Phát động thí điểm ứng dụng Kết nối thanh thiếu niên
Ngày 18/12, tại Trường Trung học Phổ thông Hoàng Hoa Thám, thành phố Pleiku ( tỉnh Gia Lai), Quỹ Phòng chống thương vong châu Á (Quỹ AIP) phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ phát động thí điểm Ứng dụng Kết nối Thanh thiếu niên.
Các đại biểu, giáo viên và học sinh hát động thí điểm Ứng dụng Kết nối Thanh thiếu niên kết. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN
Đây hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói” được triển khai tại 3 tỉnh, thành phố gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) và tỉnh Yên Bái. 1.800 học sinh đến từ 18 trường Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông, Cao đẳng và Đại học tham gia hoạt động này; riêng tại tỉnh Gia Lai có 5 trường trên địa bàn thành phố Pleiku tham gia dự án.
Theo bà Hoàng Na Hương, Phó tổng giám đốc điều hành Quỹ Phòng chống thương vong châu Á tại Việt Nam cho biết, ứng dụng Kết nối Thanh thiếu niên là một công cụ hỗ trợ giới trẻ trực tiếp chia sẻ ý kiến và báo cáo những nơi an toàn hoặc những nơi có nguy cơ gây rủi ro cho người tham gia giao thông đường bộ. Ý kiến đánh giá của các em được chia sẻ từ ứng dụng sẽ được thu thập và khuyến nghị đến các cơ quan chức năng để đưa ra các chiến lược và giải pháp nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.
Các điểm có nguy cơ rủi ro hay còn gọi là “điểm đen giao thông” mà các em chia sẻ thông qua ứng dụng sẽ là cơ sở giúp việc đánh giá hạ tầng giao thông chi tiết hơn bằng công cụ Xếp hạng sao trường học (SR4S). Công cụ này là thước đo khách quan về mức độ an toàn hay rủi ro mà trẻ em phải đối mặt trên con đường đến trường và cũng là công cụ hữu ích giúp ngành chức năng đưa ra các biện pháp can thiệp để phòng ngừa và giảm thương vong do tai nạn giao thông.
Phát biểu tại buổi Lễ, Thượng tá Phạm Việt Công, Cục phó Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia nhấn mạnh, ứng dụng Kết nối Thanh thiếu niên sẽ tạo ra một sự khác biệt lớn cho thế hệ trẻ. Giới trẻ là tương lai của đất nước, vì vậy mỗi chúng ta cần đặc biệt quan tâm lắng nghe ý kiến của các em để đưa ra những biện pháp tối ưu nhất trong việc giải quyết những vấn đề mất an toàn giao thông mà các em đang phải đối mặt. Chúng ta phải cùng nhau chung tay góp sức thì mới có thể đạt được mục tiêu xây dựng những cung đường an toàn tại Việt Nam.
Thời gian vừa qua, Quỹ Phòng chống thương vong châu Á đã phối hợp với Chương trình đánh giá đường bộ Quốc tế và Bộ Giao thông vận tải tổ chức các khóa tập huấn giới thiệu và hướng dẫn sử dụng Ứng dụng Kết nối Thanh thiếu niên cho các cơ quan đối tác và giáo viên ở các trường dự án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Pleiku (Gia Lai) và tỉnh Yên Bái. Tại các buổi tập huấn, các giáo viên được nghe giới thiệu về dự án và cách sử dụng ứng dụng Kết nối Thanh thiếu niên cùng những kiến thức về an toàn giao thông đường bộ cần thiết để truyền đạt lại cho học sinh, sinh viên của mình.
Video đang HOT
Các giáo viên và học sinh thực hành trực tiếp ứng dụng kết nối thanh thiếu niên trên điện thoại thông minh. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN
Em Nguyễn Lê Tú Trinh, học sinh lớp 11A1, Trường Trung học Phổ thông Hoàng Hoa Thám, thành phố Pleiku chia sẻ, hầu hết học sinh chúng em sau khi được các thầy, cô truyền đạt, hướng dẫn sử dụng ứng dụng đều nhận thấy rằng Ứng dụng Kết nối Thanh thiếu niên là một công cụ rất hữu ích và dễ sử dụng. Chúng em có thể dễ dàng dùng ứng dụng này để báo cáo đến chính quyền địa phương những địa điểm, cung đường mà chúng em cảm thấy an toàn/không an toàn/rất không an toàn, từ đó giúp các cơ quan chức năng có những cải thiện để đảm bảo an toàn giao thông. Em rất vui được tham gia dự án “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói”, sử dụng thí điểm ứng dụng Kết nối Thanh thiếu niên vì được góp một phần công sức cho công tác đảm bảo an toàn giao thông của đất nước mình.
Dự án “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói” triển khai trong ba năm (từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2024) được tài trợ bởi Quỹ Botnar (một Quỹ từ thiện được thành lập tại Thụy Sĩ với mục tiêu cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho thanh thiếu niên tại các thành phố trên khắp thế giới) phối hợp với Quỹ FIA (một tổ chức từ thiện độc lập được đăng ký tại Vương quốc Anh ra đời nhằm hỗ trợ một chương trình quốc tế về các hoạt động thúc đẩy an toàn đường bộ, môi trường và giao thông bền vững) và hai đối tác quốc tế là Công ty công nghệ và phân tích không gian tiên tiến Anditi (Australia) và Chương trình Đánh giá Đường bộ Quốc tế (iRAP). Dự án “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói” dự kiến sẽ được nhân rộng ra các khu vực và quốc gia lân cận sau khi thực hiện thí điểm thành công tại Việt Nam.
Bến Tre: Cần sửa chữa khẩn cấp tình trạng bong tróc, 'ổ gà' trên quốc lộ 57, đảm bảo ATGT
Hiện nay, nhiều đoạn trên các tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh Bến Tre bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng đến việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân.
Khắc phục 'ổ gà' sau mưa lũ, bảo đảm an toàn giao thông trên QL 1 đoạn qua Bình Định Quốc lộ 1 đoạn qua Phú Yên bị hư hỏng nặng, xuất hiện nhiều 'ổ gà' Cầu Long Biên rỉ sét, đầy ổ gà, khe nứt nhìn rõ cả mặt nước sông Hồng Chi chít 'ổ gà', 'ổ trâu' trên Quốc lộ 24C .
Tại Quốc lộ 57C, đoạn qua khu vực ấp 6, xã An Thủy, huyên Ba tri cũng xảy ra tình trạng hư hỏng.
Do đường xấu, đọng nước nên đã xảy ra một số vụ tại nạn giao thông khiến người dân rất bức xúc.
Hơn 3 tháng qua, đoạn đường trước nhà ông Trương Minh Cảnh (ngụ ấp Thị, xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam) luôn trong tình trạng bị ngập nước. Nhiều người đi qua đây đã bị ngã rất nguy hiểm. Từ thực tế trên, ông đã in biển để cảnh báo các phương tiện khi qua lại đoạn đường này. Nhờ có tấm biển báo tự chế của ông Cảnh nhiều phương tiện qua lại đã chủ động giảm tốc độ, hạn chế tai nạn giao thông.
Ông Cảnh cũng như nhiều người dân xung quanh mong muốn, nhà nước sớm có dự án cải tạo, nâng cấp đoạn đường này, tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện qua lại.
Một số điểm khác trên Quốc lộ 57 như các xã An Định, Hương Mỹ (huyện Mỏ Cày Nam), Tân Phong (huyện Thạnh Phú) cũng bị hư hỏng cần được sửa chữa khẩn cấp để bảo đảm an toàn giao thông (ATGT).
Trên tuyến Quốc lộ 57B qua địa bàn huyện Bình Đại có nhiều điểm bị hỏng, các phương tiện đi khó khăn. Ông Trần Thanh Sơn, ngụ xã Lộc Thuận, huyện Bình Đại cho hay, đoạn đường trước nhà ông dài hơn 200m bị hư hỏng nặng, hai bên lề đường lúc nào cũng ngập nước do không có hệ thống cống thoát nước. Nếu xe tải lớn chạy ngang nước tràn vào nhà ông. Bên cạnh đó, lớp tráng nhựa mặt đường không còn, các tảng đá to xuất hiện, nhiều người chạy xe qua đây bị trượt bánh rất nguy hiểm.
Theo ông Trần Thanh Sơn, đoạn đường bị hư hỏng hơn một năm trước nhưng thời gian gần đây sau khi ảnh hưởng bởi các đợt bão gây mưa nhiều, tình trạng hư hỏng ngày càng nghiêm trọng hơn, phương tiện giao thông qua lại rất khó khăn, thường xuyên bị tai nạn. Vì vậy, người dân mong muốn cơ quan chức năng sớm sửa chữa, nâng cấp để phục vụ đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân...
Tại Quốc lộ 57C, đoạn qua khu vực ấp 6, xã An Thủy, huyên Ba Tri cũng xảy ra tình trạng hư hỏng tương tự khi tuyến đường này đưa vào sử dụng khá lâu, số phương tiện vận tải tăng nhanh...
Theo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bến Tre, đơn vị đã có công văn gửi Cục Đường bộ Việt Nam báo cáo tình trạng hư hỏng nền, mặt đường do ảnh hưởng của triều cường, mưa lớn kéo dài và hoàn lưu bão số 6 trên các tuyến quốc lộ thuộc địa bàn tỉnh. Cụ thể, thời gian gần đây, tình trạng ngập nước cục bộ một số vị trí mặt đường, làm cho mặt đường bị bong tróc, "ổ gà", gây khó khăn cho người tham gia giao thông trên các tuyến Quốc lộ 57, Quốc lộ 57B và Quốc lộ 57C.
Sau khi kiểm tra, các vị trí hư hỏng không trùng lắp khối lượng sửa chữa thường xuyên hay công trình đang trong thời gian bảo hành, các đoạn thuộc kế hoạch không trùng lắp khối lượng công trình khắc phục hậu quả thiên tai đảm bảo giao thông bước 1... Trong khi đó, từ năm 2020 đến nay, trên các tuyến quốc lộ thuộc địa bàn tỉnh Bến Tre không có công trình khắc phục hậu quả thiên tai bảo đảm giao thông bước 1.
Do khối lượng hư hỏng lớn, vượt ngoài kinh phí duy tu bảo dưỡng thường xuyên năm 2022, để bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến, Sở Giao thông Vận tải báo cáo Cục Đường bộ Việt Nam về tình trạng hư hỏng và đề xuất phương án xử lý với tổng diện tích sửa chữa dự kiến hơn 20.000 m2, kinh phí gần 9 tỷ đồng.
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bến Tre Cao Minh Đức cho hay, trên địa bàn có 4 tuyến quốc lộ đi qua với chiều dài hơn 270 km. Trong đó, có 3 tuyến quốc lộ gồm: Quốc lộ 57, Quốc lộ 57B và Quốc lộ 57C gần đây bị hư hỏng làm bong tróc mặt đường, xuất hiện nhiều "ổ gà" đọng nước gây khó khăn cho phương tiện tham gia giao thông.
Người dân gắn biển cảnh báo cho người và phương tiện khi tham gia giao thông tại khu vực nguy hiểm.
Sở đã có văn bản đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông Vận tải ban bố tình huống khẩn cấp về thiên tai khu vực bị hư hỏng, đồng thời cho phép thi công các công trình khẩn cấp. Khi đó sẽ nhanh chóng tiến hành khắc phục để bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ này.
Địa phương đang chờ nguồn kinh phí để khắc phục, sửa chữa. Một số đoạn đường chỉ khắc phục tạm thời, không bảo đảm an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông. Trong khi đó, hàng ngày phương tiện tham gia giao thông phải đối mặt với nguy cơ tai nạn giao thông luôn rình rập do mặt đường bong tróc, hư hỏng. Người dân mong muốn sớm được khắc phục một cách căn cơ để bảo đảm an toàn giao thông, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán cận kề, khi mật độ phương tiện giao thông tăng cao.
Vành đai 2 nối 3 quận trung tâm của Hà Nội đang dần thành hình Sau hơn 4 năm thi công, vành đai 2 trên cao của Hà Nội (đoạn từ Ngã Tư Sở tới cầu Vĩnh Tuy) sắp hoàn thiện. Đây là dự án có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, nối liền 3 quận trung tâm gồm: Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng. Dự án đường Vành đai 2 khởi công từ năm...