Phát hiện 3 ca nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng tại TP Hồ Chí Minh
Khuya ngày 18/1, Đại tá TS Vũ Hải Nam, Giám đốc Bệnh viện (BV) 30-4, Bộ Công an cho biết ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên trong cộng đồng đã được phát hiện.
Các ca biến chủng này được phát hiện qua sự cảnh giác của các kỹ thuật viên Phòng xét nghiệm Sinh học phân tử BV 30-4, Bộ Công an
Chiều 18/1, BV 30-4 cũng đã có buổi làm việc với các Chuyên gia dịch tễ và y tế dự phòng của BV Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) về các trường hợp trên.
Cán bộ phòng xét nghiệm sinh học phân tử BV 30-4 cho biết, trước đó vào ngày 15/1, BV có nhận được một số mẫu xét nghiệm đề nghị xét nghiệm PCR trên các bệnh nhân có kết quả dương tính với Sars-CoV-2.
Phòng xét nghiệm sinh học phân tử tại BV 30-4.
Video đang HOT
Kết quả xét nghiệm PCR Sars-CoV-2 bằng qui trình TapPath (Thermal Fisher Scientifie) tại BV 30-4 phát hiện gene S bất thường, trong khi PCR các gene mục tiêu khác cho kết quả bình thường. Chính điều này đã gây sự chú ý của các kỹ thuật viên tại phòng xét nghiệm PCR của BV 30-4.
Ngay sau đó, các cán bộ phòng đã báo cáo Ban Giám đốc BV 30-4 và được chỉ đạo thông báo ngay cho các đơn vị liên quan. Đồng thời ngày 16/1 các mẫu xét nghiệm được gửi tới BV Bệnh Nhiệt đới để thực hiện giải trình tự gene khẳng định Sars-Cov-2 biến chủng.
Chiều ngày 18/1, kết quả thu được là 3 bộ gene từ 3 mẫu bệnh phẩm mang đi giải mã định danh bằng phần mềm chuyên dụng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cho thấy cả 3 bộ gene này thuộc biến chủng Omicron ( BA.1).
Ba mẫu bệnh phẩm này là của 3 bệnh nhân có tên: K. (SN 1987, ngụ tại huyện Bình Chánh); T. (SN 1991), ngụ quận 11 và H. (SN 1976), ngụ quận Gò Vấp.
Ngày 15/1, ba người này có triệu chứng đau họng và chảy nước mũi nên đến khám tại một phòng mạch tư, được lấy mẫu xét nghiệm (phết họng) gửi BV 30-4 nhờ làm xét nghiệm PCR.
Kết quả xét nghiệm PCR Sars-CoV-2 bằng qui trình TapPath (Thermal Fisher Scientifie) tại BV 30-4 phát hiện gene S bất thường nên tiếp tục được gửi mẫu sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới để làm xét nghiệm giải trình tự gene.
Như vậy đây là 3 ca COVID-19 nhiễm biến thể Omicron đầu tiên được phát hiện ra tại cộng đồng và nhờ từ sự cảnh giác của các kỹ thuật viên BV 30-4.
Các trường hợp bệnh nhân trên cũng đã được báo cáo tới Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vào chiều tối 18/1. Các ca tiếp xúc gần đang được khoanh vùng, điều tra để nắm và giám sát.
Cần Thơ xác minh thông tin công khai rao bán thuốc kháng virus
Thanh tra Sở Y tế TP Cần Thơ ngày 23-12 cho biết đang nhờ cơ quan chức năng làm rõ việc đăng tải rao bán thuốc kháng virus Molnupiravir trên trang Facebook cá nhân của một người sống tại TP Cần Thơ.
Trang cá nhân của một người tại Cần Thơ rao bán thuốc Molnupiravir - Ảnh chụp màn hình
Theo đó, một tài khoản cá nhân tại Cần Thơ đã đăng công khai thông tin rao bán thuốc Molnupiravir. Thông tin viết: "Chắc ai đó sẽ cần, 9.xxx (giá thị trường 10-15tr) Mua từ 2 hộp fix giá yêu thương. Ib zalo số điện thoại..." kèm hình ảnh chai và hộp thuốc. Bài đăng ngày 4-12 và khi có người liên hệ thì người này cho rằng mình đăng ký mua sử dụng ở TP.HCM, chia sẻ lại địa chỉ mua cho người có nhu cầu, chứ không bán.
Điều đáng nói, dư luận tại TP Cần Thơ xôn xao khi cho rằng người rao bán này là con dâu của một cán bộ y tế đang công tác tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ.
Nhiều người đặt câu hỏi, liệu có tình trạng "không trong sáng", hoặc "chân trong chân ngoài" hay không? Vì thuốc Molnupiravir đang thiếu hụt trong hệ thống y tế công để điều trị bệnh nhân COVID-19 trong chương trình điều trị có kiểm soát; trong khi bên ngoài rao bán tràn lan với giá "cắt cổ".
Trả lời câu hỏi có hay không việc cán bộ "chân trong chân ngoài", ông Huỳnh Minh Trúc - giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ - cho biết chuyện rao bán thuốc điều trị COVID-19 trên mạng không liên quan đến cán bộ của CDC Cần Thơ.
Theo ông Trúc, CDC Cần Thơ không hề được cấp thuốc Molnupiravir, thuốc này nằm trong chương trình thử nghiệm điều trị COVID-19 và do Sở Y tế TP Cần Thơ trực tiếp quản lý, sở phân phối thuốc trực tiếp cho các trung tâm y tế quận, huyện để cấp phát cho người bệnh. Còn việc quan hệ cá nhân giữa người đăng bài rao bán và cán bộ trung tâm ông không nắm.
Theo ông Phan Khắc Hoàng - chánh thanh tra Sở Y tế TP Cần Thơ, thuốc này nằm trong chương trình thử nghiệm có kiểm soát, chưa được cấp phép sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. Việc rao bán thuốc công khai trên mạng như vậy là vi phạm, thuốc này là từ nguồn trôi nổi hay từ đâu tuồn ra là vấn đề cần làm rõ. Thanh tra cũng đã xác minh bước đầu và đang nhờ cơ quan chức năng điều tra thêm.
Y tế quận vùng cam tiếp nhận quà tài trợ cho bệnh nhân COVID-19 Trung tâm y tế quận Đống Đa, Hà Nội, một trong 2 quận vùng cam thủ đô vừa tiếp nhận 10.000 lọ keo ong Beelad từ Công ty TNHH Thương mại & Sản xuất Dư Oanh tặng cho các F0 trên địa bàn quận. TTYT Quận Đống Đa Hà Nội tiếp nhận hàng tài trợ cung cấp cho bệnh nhân COVID-19 đang điều...