Phát động chiến dịch giảm số ca tử vong do sởi
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đang có những nỗ lực triển khai một kế hoạch chiến lược mới nhằm cắt giảm số ca tử vong do bệnh sởi trên toàn cầu.
Tạp chí Lancet đã đăng tải thông tin, trong năm 2000- 2010 số ca tử vong vì bệnh sởi đã giảm 74% và mục tiêu trong những năm tiếp theo là 90%.
Các nhà nghiên cứu cho biết, nguyên nhân mà con số dừng lại ở đó là dịch bệnh này bùng phát ở Châu Phi và chương trình tiêm chủng ở Ấn Độ bị đình trệ.
Năm 2000 có 535.300 ca tử vong do bệnh sởi. Năm 2010 con số này giảm xuống còn 139.300 trường hợp, trong đó châu Phi và Ấn Độ chiếm 79% trong tổng số ca tử vong trong khoảng thời gian này.
Ngài Anthony Lake- giám đốc điều hành Unicef cho biết, trung bình mỗi ngày có 328 ca tử vong do bệnh sởi.
Ông cho biết, mỗi một người trong số họ đều có thể được cứu sống bằng vắc-xin, tuy nhiên con số giảm 74% ca tử vong cho thấy rằng khả năng thành công của chiến dịch mới là rất cao kể cả ở những nước nghèo và các vùng xa xôi hẻo lánh.
TS. Margaret Chan, Tổng giám đốc của WHO cũng cho hay, con số 74% chứng tỏ rằng tiêm chủng có hiệu quả rất cao. Bước tiếp theo trong kế hoạch là phải đảm bảo rằng tất cả trẻ em đều được tiêm chủng phòng bệnh.
WHO đã trình bày một kế hoạch chiến lược mới để giải quyết vấn đề phòng bệnh sởi và rubella. Chiến lược bao gồm:
- Mạng lưới tiêm phòng được phủ sóng rộng
Video đang HOT
- Theo dõi sát sao sự lây lan của dịch bệnh
- Chuẩn bị kĩ lưỡng để sẵn sàng ứng phó khi có dịch bệnh bùng phát
- Đảm bảo thông tin liên lạc rõ ràng trong cộng đồng
- Tiếp tục nghiên cứu phát triền
Theo chiến lược mới này, hiện nay 62 quốc gia đang không sử dụng thuốc tiêm chủng ngừa rubella (nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh ở trẻ) sẽ được giới thiệu và khuyến khích tiêm chủng phòng bệnh.
Từ năm 2012 các nước đang phát triển có thể đệ trình kế hoạch lên Gavi để xin hỗ trợ tài chính, nhằm giảm nỗi lo về tài chính trong quá trình tiêm chủng phòng bệnh sởi và rubella.
TS Okwo-Bele, giám đốc Trung tâm Tiêm phòng và các sản phẩm sinh học của WHO cho biết: “Chúng tôi có lí do lạc quan để tin rằng tới năm 2015, mục tiêu giảm số ca tử vong do bệnh sởi sẽ lên tới 95%”.
Thu Hiền
Theo BBC & WHO
Món ăn - thuốc cho trẻ bị bệnh sởi
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, phát sinh và lây lan thường vào mùa đông-xuân. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 1 - 5 tuổi. Nguyên nhân là do người bệnh bị nhiễm virut gây bệnh sởi. Đông y chia bệnh sởi làm 3 giai đoạn. Sau đây là một số món ăn cho trẻ tùy theo từng giai đoạn của bệnh.
Giai đoạn 1: Bệnh nhân sốt, hắt hơi, sổ mũi nghẹt mũi, ho, mắt đỏ, chảy nước mắt, ở niêm mạc miệng và khoang miệng, hai gò má xuất hiện các nốt mẩn màu trắng, viền ngoài hơi hồng.
Bài 1: Nước rau mùi: rau mùi tươi 25g. Rau mùi tươi cả rễ rửa sạch cắt nhỏ cho vào nồi thêm 250ml nước, đun sôi kỹ 1 - 2 phút, chắt lấy nước chia 3 lần uống trong ngày, chỉ uống 1 - 2 ngày đầu khi mới mắc bệnh.
Nên cho trẻ ăn canh đậu phụ trong 2 ngày đầu khi mới mắc bệnh sởi.
Bài 2: Canh đậu phụ
: đậu phụ 1 miếng khoảng 200g, rau mùi non 25g, dầu thực vật bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Đậu phụ cắt miếng nhỏ, rán bằng dầu thực vật cho vàng. Rau mùi rửa sạch cho vào nồi, thêm 250ml nước sôi, đun nhỏ lửa, canh sôi cho đậu phụ, bột ngọt, bột gia vị vào đảo đều, canh sôi lại là được. Cho bệnh nhân ăn ngày 1 lần lúc đói, có thể ăn với cơm, chỉ ăn 1 - 2 ngày đầu mới bị sởi.
Giai đoạn 2:
Bệnh nhân sốt cao kéo dài, ho tăng, nặng tiếng, miệng khát, người khó ở trằn trọc, xuất hiện các nốt mẩn nhỏ màu đỏ gồ cao hơn mặt da, sờ vào thấy gợn ở tay ở đầu, trán, cổ, mặt. Mụn phát triển dày dần lên và lan xuống ngực, bụng, chân tay, long bàn chân bàn tay, cuối giai đoạn này sốt có phần giảm.
Bài 1: Nước cỏ tranh: rễ cỏ tranh 50g, vỏ mía xanh 100g. Rễ cỏ tranh nhặt kỹ rửa sạch, cắt nhỏ. Vỏ mía xanh rửa sạch cắt khúc, cả hai cho vào nồi, thêm 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Chỉ uống 1 - 2 ngày trong giai đoạn sởi mọc có sốt cao và trằn trọc không ngủ được.
Bài 2: Nước củ cải: củ cải 150g, đường phèn 15g. Củ cải rửa sạch ép lấy nước, cho đường phèn vào, hấp cách thủy cho chín và tan hết đường, để nguội chia hai lần uống trong ngày. Cần uống 1 - 2 ngày liền trong thời kỳ sởi mọc, ho có nhiều đờm.
Bài 3: Nước lê tươi: lê tươi 1 quả khoảng 200g, đường phèn 10g. Lê tươi rửa sạch cắt ở phần gần núm tạo thành một cái nắp, khoét bỏ một phần ruột quả, cho đường phèn vào đậy nắp lại, ghim chặt, đem hấp cách thủy. Khi lê chín đem ép lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Uống liền 2 - 3 ngày trong thời kỳ sởi mọc có sốt cao và ho.
Ăn cháo kê tốt cho trẻ trong giai đoạn sởi bay.
Giai đoạn 3
(còn gọi là thời kỳ sởi bay): Các mụn mẩn lặn theo thứ tự từ đầu, mặt, cổ xuống tới chân tay, sốt giảm dần, bệnh nhân ho khan ít đờm, trên mặt da bong rụng dạng như mạt cám, cơ thể thấy thoải mái, người bệnh khỏe dần trở lại.
Bài 1: Cháo kê: kê hạt 50g, hạt sen cả tâm 30g, đường phèn 10g. Hạt kê bỏ vỏ cho vào nồi thêm 250ml nước ninh nhừ thành cháo. Hạt sen bỏ vỏ xanh thành bột mịn, khi cháo kê chín nhừ cho bột hạt sen, đường phèn vào khuấy đều, cháo sôi lại là được. Cho bệnh nhân ăn ngày hai lần lúc đói, cần ăn liền 3 - 4 ngày để phục hồi sức khỏe sau khi sởi bay, giảm trằn trọc, khó ngủ.
Bài 2: Cháo cà rốt: cà rốt 50g, củ mài 25g, lá dâu non 10g, gạo tẻ 50g, đường phèn 15g. Cà rốt rửa sạch. Củ mài, gạo xay nhỏ cho vào nồi thêm 400ml nước đun trên lửa nhỏ. Lá dâu rửa sạch thái nhỏ, khi cháo chín cho lá dâu, đường phèn vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Bệnh nhân ăn ngày hai lần lúc đói, cần ăn liền 4 - 5 ngày. Tác dụng: tiệt nọc sởi, loại trừ biến chứng ho kéo dài và đờm khò khè ở cổ.
Chú ý: Khi trẻ mắc bệnh sởi, cha mẹ cần chú ý cho trẻ ăn uống thanh đạm dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng, ăn nhiều quả tươi, rau xanh. Đặc biệt cần cho bệnh nhân uống đủ nước để góp phần lưu thông tuần hoàn huyết dịch, sởi mọc hết và bay nhanh, xuất hết độc tố của sởi; không cho trẻ ra gió lạnh, tắm rửa bằng nước ấm ở nơi kín gió.
Lương y Đình Thuấn
Theo SK&ĐS
7 loại bệnh tật nên biết Kiến thức về 7 loại bệnh dưới đây rất cần thiết cho sức khỏe mỗi người và sức khỏe toàn xã hội. 7. Bệnh đậu mùa Đây là một loại bệnh truyền nhiễm và đôi khi nguy hiểm đến tính mạng do vi-rút variola gây ra. Bệnh đậu mùa dễ lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc tiếp với người...