Phạt 5 triệu đồng thuyền viên trốn cách ly
Sau khi từ Philippines trở về, một thuyền viên đã trốn khai báo y tế và cách ly, đồng thời tự ý bắt xe khách về quê.
Ngày 24/1, thông tin từ Công an huyện Can Lộc ( Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị này vừa ra quyết định xử lý vi phạm hành chính 5 triệu đồng đối với N.T.T (SN 1991, trú tại thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc) về hành vi trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trước đó, T là thuyền viên của tàu tàu Đức Đạt 666. Ngày 22/12/2020, tàu Đức Đạt 666 rời cảng Cagayan De Oro, Philippines, sau hơn 1 tháng neo đậu. Đến ngày 1/1/2021, tàu về Việt Nam làm thủ tục nhập cảng và neo đậu tại khu vực cảng Nhà Rồng.
Tối 4/1/2021, T đã gọi đò đi từ tàu Đức Đạt 666 để trốn vào bờ, sau đó đi xe ôm lên bến xe Miền Đông (TP Hồ Chí Minh) bắt xe khách tuyến TP Hồ Chí Minh – Hà Nội để về thị trấn Nghèn. Thời điểm T lên xe về quê, trên xe có 21 hành khách.
Từ trình báo của công ty chủ quản, rạng sáng 6/1, Công an huyện Can Lộc phối hợp với lực lượng y tế lập tổ công tác chốt chặn tại thị trấn Nghèn kiểm tra xe khách. Lực lượng liên ngành sau đó yêu cầu T xuống trình diện, truy vết dịch tễ, đưa đi cách ly y tế tập trung tại Ký túc xá Mitraco, thị xã Kỳ Anh.
Video đang HOT
Làm việc với lực lượng chức năng, T biện minh “do nhà có việc bận” nên phải về gấp. Hiện, T có kết quả âm tính 2 lần với virus SARS-CoV-2, sức khỏe ổn định.
Bốn nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở Việt Nam
Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 lớn nhất hiện nay là từ người nhập cảnh hợp pháp nhưng không thực hiện nghiêm biện pháp cách ly, giám sát y tế.
Chiều 24/9, tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 (Ban chỉ đạo), các chuyên gia nhận định, Việt Nam tiềm ẩn 4 nguồn có nguy cơ lây nhiễm Covid-19: từ người nhập cảnh trái phép; người nhập cảnh hợp pháp nhưng không thực hiện nghiêm túc quy định cách ly, giám sát y tế; nguồn bệnh lưu hành trong cộng đồng; một số mặt hàng nhập khẩu được sản xuất hoặc vận chuyển qua các nước có dịch bệnh.
Trong đó, Ban Chỉ đạo thống nhất nhận định nguy cơ lây nhiễm lớn nhất từ người nhập cảnh hợp pháp, không thực hiện nghiêm các biện pháp cách ly, giám sát y tế.
Theo nhận định của Bộ Y tế, cơ bản các ổ dịch đã được kiểm soát, tuy nhiên tại đô thị lớn vẫn còn nguy cơ lây nhiễm bởi sự chủ quan của người dân trong thực hiện biện pháp phòng chống dịch như không đeo khẩu trang khi ra ngoài, tụ tập ăn uống, vui chơi đông người.
Ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết trong thời gian tới Việt Nam có thể ghi nhận các trường hợp mắc mới từ các ổ dịch cũ hoặc lây nhiễm từ trường hợp nhập cảnh, đặc biệt khi mở lại đường bay thương mại quốc tế.
Ban Chỉ đạo nhận định công tác phòng, chống dịch sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi mùa đông sắp đến, điều kiện thời tiết thuận lợi cho virus phát triển, lây lan.
Các thành viên Ban chỉ đạo, chuyên gia cho rằng, cần rút ra bài học từ Đà Nẵng, khi để dịch bệnh lây lan những khoa điều trị bệnh nhân nặng trong bệnh viện. Các bệnh viện cũng không thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch, nên sau hai tuần mới phát hiện. "Chúng ta không được để bài học ở Đà Nẵng trở thành vô nghĩa", Ban chỉ đạo khẳng định.
Du khách nước ngoài làm thủ tục xuất nhập cảnh tại sân bay Nội Bài hồi giữa tháng 3/2020, trước khi Việt Nam dừng cấp thị thực cho người nước ngoài từ 0h ngày 18/3. Ảnh: Bá Đô
Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn cho rằng các hướng dẫn, quy trình đã có nhưng nhưng việc phân công thực hiện các biện pháp phòng dịch với người nhập cảnh khi mở lại đường bay quốc tế còn lỏng lẻo.
"Việc đón người từ sân bay về đến khách sạn, nơi cách ly thì ai làm gì, ai điều hành vẫn chưa rõ. Tôi cho rằng lực lượng trực tiếp triển khai hoạt động cách ly không ai khác là nhân lực của chính cơ sở cách ly, cùng với lực lượng y tế, công an dưới sự điều hành trực tiếp của chính quyền địa phương. Chúng ta phải phân công trách nhiệm rất rõ ràng, đầy đủ", Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn nói.
Đồng tình với ý kiến này, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thuỷ cho rằng vấn đề quản lý, giám sát, cách ly người nhập cảnh hợp pháp đang nằm ở khâu tổ chức thực hiện. Vì vậy, các thành viên Ban Chỉ đạo đề nghị quy trách nhiệm cụ thể với từng đơn vị trong phòng, chống dịch. Nếu để xảy ra dịch bệnh trong bệnh viện, Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm quản lý, cách ly, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch không chỉ chuyên gia, lao động nước ngoài... mà cả những đoàn khách nước ngoài của các bộ, ngành Trung ương.
Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương phối hợp với các nhà mạng tích hợp thêm tính năng cho ứng dụng khai báo y tế bắt buộc để người nhập cảnh phải cập nhật tình hình sức khoẻ hàng ngày trong thời gian cách ly, giám sát y tế.
Bộ Y tế rà soát ngay các hướng dẫn, quy trình phòng, chống dịch bệnh, chuyển thành danh sách các công việc chi tiết nhất có thể, dễ hiểu, dễ làm đến tận từng cơ sở.
Trước mắt, tất cả giám đốc bệnh viện phải kiểm tra định kỳ việc thực hiện các công việc phòng, chống dịch, báo cáo trực tuyến, cập nhật lên bản đồ chống dịch. Bộ Y tế sẽ khuyến nghị người dân chỉ nên đến khám, chữa bệnh tại những bệnh viện, phòng khám an toàn, thực hiện đầy đủ các quy định phòng, chống dịch bệnh.
Tương tự, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động tất cả các trường học thực hiện định kỳ các công việc phòng, chống dịch. Hiệu trưởng báo cáo hàng ngày, hàng tuần để đảm bảo trường, lớp học an toàn, từ đó lan toả ra cộng đồng, trong các công sở, khách sạn, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở kinh doanh...
Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện đẩy mạnh hoạt động đăng ký khám bệnh qua mạng cho người dân để các cơ sở y tế có sự chuẩn bị trước, trừ những trường hợp cấp cứu.
Thủ tướng: Duy trì vững chắc thành quả chống Covid-19 Các đơn vị tiếp tục những biện pháp để duy trì vững chắc thành quả chống Covid-19; tạo điều kiện thúc đẩy, phục hồi, phát triển kinh tế, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh yêu cầu trên trong công điện ngày 24/9. Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, 22 ngày liên tiếp...