Phát hiện 3 cây vàng trong ruột gối cũ, con dâu vui mừng mang trả cho mẹ chồng và…
Tôi sống bằng cái lòng, cái tâm với mẹ chồng, mà bà lại luôn xem tôi là kẻ thù.
ảnh minh họa
Tôi năm nay 33 tuổi, là giáo viên mầm non. Công việc của tôi yêu cầu tôi phải đi làm cả ngày. Kể cả chủ nhật cũng phải tới trường vì nhận trông trẻ ngoài giờ.
Khi có chồng, tôi cũng đã trình bày rõ ràng về nghề nghiệp của mình. Thế mà mẹ chồng tôi lại vì thế mà ghét bỏ tôi. Bà nói tôi lợi dụng việc lên trường để trốn việc nhà. Ngày chủ nhật nào phải đi làm, tâm trạng của tôi đều rất tệ. Vì tôi biết, thế nào mẹ chồng cũng mắng tôi lười nhác, nói đi làm để kiếm chuyện đi chơi. Dù cho tôi hay chồng tôi có giải thích thế nào, mẹ chồng tôi cũng không tin.
Sau một lần bị đột quỵ, mẹ chồng tôi càng ghét tôi ra mặt. Khi ấy tôi đang phải lo thi công chức nên không thể xin nghỉ để chăm sóc mẹ chồng. Tối, tôi chỉ có thể chạy xuống viện một tí rồi phải về lo bài vở. Ấy thế mà mẹ chồng không những không hiểu, không cảm thông cho tôi còn nói tôi không ra gì. Đến mức đợt đó, chồng tôi cũng trách móc vì tôi đã không hoàn thành trách nhiệm của một cô con dâu.
Nhà chồng tôi có hai người con trai, một là chồng tôi và một người em trai nữa. Em dâu làm công nhân, dễ dàng xin nghỉ nên lo lắng việc nhà rất chu đáo. Tôi vừa biết ơn em ấy vừa cảm thấy nặng nề, áp lực. Bởi mẹ chồng tôi luôn khen ngợi em ấy, chê bai tôi.
Video đang HOT
Bất cứ khi nào có khách khứa, mẹ chồng tôi lại cạnh khóe: “Lấy vợ giáo viên tưởng được nhờ. Không ngờ nó còn chẳng bằng con dâu út tôi, chỉ làm công nhân mà thương cha thương mẹ, sống hiếu thuận chu đáo”. Mẹ chồng tôi nói mà không hề nghĩ tôi sẽ bị tổn thương hay tủi thân. Nhiều khi nghe mẹ nói xong, tôi chỉ biết vào nhà tắm mà khóc một mình.
Mới đây, tôi lôi hết gối, ga cũ ra thay một loạt. Khi thay phòng mẹ chồng, bà cũng không nói tiếng nào còn khen bộ gối mới tôi mua rất đẹp. Đây là lần đầu tiên được mẹ chồng khen nên tôi vui lắm.
Khi đem gối cũ ra bỏ rác, tôi có ý định móc bông gòn cũ ra, giặt sạch, phơi khô để làm mấy cái nệm ngồi ăn cơm. Vì là giáo viên mầm non nên chuyện này với tôi rất dễ làm. Không ngờ, khi đang móc gối của mẹ chồng thì tôi phát hiện có một bọc vải cứng bên trong. Lấy ra, tôi ngạc nhiên hết sức khi thấy trong đó có tới 3 cây vàng.
Tôi đem vào đưa lại cho mẹ chồng. Cứ nghĩ bà sẽ vui mừng khi thấy vàng của mình. Không ngờ, bà cầm vàng nhìn tới nhìn lui rồi mắng tôi: “Đấy, đấy, vàng tôi giấu trong ruột gối mà nó cũng biết mà moi móc ra. Tôi biết ngay mà, cô lấy lí do thay gối để lấy vàng của tôi. Nay thấy không ăn được nên trả lại chứ gì?”.
Tôi sững sờ. Nếu muốn lấy, tôi đã không đem trả lại rồi. Thật không ngờ, tôi sống bằng cái lòng, cái tâm với mẹ chồng, mà bà lại luôn xem tôi là kẻ thù. Bà luôn tìm cớ để mắng mỏ, xỏ xiên tôi như thế.
Tôi khóc, kể lại mọi việc cho chồng nghe, anh ôm tôi an ủi. Anh nói sau khi bị đột quỵ, trí nhớ của mẹ chẳng còn như xưa nên tôi đừng giận mẹ. Tôi biết chứ, mẹ đi lại được đã là một việc may mắn rồi. Nhưng cũng không được nghi oan cho tôi như thế chứ?
Từ hôm đó đến nay, mẹ chồng luôn nghi ngờ, canh chừng và không cho tôi vào phòng bà nữa. Tôi buồn quá. Có nên dọn ra ở riêng không mọi người? Tôi sợ chồng tôi không đồng ý. Mà sống với mẹ chồng, tôi bị áp lực quá.
Theo Giadinh
Câu chuyện về bà mẹ chồng `trót` tặng con dâu nhẫn kim cương trong ngày cưới
Muốn nở mặt với thông gia và bạn bè, ngoài số vàng báo trước, bà Yến (TP HCM) tặng con dâu thêm chiếc nhẫn kim cương...
Bà Yến (60 tuổi, quận 3, TP HCM) làm nghề kinh doanh tự do. Hai năm trước, con trai bà đưa bạn gái là chị Thanh Tú (28 tuổi) làm trong ngành hàng không, gia thế giàu có, về ra mắt. Bà Yến rất tự hào, gặp ai cũng khoe. Hồi tháng 3 vừa qua, bà đứng ra tổ chức lễ cưới cho các con.
Ban đầu, bà tính sẽ tặng các con hơn ba cây vàng để làm của hồi môn. Nhưng khi biết nhà gái sẽ cho các con vàng, một căn nhà cùng nội thất như: tivi, tủ lạnh, điều hòa.., bà Yến sợ nhà mình lép vế nên quyết định mua thêm chiếc nhẫn kim cương giả, dự định trao con dâu xong sẽ nói rõ.
Bữa tiệc diễn ra suôn sẻ, bà Yến mải vui quên nói sự thật với các con. Hết tháng trăng mật, vợ chồng con muốn bán số vàng bố mẹ cho để đầu tư kinh doanh thì phát hiện sự thật về chiếc nhẫn. Dù các con không trách, nhưng bà Yến thấy áy náy, có lỗi.
Hơn một tháng liền bà sợ đối diện với các con, sợ nghe phải những lời dị nghị và sợ nhà thông gia chê cười. Cuối cùng, bà quyết định đi gặp chuyên gia tâm lý để tìm hướng giải quyết.
Tiếp nhận sự việc, thạc sĩ tâm lý Lê Thị Minh Hoa, Viện tâm lý và Giáo dục Pháp luật TP HCM quyết định để mẹ con họ gặp nhau và nói hết suy nghĩ, khúc mắc. "Ban đầu, bà Yến rất ngượng với con dâu. Phải đến khi nghe chị Thanh Tú nói không giận mà còn thương mẹ nhiều hơn bà mới vui vẻ", thạc sĩ Hoa nhớ lại.
Vị chuyên gia cũng còn nhớ câu chuyện của chị Hương (huyện Củ Chi, TP HCM), tìm đến nhờ tư vấn làm sao thoát được chồng mới cưới hơn 6 tháng vì phát hiện hơn một cây vàng do nhà chồng tặng là giả. Dù bà Hoa đã khuyên chị nên bình tĩnh, số vàng nhận không quan trọng, quan trọng vẫn là tình cảm hai vợ chồng và tình thương nhà chồng dành cho mình, chị Hương vẫn nhất định không chịu. "Một năm sau, cô ấy báo cho tôi đã được tòa chấp nhận cho ly hôn", bà Hoa kể.
Cũng vì muốn thể hiện với nhà gái, bà Lan (Bình Thuận) muốn tặng vàng cho con trong lễ cưới hồi năm 2017. Nhà không có điều kiện, vợ chồng bà quyết định đi mượn chiếc lắc tay và chiếc kiềng vàng của hai người chị, tổng cộng hơn 6 chỉ, về trao cho con dâu. Đám cưới xong, bà nói các con đưa lại vàng để mang trả thì mâu thuẫn xảy ra. Cuối cùng, vợ chồng bà phải đi vay nợ mua trả lại cho hai người chị.
Bà Hoa cho biết, chuyện tặng vàng giả hay mượn vàng để trao trong ngày cưới khá phổ biến, do nhiều người không có điều kiện nhưng có tính sĩ diện, thích thể hiện mình. Họ thường không lường hết hậu quả. Còn người nhận khi biết được sự thật thì rất sốc, nghĩ mình không được tôn trọng, nên sinh tâm lý ghét ngược.
"Vàng, tiền hay các vật dụng có giá trị chỉ là thước đo về mặt vật chất chứ không phải giá trị hạnh phúc. Cái quan trọng là hạnh phúc của các con, mối quan hệ hòa thuận giữa mẹ chồng - nàng dâu, giữa hai gia đình thông gia với nhau", bà Hoa nói. Theo vị chuyên gia, để tránh xảy ra những chuyện không đáng có, trước đám cưới, hai gia đình, cô dâu - chú rể nên ngồi lại nói thẳng về tài chính, điều kiện kinh tế để có kế hoạch phù hợp, đừng vì hơn thua, muốn thể hiện mà đẩy ra những chuyện không đáng.
Theo Phununews
Tránh thật xa với những kiểu nhà chồng này nếu không sẽ khổ cả đời Nếu gặp 3 kiểu nhà chồng này, chị em hãy tránh thật xa kẻo cả đời khổ sở nhé! ảnh minh họa Phụ nữ nào cũng mong muốn có cho mình một người chồng tử tế, một gia đình chồng tâm lý, xem mình như con cái trong nhà. Thế nhưng, để có được một người mẹ chồng thương yêu con dâu, bố...