Phật dạy: Từ bi không phân biệt ai với ai, cách nhận được phúc báo lớn nhất
Tha thứ cho người khác cũng là cởi trói cho chính mình. Vốn dĩ phúc báo lớn nhất trên đời, chính là sự tha thứ!
Đức Phật đã từng được tặng một món quà kỳ lạ
Một hôm, khi Đức Phật đang thuyết giảng phật pháp cho các vị đệ tử thì bỗng nhiên có một người tu sĩ Bà La Môn xông đến, xúc phạm Ngài thậm tệ, thậm chí còn đình tấn công Ngài. Thế nhưng dưới cái nhìn trí tuệ của một bậc toàn giác, đáp lại thái độ giận dữ của đối phương, Đức Phật chỉ hoàn toàn im lặng.
Tất cả đệ tử đều ngạc nhiên trước cách hành xử của Đức Phật, người đàn ông Bà La Môn lại càng ngạc nhiên gấp bội, ông đã hỏi Phật rằng tại sao lại im lặng nghe ông ta chửi. Đức Phật chỉ mỉm cười bình thản: “Nếu ta tặng ông một món quà, ông không nhận thì món quà đó thuộc về ai? “Thuộc về tôi” Người đàn ông đáp. Đức Phật gật đầu và giải thích: “Cũng như vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi”.
Tha thứ cho người khác, chính là cởi trói cho chính mình
Video đang HOT
Trong cuộc sống, bạn có bằng lòng tha thứ cho người đã hãm hại bạn không? Bạn có bằng lòng giúp đỡ họ không? Bạn có cần người khác phải cúi đầu xin lỗi bạn trước, rồi bạn mới giúp đỡ lại họ?
Vốn dĩ, lòng từ bi không phân biệt ai với ai, trước hay sau, sang hay bần, chỉ cần cảm nhận được tất cả nỗi đau khổ của chúng sinh, đối xử tử tế với chúng sinh, đồng thời giải thoát chúng sinh khỏi những nỗi đau khổ đó, hi vọng chúng sinh được sống vui vẻ, đó chính là sự từ bi chân chính.
Tha thứ cho người khác cũng là cởi trói cho chính mình, nhiệt tình giúp đỡ người khác, tích cực cho đi cũng là cách để chúng ta nhận lại phúc báo cho bản thân. Vốn dĩ phúc báo lớn nhất trên đời, chính là sự tha thứ!
Đường này ai cũng qua...
Mang thân phận người, có những đoạn đường chung nhau - mà tất cả chúng ta ai cũng đi qua - đó là sanh, lão, bệnh, tử. Có những người, biệt nghiệp nên bị gián đoạn, chưa lão đã tử, tử dù không bệnh...
Đức Phật nói về 8 cái khổ của con người, ai cũng thọ dù ít dù nhiều, ngoài 4 món vừa kể trên, còn có thương mà xa, ghét mà gần, cầu không đặng, thân này (năm ấm) - có thân nên khổ! Cái khổ cuối thì tập hợp của 7 cái khổ kia.
Sinh, lão, bệnh, tử là lẽ đương nhiên - Ảnh minh họa
Thực ra, bốn cái khổ đầu, nhiều khi không biểu hiện rõ rệt hết, nhưng có trong nhau. Khi nói đến sanh thì đã có tử, trẻ là đã có già rồi. Trẻ không chỉ tuổi tác, có những người tuổi trẻ nhưng đau xương khớp thì họ đã mang vừa cái khổ của bệnh, vừa khổ của già. Già là sự yếu đuối, nên trong cái bệnh nó cũng có cái già trong đó, dù ở tuổi nào.
Quan sát người sắp chết, dù họ có 20, 30, thì hiện tướng cũng có cái bệnh, cái già trong đó, trí không minh là già, thân không tự chủ là bệnh. Mọi cái nương nhau biểu hiện, không có tách biệt.
Những cái khổ của thương mà xa, ghét mà gần... cũng vậy. Ngay khi nói đến thương thì cũng sẽ có chứa cái ghét trong đó. Theo đó, người mình thương kính bao nhiêu, thì chính họ lại chứa nhiều nguy cơ để mình ghét-khinh bấy nhiêu, bởi họ cũng là chúng sinh, chưa hoàn mỹ, chỉ cần có một lỗi đi ngược lại cái ta đã thương kính thì độ ghét khinh cũng theo chiều tương ứng. Cái này gọi là sụp đổ thần tượng. Hay dân gian nói "thương nhau lắm, cắn nhau đau".
Vì vậy, nghe ai nói thương mình cũng đừng vội mừng, rồi vì cái thương của họ, mình không còn giữ mình cẩn thận nữa, từ ý-khẩu-thân.
Có bạn nói với mình, "em thích sống với nhau theo kiểu tương kính như tân - y như hồi mới quen ấy". Thực sự, trong mọi mối quan hệ đều cần điều này, để lâu dài. Và đó cũng là cách tự bảo hộ mình, tránh kiểu "nhà ở gần chùa gọi Bụt bằng anh".
À, thực sự, rất nhiều Phật tử mắc lỗi này, khi sơ cơ đến chùa thì cung kính vô cùng, gần gũi quá đâm ra mất sự tôn kính. Tất nhiên, việc giữ khoảng cách là cần thiết, vì gần quá, ai cũng dễ duôi với cách ứng xử với nhau nên tự dưng mất kính cũng có nguyên nhân của nó. Không còn kính thì không còn giữ mình nữa, dễ đưa đến khổ, đến phiền não.
Cương giới cho mọi mối quan hệ là sự kính trọng nhau, người lớn người nhỏ gì cũng cần điều này. Do vậy, ai cũng mong cầu mọi người tốt với mình nhưng đôi lúc mình đã chưa thật tốt với người. Ai cũng muốn có một mối quan hệ lâu bền nhưng lại không còn gìn sự tôn trọng nhau, nên khúc quanh xa nhau - cầu không đặng là khó tránh trong đời.
Ai rồi cũng sẽ đi qua những đoạn đường như vậy, nếu rút ra được bài học sâu sắc thì sẽ bớt khổ, còn không thì lên bờ xuống ruộng hoài thôi! Đó là một sự thật!
Chánh Quán
Triết lý sâu sắc nhất gửi đến tuổi trung niên: "Thà khỏe mạnh, chứ đừng quá truy cầu 1 thứ!" Tuổi trung niên dù không có công danh lợi lộc, bạn vẫn có thể sống tốt. Nhưng nếu không có sức khỏe, bạn đánh mất tất cả chứ không chỉ là công danh lợi lộc. Thà khỏe mạnh, chứ đừng quá truy cầu "công danh lợi lộc" Nếu đặt sức khỏe và danh lợi lên bàn cân, tuổi trung niên sẽ dễ dàng...