei Valles khoảng 3,5 tỷ năm trước, theo các hình ảnh mới nhất vừa được công bố.
Thông cáo báo chí của ESA cho rằng các hình ảnh mới này cho thấy các hoạt động địa chất kéo dài hàng tỷ năm trong lịch sử Hành tinh Đỏ, Daily Star đưa tin.
Nước ở dạng lỏng đóng vai trò quan trọng từ rất sớm trong lịch sử sao Hỏa mặc dù hành tinh giữ nguyên trạng thái khô và lạnh trong vòng 3,5 tỷ năm qua.
Các dấu hiệu của sự xói mòn ở Worcester Crater gây ra bởi nước lũ
Video đang HOT
Miệng núi lửa khổng lồ của sao Hỏa – được mệnh danh là Worcester Crater – có đường kính tới 25 km và có dấu hiệu rõ ràng về tác động của nước lũ.
Đá và vụn bị ném ra từ bên trong miệng núi lửa và dần dần mòn đi khi nước sao Hỏa chảy xung quanh chúng.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng phát hiện các khu vực “hạ lưu”, trong đó có một “hòn đảo” không bị tổn hại bởi “đại hồng thủy” và vẫn có thể được nhìn thấy rõ ngày hôm nay.
“Hòn đảo” thậm chí còn có các dấu hiệu tiềm năng cho thấy mực nước trong những năm qua.
Các nhà khoa học cho rằng từng có nhiều trận lũ lụt trên Hành tinh Đỏ
Hơn nữa, các nhà khoa học nghĩ rằng không chỉ có 1 trận lũ lụt, dựa trên dấu hiệu của các con kênh chạy xung quanh bề mặt hành tinh.
Những hình ảnh mới của sao Hỏa được chụp vào ngày 25.5 năm ngoái, nhưng vừa được công bố tuần trước. Chúng đã làm dấy lên hy vọng rằng sao Hỏa có thể là nơi sinh sống tiếp theo của con người.
Thực phẩm và nước là những trở ngại chính khiến con người không thể lên sao Hỏa sinh sống. Nhưng các nhà khoa học NASA đã bắt đầu một dự án trị giá 15 triệu USD để giải quyết vấn đề này.
NASA tin rằng sẽ mất ít nhất hai năm để có được nguồn cung nước và thực phẩm cho con người trên Hành tinh Đỏ. Câu trả lời có thể nằm trong việc học cách tái chế các chất dinh dưỡng tự nhiên như phi hành gia Mark Watney trong bộ phim The Martian, Daily Star viết.
Theo Danviet
Phát hiện sự sống ở nơi giống sao Hỏa nhất thế giới
Các nhà khoa học vừa phát hiện vi khuẩn trong sa mạc khô cằn nhất thế giới và điều này cho thấy có thể có sự sống trên sao Hỏa.
Sa mạc Atacama ở Chile là địa điểm giống sao Hỏa nhất trên Trái Đất
Theo Express, sa mạc Atacama ở Chile không hề có một trận mưa đáng kể nào từ năm 1570 đến tận 1971. Đây là địa điểm trên Trái Đất mà giống với sao Hỏa nhất.
Các nghiên cứu được thực hiện bởi NASA cũng đã kết luận sa mạc Atacama là nơi khô hạn nhất thế giới với lượng mưa trung bình chỉ khoảng 1mm/năm.
Nhiệt độ tại vùng đất gần như cằn cỗi này có thể đạt khoảng 40 độ C trong khi các đỉnh núi vẫn bị bao phủ trong tuyết.
Giờ đây, các nhà khoa học khẳng định sự sống trên hành tinh Đỏ là hoàn toàn có thể khi họ phát hiện sự sống trên ở sa mạc Atacama.
Mặc dù sa mạc thiếu nước và có tia bức xạ cực tím mạnh, sự sống vẫn được tìm thấy trong môi trường khắc nghiệt này.
Sa mạc Atacama là nơi khô hạn nhất thế giới với lượng mưa trung bình chỉ khoảng 1mm/năm
Các nhà khoa học nói rằng nếu có sự sống trên sao Hỏa, thì chúng sẽ xảy ra bên trong những hang động hoặc dưới lòng đất.
Nhà sinh vật học người Chile Armando Azua nói: "Atacama là sa mạc khô nhất và lâu đời nhất trên Trái Đất, 150 triệu năm tuổi. Tại sa mạc này, bạn có thể nhìn sự sống trong quá khứ trên sao Hỏa".
Nhà sinh vật học đã tìm thấy một số hình thức của sự sống thích nghi với điều kiện sa mạc. Trong đó, một con nhện đã thích nghi bằng cách sống trên mạng nhện, tận dụng giọt nước đọng lại trên mạng nhện vào buổi sáng.
Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn tìm thấy nhiều sinh vật thích ứng với cuộc sống khắc nghiệt ở sa mạc Atacama
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy 70 loài vi sinh vật. Đặc biệt, họ còn phát hiện một điều gây sốc khi tiến sâu vào sa mạc, theo Express. Ông Azua nói: "1 mét sâu dưới lòng đất, chúng tôi tìm thấy vi khuẩn."
Nhóm của Azua đang làm việc với NASA để gửi một nhà kính nhỏ chứa đầy hạt giống lên Mặt Trăng và sao Hỏa để xem chúng sẽ phát triển như thế nào trong không gian.
Nhiệm vụ này sẽ giúp xác định hành tinh nào có thể trở thành nơi sinh sống của con người trong tương lai nếu dân số của Trái Đất tiếp tục tăng.
Theo Danviet
Hai người đầu tiên trên thế giới sắp du lịch Mặt trăng Giám đốc điều hành SpaceX, Elon Musk ngày 27.2 khẳng định công ty sẽ đưa hành khách bay quanh Mặt Trăng vào cuối năm tới. Du lịch Mặt trăng sẽ trở thành hiện thực vào năm tới. Theo Daily Star, công ty hàng không tư nhân SpaceX do tỷ phú Elon Musk sáng lập sẽ sử dụng tên lửa Falcon Heavy và tàu...