Phát hiện 30 cá thể loài Mang được coi là tuyệt chủng cách đây 84 năm
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Cress – ĐH Quốc gia Hà Nội phối hợp với cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (Thanh Hóa) đã xác định được quần thể Mang Muntiacus rooseveltorum thuộc họ hươu nai, được coi là đã tuyệt chủng cách đây 84 năm.
Từ năm 2012 – 2014, Trung tâm Cress phối hợp với cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa thực hiện dự án “Điều tra, bảo tồn các loài Mang tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên”.
Mẫu vật được xác định là của loài Mang Muntiacus rooseveltorum.
Trong quá trình điều tra, đoàn chuyên gia đã chụp được hình ảnh của loài Mang này và phát hiện được mẫu phân của loài Mang này trong rừng, thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên.
Ngoài ra, đoàn chuyên gia cũng tìm thấy mẫu sừng và da của loài Mang này trong nhà dân săn bắn được. Qua xét nghiệm ADN tại Viện Sinh thái tài nguyên sinh vật – Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam từ mẫu phân và mẫu da của loài Mang kể trên và đem so sánh với mẫu ADN của loài Mang được coi là đã tuyệt chủng cách đây 84 năm đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ, xác định các mẫu ADN hoàn toàn trùng khớp với nhau. Có thể khẳng định đây chính là loài Mang Muntiacus rooseveltorum được coi là đã tuyệt chủng cách đây 84 năm, nay đã xuất hiện trở lại.
Hình ảnh các nhà khoa học ghi lại được trong rừng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên.
Các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp đặt bẫy ảnh tại khu vực mà loài móng guốc hươu nai này thường xuất hiện và tại các điểm gần sông, suối. Sau một thời gian theo dõi, mới đây, các nhà khoa học xác định chỉ còn khoảng 30 cá thể Mang Muntiacus rooseveltorum.
Việc xác định được số lượng cá thể Mang này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn, nhân giống, lưu trữ nguồn gen của loài Mang quý hiếm từng được coi là đã bị tuyệt chủng từ năm 1929.
Duy Tuyên
Theo Dantri
Video đang HOT
Tư liệu quý thời kỳ cải cách ruộng đất 1946 - 1957
Với hơn 100 tài liệu, hiện vật và hình ảnh tư liệu quý được trưng bày, chuyên đề triển lãm "Cải cách ruộng đất 1946 - 1957" nhằm giúp công chúng có dịp hiểu rõ hơn về một thời kỳ lịch sử, cuộc cách mạng ruộng đất những năm 1946 - 1957.
Triển lãm chuyên đề "Cải cách ruộng đất 1946 - 1957" khai mạc ngày 8/8/2014 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Hơn 100 tài liệu, hiện vật, ảnh tư liệu quí về thời kỳ này được thu thập từ các bảo tàng: Bảo tàng Hồ Chí Minh; Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên; Bảo tàng tỉnh Hưng Yên; Bảo tàng tỉnh Nam Định; Bảo tàng tỉnh Thái Bình... và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Các đồ dùng bên trong ngôi nhà của một bần cố nông trước cải cách ruộng đất.
Hiện vật trong một không gian ngôi nhà của địa chủ Việt Nam.
Các đồ dùng của địa chủ nhìn từ bức vách của một ngôi nhà bần cố nông.
Áo dài nữ (màu vàng) và áo nam kép dài năm thân của địa chủ Việt Nam.
Chiếc áo đụp của cố nông Trần Văn Đục ở thôn An Chiểu, Liên Hương, Tiên Lữ, Hưng Yên.
Chiếc mâm đồng chạm khắc tinh xảo và hình ảnh người ở điếu đóm hút thuốc phiện cho một địa chủ Việt Nam.
Mâm, bát, đĩa của gia đình anh Nguyễn Văn Ninh ở thôn Nhân Mỹ, xã Hòa Bình, ngoại thành Hà Nội sắm được sau cải cách ruộng đất.
Hình chiếc lò sưởi bằng đồng tinh xảo của địa chủ Việt Nam.
Chiếc cày gỗ của ông Nguyễn Đình Long đã dùng trong 30 năm dưới thời thực dân phong kiến.
Huy hiệu "Kỉ niệm cải cách ruộng đất" của đồng chí Hoàng Kim Thiết được cấp trong thời gian tham gia cải cách ruộng đất đợt 4 tại Bắc Ninh.
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với Hội nghị Toàn quốc tổng kết công tác sửa chữa những sai lầm trong quá trình thực hiện cải cách ruộng đất, tháng 12/1957.
Được chia ruộng đất, trồng cấy được mùa, bà Ngô Thị Cang đang phấn khởi đóng góp thuế nông nghiệp.
Trẻ em nông thôn trước đây đi ở cho địa chủ, sau cải cách ruộng đất, gia đình được chia nhà, ruộng, trâu... được tham gia trại hè viết thư gửi thiếu nhi Quốc tế.
Nông dân mít tinh ủng hộ chính sách cải cách ruộng đất của Đảng và Chính phủ, năm 1955.
Cải cách ruộng đất thắng lợi, nông dân vui sướng đốt văn tự cũ.
Bà con nông dân phấn khởi mua sắm đồ dùng gia đình.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Xã miền núi bị cô lập vì nước lũ Cứ đến mùa mưa, nước lũ ở các con sông dâng lên quá cao lại khiến người dân xã Luận Khê, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) như bị tách biệt với thế giới bên ngoài. &'Nội bất xuất, ngoại bất nhập' Những ngày gần đây, mưa to liên tục làm cho lượng nước lớn từ khắp nơi đổ về các sông suối, làm...