Phát động chương trình Bệ phóng thương mại điện tử Tây Nguyên
Để thương mại điện tử tại Việt Nam phát triển mạnh hơn và chuyên nghiệp hơn, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp, tổ chức liên quan để triển khai các hoạt động đào tạo, kết nối và thương mại điện tử hiệu quả.
Ảnh minh họa: Nguyễn Thành/TTXVN
Chương trình “Bệ phóng Thương mại điện tử Tây Nguyên” sẽ diễn ra từ trung tuần tháng 7 tới cuối tháng 8/2022 tới đây là một trong số những hoạt động này.
Ông Đặng Hoàng Hải-Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã khẳng định như vậy tại buổi họp báo phát động chương trình “Bệ phóng thương mại điện tử Tây Nguyên”vào chiều 19/7, tại Hà Nội do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức.
Chương trình “Bệ phóng thương mại điện tử Tây Nguyên” với mục tiêu đào tạo về thương mại điện tử chuyên sâu cho đối tượng là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh vừa và nhỏ trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên. Theo kế hoạch, chương trình sẽ trở thành điểm khởi đầu cho những hoạt động hỗ trợ chuyên sâu từ phát triển nguồn nhân lực, đào tạo kiến thức tới tư vấn, triển khai các hoạt động phát triển thương mại điện tử.
“Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số kỳ vọng những chương trình đào tạo với những giải pháp tốt nhất, hiệu quả nhất về thương mại điện tử sẽ tiếp cận được tới những doanh nghiệp, cá nhân đang có nhu cầu phát triển thương mại điện tử trên địa bàn Tây Nguyên”, ông Đặng Hoàng Hải khẳng định.
Trong giai đoạn thế giới chống chọi với đại COVID-19 cùng rất nhiều bất ổn liên quan đến chính trị và đặc biệt việc chuỗi cung ứng bị đứt gãy, thương mại điện tử là một điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh ảm đạm kinh tế toàn cầu.
Nhận thức được điều này, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã và đang triển khai rất nhiều hoạt động theo cả chiều sâu và chiều rộng với mục đích hỗ trợ nhiều nhóm doanh nghiệp ở nhiều ngành nghề khác nhau triển khai thành công, hiệu quả các mô hình thương mại điện tử.
Số liệu mới nhất của Amazon Global Selling, tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam trên nền tảng này ở nhiều ngành, đặc biệt ngành Home Decor đã tăng tới gần 500% trong giai đoạn từ 2020 – 2021.
Các sản phẩm được xuất khẩu từ Việt Nam thông qua nền tảng thương mại điện tử chủ yếu được sản xuất tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ hoặc được chế biến, sản xuất dựa trên nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương.
Theo tổng hợp từ các sàn thương mại điện tử nội địa như Shopee, Tiki, Lazada…, giá trị giao dịch trong 2 năm 2021 và 2022 lần lượt tăng trưởng 15 và 20%. Những con số minh chứng cho sự phát triển và quan tâm của nhiều doanh nghiệp, cá nhân đối với hình thức thương mại này.
Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử (Ecomviet) – đơn vị được giao tổ chức chương trình cho biết: Đây là chương trình khởi đầu cho mô hình đào tạo online to offline. Chương trình bao gồm một chuỗi các hoạt động, sự kiện liên quan nhằm thúc đẩy sự hoạt động thương mại điện tử của khu vực Tây Nguyên phát triển.
Chương trình “Bệ phóng thương mại điện tử Tây Nguyên” sẽ tổ chức đào tạo, tập huấn cho hơn 1.500 doanh nghiệp, hộ kinh doanh vừa và nhỏ trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên theo hình thức online.
Video đang HOT
Diễn giả tham gia chương trình là các giảng viên, chuyên gia đến từ các doanh nghiệp đối tác lớn đã và đang cung cấp các nội dung đào tạo về thương mại điện tử, kinh nghiệm triển khai thực tiễn cũng như những bài học thực tế từ sự phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam cũng như quốc tế.
“Chúng tôi kỳ vọng, đây sẽ là sự kiện kết nối hiệu quả giữa doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng hóa khu vực Tây Nguyên với lượng lớn các đơn vị cung cấp các dịch vụ, giải pháp về thương mại điện tử uy tín trên cả nước”, Giám đốc Ecomviet Nguyễn Văn Thành thông tin.
Theo Ban Tổ chức, trong chương trình “Bệ phóng thương mại điện tử Tây Nguyên”, bên cạnh các buổi đào tạo, tập huấn, Ban Tổ chức còn triển khai nhiều buổi tọa đàm liên quan đến các nội dung như xây dựng doanh nghiệp trên môi trường thương mại điện tử; sàn thương mại điện tử; nền tảng truyền thông trên mạng xã hội… với sự góp mặt của các chuyên gia, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Ngoài ra còn có các chương trình triển lãm, giới thiệu những giải pháp, nền tảng, dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử được kỳ vọng đem tới những cơ hội kết nối giữa nhà cung cấp tới chính xác các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn có nhu cầu phát triển thương mại điện tử.
Đáng chú ý, ngoài những chương trình chuyên môn về đào tạo, tập huấn, Ban tổ chức còn phát động giải chạy “Hưởng ứng phong trào phát triển Thương mại điện tử Việt Nam” theo hình thức chạy trực tuyến. Điều này nhằm mong muốn lan toả thông điệp phát triển thương mại điện tử tới các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân trên cả nước và gây dựng quỹ tài trợ những tài năng Thương mại điện tử trong tương lai.
Nhức nhối nạn buôn lậu, hàng giả và lừa đảo qua thương mại điện tử
Thương mại điện tử đang là mảnh đất màu mỡ, khiến nhiều đối tượng lợi dụng để kinh doanh hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc và cả hàng cấm.
Thậm chí nhiều đối tượng kinh doanh còn trả phí cho Facebook, Google... để quảng cáo hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, thậm chí lừa đảo khách hàng.
Trước tình trạng lợi dụng không gian mạng để lừa đảo người tiêu dùng đang ngày càng phổ biến tại các sàn thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) khuyến cáo 3 thủ đoạn tài sản đang tác động xấu đến người tiêu dùng cũng như hoạt động thương mại điện tử.
Lợi dụng kẽ hở
Xu hướng tiêu dùng online ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Ảnh minh họa: Minh Tú/TTXVN
Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, đối tượng thường lập tài khoản người bán với thông tin giả trên sàn thương mại điện tử, sau đó giả mạo các cửa hàng, công ty kinh doanh trên thực tế để tạo lòng tin cho khách hàng.
Cùng đó, các đối tượng này sẽ đăng bán các sản phẩm có mức giá rẻ hơn giá niêm yết từ 3-4 lần kèm thêm thông tin như "giảm giá sốc", "thanh lý xả kho". Đáng lưu ý, hầu hết những mặt hàng này đều có giá trị cao, nhỏ gọn, dễ có hàng giả, hàng nhái như đồ điện tử hay điện thoại di động.
Hơn nữa, khi người mua đặt đơn hàng, các đối tượng sẽ được sàn thương mại điện tử cung cấp thông tin cá nhân của người mua.
Do vậy, các đối tượng này sẽ sử dụng các phương thức như Zalo, Facebook để chủ động liên lạc, dụ dỗ khách hàng mua các mã giảm giá (voucher) để giao dịch trực tuyến.
Việc này nhằm hướng khách hàng không thông qua sàn thương mại điện tử với mức giá thấp hơn mức giá đang niêm yết. Sau khi người bị hại chuyển khoản thanh toán, các đối tượng chặn liên lạc hoặc gửi bưu kiện; trong đó, có các vật phẩm không giá trị.
Ngoài ra, các đối tượng cài đặt đơn hàng ở trạng thái treo hoặc hủy đơn hàng nhưng vẫn tạo đơn vận chuyển của các công ty vận chuyển đến địa chỉ người mua. Khi đó đối tượng tráo hàng, thay đổi hàng thật bằng các mặt hoặc vật phẩm không có giá trị.
Đặc biệt, khách hàng thường sử dụng phương thức thanh toán trả trước và không kiểm tra sản phẩm khi nhận hàng. Bên cạnh đó, không ít khách hàng vẫn cho rằng đây là sản phẩm đặt mua trên sàn thuơng mại điện tử nên vẫn tiến hành thanh toán bình thường khi nhận hàng.
Tuy nhiên, giao dịch này nằm ngoài phạm vi của các sàn thương mại điện tử nên không được đảm bảo quyền lợi đổi trả, hoàn tiền sản phẩm bởi hệ thống các sàn thương mại điện tử không ghi nhận bất kỳ giao dịch mua hàng hay xác định người dùng bị thiệt hại.
Không những thế, có những trường hợp đối tượng tự nhận là nhân viên của các sàn thương mại điện tử hỗ trợ đổi trả đơn hàng đã đặt trên các sàn thương mại điện tử trước đó.
Lợi dụng sơ hở này, các đối tượng sẽ hứa thu hồi và hoàn tiền, đền tiền gấp 3 lần và tư vấn người tiêu dùng bấm vào link lừa đảo. Mặt khác, các đối tượng còn đề nghị cung cấp số điện thoại, tên định danh, chi tiết thông tin thẻ tín dụng/tài khoản ngân hàng (bao gồm cả mật khẩu và/hoặc OTP) để chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.
Thông thường, nội dung người tiêu dùng nhận được qua tin nhắn hoặc điện thoại sẽ là "bạn được nhận một phần quà vì bạn là khách hàng may mắn trúng thưởng của chương trình nào đó" hoặc "bạn là khách hàng thân thiết"...Tuy nhiên, sau khi khách hàng tiếp nhận thông tin, các đối tượng này sẽ yêu cầu phải trả thêm phí vận chuyển hoặc phí hỗ trợ.
Một phương thức lừa đảo khác cũng đang phổ biến hiện nay là các đối tượng sẽ gửi tin nhắn hoặc đăng tin tuyển dụng trên các trang thông tin trôi nổi tập trung vào việc giả mạo là nhân viên, nhân sự cấp cao các sàn thương mại điện tử để lừa đảo tuyển dụng.
Ngoài ra, nhằm trục lợi thông tin cá nhân cũng như mục đích không tốt khác, các đối tượng còn gửi tin nhắn yêu cầu kết bạn trên ứng dụng thông tin khác.
Làm sao để ngăn chặn?
Để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái tác động đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính, thời gian qua, lực lượng chức năng đã liên tục vào cuộc đấu tranh trấn áp các hoạt động gian lận thương mại trên môi trường điện tử, phát hiện hàng nghìn thương hiệu vi phạm sở hữu trí tuệ hoặc kém chất lượng và thực hiện ngăn chặn, gỡ bỏ ra khỏi sàn thương mại điện tử.
Hiện nay, Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử đã bổ sung một số các quy định mới về thông tin hàng hóa phải công khai trên website thương mại điện tử.
Ngoài ra, tăng cường trách nhiệm của chủ sở hữu các sàn giao dịch thương mại điện tử trong quản lý hoạt động thương mại điện tử trên sàn; quản lý người bán nước ngoài trên sàn giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam...
Ngoài ra, Nghị định số 17/2022/NĐ-CP cũng đã bổ sung nhiều chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm liên quan tới hoạt động thương mại điện tử quy định trong Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, hiện nay, khung pháp lý cho thương mại điện tử cơ bản đã tương đối đầy đủ, hỗ trợ tốt cho việc quản lý cũng như đấu tranh chống hàng giả, góp phần minh bạch thị trường thương mại điện tử.
Thực tế cho thấy, đây chỉ là những vụ việc điển hình mà lực lượng chức năng đã triệt phá nhưng cũng cho thấy tinh thần cương quyết đấu tranh với vấn nạn hàng giả, hàng nhái ngày càng quyết liệt và có hiệu quả.
Vì vậy, việc đề cao hơn nữa trách nhiệm của chủ sàn cũng như quy định rõ ràng những thông tin mà các doanh nghiệp bán hàng trên sàn thương mại điện tử phải khai báo sẽ là cơ sở để giải quyết các tranh chấp.
Để "gỡ vướng" cho hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã phối với Tổng cục Quản lý thị trường và các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm hành chính trong thương mại điện tử; xây dựng bộ tài liệu phục vụ thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Ngoài ra, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đang phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường xây dựng "Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025" với nhiều nội dung và giải pháp đồng bộ, có sự vào cuộc của các đơn vị liên quan.
Đặc biệt, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ tiếp tục hoàn thiện và cải tiến các cơ sở pháp lý nhằm kiên quyết đẩy lùi vấn nạn này trên thương mại điện tử.
Theo ông Vũ Anh - Giám đốc chiến lược Sàn thương mại điện tử Vỏ Sò, các đối tác đưa sản phẩm hàng hóa lên sàn bán đều phải công khai mã số thuế và cung cấp đầy đủ thông tin, có các công cụ định danh xác thực khách hàng điện tử (eKYC), chụp ảnh chứng minh thư... để xác minh thông tin từ người bán.
Thế nhưng, do chạy theo mục tiêu mở rộng thu hút nhiều người bán trên sàn thương mại điện tử, các sàn chưa làm chặt chẽ các khâu kiểm soát, xác minh các loại hàng hóa. Điều này tạo ra tình trạng trong số hàng hóa đưa lên sàn có rất nhiều mặt hàng giả, hàng nhái cũng như lợi dụng kẽ hở để lừa đảo người tiêu dùng.
Để kiểm soát hàng giả, hàng nhái trên thương mại điện tử, ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, Tổng cục Quản lý thị trường đã ban hành Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, Tổng cục Quản lý thị trường đặt mục tiêu cụ thể hàng năm để đấu tranh chống hàng giả, xâm phạm bản quyền hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; ký cam kết với các sàn thương mại điện tử lớn để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi đưa lên sàn các sản phẩm nhập lậu, hàng giả.
1.500 doanh nghiệp, hộ kinh doanh ở Tây Nguyên được đào tạo thương mại điện tử Chương trình "Bệ phóng thương mại điện tử Tây Nguyên" sẽ tổ chức đào tạo, tập huấn cho hơn 1.500 doanh nghiệp, hộ kinh doanh vừa và nhỏ trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên theo hình thức online. Quang cảnh lễ ký kết. Ngày 19/7, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã tổ...