Phát hiện 4 loài cá mập mới biết… đi bộ
Cá mập biết đi có thể là loài cá mập tiến hóa gần đây nhất trên Trái đất.
Đài CNN cho hay các nhà khoa học đã phát hiện ra bốn loài cá mập mới có quan hệ gần gũi với loài cá mập đi bộ.
Đó là kết quả được công bố trong tuần này trên chuyên san Marine and Freshwater Research. Các nhà khoa học về cá mập đã mất nhiều năm lấy mẫu ADN của loài cá mập đi bộ duy nhất được biết đến để nghiên cứu về quá trình tiến hóa của chúng và họ đã tìm thấy bốn loài mới.
Ảnh: CNN
Loài nhỏ nhất trong bốn loài vừa được phát hiện có thể đã tiến hóa gần khoảng hai triệu năm trước.
“Phát hiện này chứng minh rằng cá mập hiện đại có sức mạnh tiến hóa vượt trội và khả năng thích ứng với thay đổi môi trường” – ông Mark Erdmann, đồng tác giả của bài công bố khoa học, Phó chủ tịch Tổ chức quốc tế bảo tồn biển châu Á- Thái Bình Dương, cho biết.
Video đang HOT
Cá mập già hơn khủng long, thống trị vùng biển tới 400 triệu năm (trong khi hóa thạch khủng long lâu đời nhất được cho là khoảng 240 triệu năm tuổi). Vì vậy, việc cá mập tiếp tục phát triển gần đây như 399 triệu năm sau là việc đáng chú ý.
Loài cá mập đi bộ này, sống ở một vùng biển nông ngoài khơi New Guinea, sử dụng vây của mình để “đi bộ” dọc theo đáy biển tìm kiếm thức ăn. Ảnh: CNN
Cá mập đi bộ còn được gọi là cá mập “epaulette”. Chúng “đi bộ” bằng vây trên thân của chúng để tìm thức ăn dọc theo các rạn san hô nông và cỏ biển.
Đó là một hành vi tiến hóa được thúc đẩy một phần vì hiện tượng thay đổi mực nước biển, thay đổi cảnh quan sống ở miền đông Indonesia và các đảo lân cận, New Guinea và một phần của Úc.
Dựa trên sự khác biệt trong ADN của cá mập, các nhà khoa học đã tạo ra các mốc thời gian tiến hóa ước tính. Họ tìm thấy những con cá mập biết đi bắt đầu tách ra khỏi họ hàng tổ tiên của chúng khoảng 9 triệu năm trước.
KIM NGUYÊN
Theo plo.vn
Đại dương đang nóng lên với tốc độ 5 quả bom nguyên tử mỗi giây
Lượng nhiệt mà chúng ta đưa vào đại dương trong 25 năm qua tương đương với 3,6 tỷ vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima năm 1945.
Sau khi phân tích dữ liệu từ những năm 1950 đến năm 2019, nhóm các nhà khoa học quốc tế xác định rằng nhiệt độ trung bình của các đại dương trên thế giới vào năm 2019 là 0,075 độ C (0,125 độ F), cao hơn so với mức trung bình trong khoảng thời gian từ năm 1981 đến năm 2010.
Con số này dường như không có ý nghĩa liên quan đến vấn đề nóng lên của đại dương. Tuy nhiên, trên thực tế, để đạt được nhiệt độ đó, đại dương sẽ phải hấp thụ khoảng 228 sextillion joules nhiệt (228 000 000 000 000 000 000 000 joules nhiệt).
Đó là con số rất khó tưởng tượng, vì vậy, một trong những nhà khoa học đã tính toán và so sánh với số năng lượng được giải phóng bởi bom nguyên tử mà quân đội Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản năm 1945.
"Bom nguyên tử ở Hiroshima đã phát nổ với năng lượng khoảng 63.000.000.000.000 Joules. Lượng nhiệt mà chúng ta đã đưa vào các đại dương trên thế giới trong 25 năm qua tương đương với 3,6 tỷ vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima", tác giả Lijing Cheng từ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc chia sẻ với báo chí.
(Ảnh: Futurism)
Con số trung bình đó cho thấy, có 4 quả bom nguyên tử được ném vào các đại dương mỗi giây trong suốt 25 năm qua. Đáng lo ngại, con số báo động này không giữ ổn định mà còn tăng lên.
Năm 2019, sự nóng lên của đại dương tương đương khoảng 5 quả bom nguyên tử ở Hiroshima mỗi giây. "Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường của chúng ta", tác giả nghiên cứu John Abraham, từ Đại học St. Thomas ở Minnesota (Mỹ) nhận định.
Băng đang tan nhanh hơn khiến mực nước biển dâng cao. Cá heo và các sinh vật biển khác đang chết dần vì chúng không thể thích nghi đủ nhanh. Ngay lượng nước bay hơi vào khí quyển do sức nóng cũng tác động tiêu cực đến hành tinh của chúng ta.
HẠ VŨ
Theo vtc.vn/Futurism
Một trong những bí ẩn lớn nhất về đảo Phục Sinh có thể đã được giải mã Đảo Phục Sinh - nơi có gần 900 bức tượng đầu người kỳ lạ có chứa nhiều bí ẩn mà đến giờ, chúng ta vẫn chưa thể giải đáp. Đảo Phục Sinh (Easter Island) là hòn đảo nổi tiếng với 887 bức tượng đá khổng lồ hình mặt người (được gọi là Moai), thuộc chủ quyền của Chile tại Đông Nam Thái Bình...