Phát hiện 7 cơ sở dùng hóa chất sản xuất giá đỗ
Chiều 14.8, tại cuộc họp đánh giá công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm trong tháng 7 và đầu tháng 8, đại diện Bộ NN&PTNT cho biết qua kiểm tra đã phát hiện 7 cơ sở sử dụng hóa chất sản xuất giá đỗ.
Ông Nguyễn Xuân Hồng – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, từ tháng 7 đến nay, qua kiểm tra đã phát hiện nhiều cơ sở sử dụng hoá chất để sản xuất giá đỗ. Kiểm tra tại TP.HCM Cục Bảo vệ thực vật cùng các cơ quan chuyên môn ở TP HCM kiểm tra đột xuất và phát hiện 7/33 sơ sở sử dụng hóa chất.
Kết quả phân tích cho thấy, hóa chất sử dụng làm giá đỗ có nguồn gốc từ Trung Quốc, 4 mẫu kiểm tra đều phát hiện hóa chất thuộc nhóm chất điều hòa sinh trưởng, không phát hiện có kim loại nặng.
Tại Hà Nội qua kiểm tra cũng phát hiện một số cơ sở sử dụng hóa chất sản xuất giá đỗ, các hóa chất thu giữ đang kiểm nghiệm. Tuy nhiên, qua phân tích bước đầu thì loại hóa chất các cơ sở ở Hà Nội sử dụng cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng khác với loại hóa chất được phát hiện ở TP.HCM.
Ông Nguyễn Xuân Hồng cho biết, hóa chất sử dụng trong sản xuất giá đỗ ở TP.HCM mà cơ quan chức năng phát hiện vừa qua chưa được đăng ký và cho phép sử dụng tại Việt Nam.
Video đang HOT
Theo Lao Động
Người quay lưng, kẻ "liều chết" với giá đỗ ngắn, mập
Trước thông tin giá ăn sản xuất bằng hóa chất, người tiêu dùng tại TPHCM đã có phản ứng tức thì, làm sức mua của mặt hàng này giảm sút chưa từng thấy.
Tại các chợ lớn nhở ở TPHCM, liên tục nhiều ngày gần đây, chuyện "than ngắn thở dài" của các bà hàng rau là mặt hàng giá đõ không bán được. Ghi nhận tại các chợ An Nhơn, Căn Cứ, Tân Sơn Nhất (Gò Vấp), Đa Kao, Nguyễn Thái Bình (Q.1)... rất nhiều người dân đã "quay lưng" lại với thực phẩm quen thuộc hàng ngày khi nghe thông tin chúng được sản xuất bằng hóa chất.
Cô T, chủ hàng bán bún và giá ở chợ Căn Cứ (Gò Vấp) nhìn khay giá đến cuối ngày vẫn chất đầy, nẫu lòng cho hay, trung bình mỗi ngày cô bán được khoảng trăm ký giá, nhưng những ngày gần đây, chỉ chục ký giá vẫn bán không hết, phải giảm lượng hàng đi. "Nhiều hàng ăn lắc đầu không lấy hàng, khách mua lẻ có người hỏi còn thẳng "giá hóa chất à?".
Trước thông tin sản xuất giá ăn bằng hóa chất, mặt hàng này ế chưa từng có tại khắp các chợ ở TPHCM.
Trước thắc mắc của nhiều người về loại giá đỗ mạp, trắng tinh đang được bày bán tại đây có sử dụng hóa chất để sản xuất không, cô T gay gắt: "Báo chí viết vớ vẩn".
Ở nhiều sạp rau, giá không còn được đặt ở vị trí trung tâm mà nằm chỏng chơ, héo queo ở một góc. Không bán được nên tiểu thương bán lẻ nhập hàng rất ít, thậm chí một số quán tạm thời không bán giá.
Chiều ngày 10/8, chị Bé Sáu, bán rau tại chợ An Nhơn cho biết, trước giờ mỗi ngày chị bán trên 20kg giá. Tuy nhiên mấy hôm nay chỉ chí lấy 5 kg vẫn bán không hết. Bịch giá không được bày biện như mọi ngày mà nằm kín ở phía sau lưng người bán, khi có khách hỏi chị mới lôi ra.
"Rất nhiều khách ghé hỏi có loại giá thân ốm, dài ngoẵng không. Nhưng lâu rồi tôi không bán loại giá này, bán cũng không có khách mua vì ăn không ngọt mà còn xấu", chị Bé Sáu nói.
Người này cho hay, có thể một vài ngày tới chỉ sẽ chuyển qua bán loại giá thân ốm, dễ dài mà theo chị biết là... sử dụng ít hóa chất hơn. Chỗ chị nhập hàng cũng có làm loại giá này nhưng trước giờ làm với số lượng rất ít vì quá kén khách.
Tại các quán ăn kinh doanh các món luôn kèm giá như phở, hủ tiếu... nhiều người dân cũng đã có phản ứng khi chủ động báo đồ ăn không bỏ giá. Má Tư, chủ quán phở ở đường Hoàng Hoa Thám (Q. Tân Bình) cho biết mấy ngày gần đây quán chỉ dùng hết 2 kg giá thay cho 5 - 6 kg trước đây. "Trước giờ khách ăn phở thường gọi thêm đĩa giá trụng, giờ thì ít lắm. Tuy nhiên, vẫn có khách ăn mình phải có chứ phở không giá thì khó ăn lắm", bà nói. Theo bà Tư tìm được giá loại giá "xấu" bây giờ không hề dễ, rất hiếm nơi có mà hơn nữa nếu nhà hàng sử dụng khách cũng sẽ chê.
Ngoài thị trường, hầu hết chỉ có loại giá thân mập, rễ ngắn.
Bên cạnh việc nhiều người "quay lưng" ngay lập tức, vẫn không ít người dân vẫn sử dụng giá loại mập, ngắn dù nghe tin có thể chúng được thúc bằng hóa chất độc hại. Lý do của họ là rất nhiều món ăn hàng ngày không thể thiếu giá, trong khi loại giá được xem thân ốm, rễ dài được xem là không dùng hóa chất gần như không thể tìm được trên thị trường.
Mua 1kg về để trụng ăn sống cho bữa chiều, anh Nguyễn Trọng Hoàng (nhà ở P.1, Phú Nhuận) nói rằng giá là món ăn khoái khẩu của gia đình anh vì mát, dễ ăn lại chế biến nhanh. Còn thông tin giá có thể được thúc bằng hóa chất, anh không ngại vì "bây giờ thứ gì chẳng dùng hóa chất, chẳng độc hại..., tránh được cái này chắc gì tránh được cái khác".
"Mà người dân mình phản ứng vài ngày vậy thôi chứ chờ vài hôm xem, sự việc nguôi nguôi người ta ăn lại bình thường cho coi. Như thịt lợn siêu nạc, heo quay từ lợn bệnh... sợ vài hôm giờ ai nhắc đến nữa đâu, người ta vẫn kinh doanh bình thường", anh chia sẻ.
Mới đây, Bộ Nông nghiệp đã có yêu cầu kiểm tra việc sản xuất giá ăn bằng hóa chất Trung Quốc có thể gây nguy hại cho sức khỏe như báo chí đã phản ánh. Trước tiên đoàn sẽ kiểm tra tại thị trường TPHCM, sau đó nếu sự việc nghiêm trọng sẽ thanh kiểm tra tất cả các cơ sở sản xuất giá ở tất cả các tỉnh, thành phố.
Theo Dân Trí
Sản xuất giá ăn bằng hóa chất Để những cọng giá ăn (làm từ đậu xanh) không rễ, mập mạp, trắng đẹp bắt mắt..., người làm giá không ngần ngại sử dụng hóa chất từ khâu đầu đến khâu cuối. Bản thân người sản xuất cũng không cần biết đó là chất gì miễn có lời. PV Thanh Niên đã thâm nhập học nghề làm giá với hóa chất. Những...