Phát hiện 2 loài cá mập mới ở Ấn Độ Dương
Một nhóm các nhà khoa học biển quốc tế vừa tuyên bố đã phát hiện ra hai loài cá mập sáu mang mới ở khu vực vùng biển Ấn Độ Dương.
Loài cá mập Pliotrema kajae mới được phát hiện.
Phát hiện được thực hiện trong một cuộc điều tra về nghề cá quy mô nhỏ. Bài báo nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Plos One.
Pliotrema kajae và Pliotrema annae là tên hai loài cá mập mới được tìm thấy ngoài khơi bờ biển Zanzibar và Madagascar. Các chuyên gia cho biết phát hiện này đặc biệt đáng chú ý vì hiếm khi nhìn thấy cả hai loài cùng lúc như vậy.
Các nhà nghiên cứu chia sẻ hai loài cá mập mới có thể đạt chiều dài khoảng 1,5m. Chúng có mõm dài và răng sắc nhọn.
Video đang HOT
“Năm ngoái, nhóm của chúng tôi đã nhấn mạnh việc khai thác rất nhiều cá mập và cá đuối ở Tây Nam Ấn Độ Dương và nhu cầu cấp thiết phải mở rộng các nỗ lực trên toàn cầu để đánh giá tác động của các nghề cá này đối với các loài dễ bị tổn thương”, tiến sĩ Andrew Temple thuộc Đại học Newcastle nói.
Phát hiện này cũng được đặc biệt chú ý bởi liên quan đến tái thực thi tầm quan trọng của khu vực phía tây Ấn Độ Dương đối với đa dạng sinh học của cá mập và cá đuối.
Trong khi đó, tiến sĩ Simon Weigmann thuộc Phòng thí nghiệm nghiên cứu Elasmobranch ở Hamburg nhận định rất ấn tượng khi các nhà khoa học tìm thấy tận hai loài cá mập mới.
Weigmann lưu ý thêm rằng kiến thức về loài cá mập này ở phía tây Ấn Độ Dương nói chung vẫn còn rất ít nhưng xem xét sự phân bố độ sâu đã biết của chúng, cả hai loài mới đều có khả năng bị ảnh hưởng bởi hoạt động đánh bắt cá. Tuy nhiên, phạm vi hạn chế và hiếm có của cả hai loài cá mập mới cũng làm dấy lên mối lo ngại rằng chúng dễ bị đánh bắt quá mức và có thể tiếp tục suy giảm. Loài này chỉ được biết đến từ độ sâu 20 đến 35m dưới mặt nước biển.
Trang Phạm
Theo dantri.com.vn/Fox News
Ấn tượng và độc đáo khi dùng cà kheo câu cá, của ngư dân quốc đảo Sri Lanka
Ngồi trên cà kheo để câu cá là phương pháp đánh cá độc đáo của quốc đảo Sri Lanka, ngoài khơi bờ biển Ấn Độ của Ấn Độ Dương.
Ngư dân ngồi trên thanh cây ngang ( petta) buộc vào cột dọc cắm trên cát cách bờ biển vài mét. Ngồi trên cao, ngư dân thả dây xuống câu cá. Mặc dù cách câu cá này có vẻ nguyên thủy và cổ xưa, nhưng dùng cà kheo câu cá của ngư dân mới xuất hiện gần đây.
Cách câu cá bằng cà kheo bắt đầu trong Thế chiến II khi tình trạng thiếu lương thực và các điểm câu cá quá đông khiến một số người nảy ý tưởng câu cá trên mặt nước. Lúc đầu, họ ngồi trên xác con tàu bị lật và máy bay bị rơi, sau đó một số người bắt đầu dựng cà kheo trên vùng rạn san hô. Phương pháp này được truyền lại cho nhiều thế hệ ngư dân sống dọc bờ biển phía nam dài 30 km từ thị trấn Unawatuna đến Weligama.
Lợi nhuận đánh bắt cá giảm dần. Trận sóng thần năm 2004 đã tàn phá phần lớn bờ biển Ấn Độ Dương, làm biến dạng bờ biển Sri Lanka, vì vậy không thể câu cá bằng phương pháp cà kheo. Hoạt động câu cá dừng hoàn toàn trong suốt đợt gió mùa hằng năm. Ngày nay, hầu như ngư dân không còn truyền lại nghề cho con cháu, thay vào đó họ thuê người ngồi trên cà kheo câu cá diễn cho nhiếp ảnh gia chụp và phục vụ du lịch.
Yến Phạm
Theo dulich.petrotimes.v n
"Đệ nhất nọc độc" của giới tự nhiên: Nọc của rắn hổ mang cũng chẳng thấm vào đâu! Nhìn sinh vật độc nhất hành tinh này có vẻ rất hiền lành và vô hại... Ảnh: Pinterest Chúng ta thường sợ rắn như một bản năng sinh tồn từ xa xưa. Trong tiềm thức của mỗi người thì rắn có thể gây chết người bởi nọc độc của mình. Thế nhưng nếu so với nọc độc của những loài vật này thì...