Pháp yêu cầu giám sát các địa điểm khai thác nước khoáng của Nestle
ANSES đã kêu gọi thiết lập một kế hoạch giám sát tăng cường để tiến hành các ‘biện pháp hóa học và vi sinh đáng tin cậy’ tại những địa điểm khai thác nước khoáng của Nestle.
Trụ sở Nestle tại Vevey, Thụy Sĩ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 4/4, Cơ quan giám sát vệ sinh, an toàn thực phẩm, môi trường và lao động Pháp (ANSES) đã khuyến nghị giám sát chặt chẽ hơn các khu vực nơi mà tập đoàn thực phẩm Nestle khai thác nước khoáng.
Động thái trên diễn ra sau khi giới chức nước này phát hiện dấu hiệu nhiễm khuẩn trong sản phẩm nước khoáng đóng chai của Nestle.
Video đang HOT
Trong báo cáo của mình, ANSES đã kêu gọi thiết lập một kế hoạch giám sát tăng cường để tiến hành các “biện pháp hóa học và vi sinh đáng tin cậy” tại những địa điểm khai thác nước khoáng của Nestle.
Theo ANSES, trước đó, hai cơ quan y tế địa phương tại Pháp đã ghi nhận “nhiều phát hiện về ô nhiễm vi sinh có nguồn gốc từ chất thải tại các nguồn nước” và đưa ra khuyến nghị rằng việc tăng cường giám sát tại những địa điểm này là cần thiết.
ANSES cũng xác nhận đã tiếp nhận báo cáo về ô nhiễm vi sinh của hai cơ quan trên và cơ quan này đã gửi khuyến nghị tới Bộ Y tế Pháp vào tháng 10 năm ngoái.
Động thái của ANSES diễn ra trong bối cảnh các công tố viên Pháp tiến hành cuộc điều tra về cáo buộc rằng Nestle đã sử dụng phương pháp xử lý bất hợp pháp trong quy trình sản xuất nước khoáng đóng chai tại nước này.
Phản ứng trước thông tin trên, bà Sophie Dubois, Giám đốc điều hành của Nestle Waters tại Pháp, nhấn mạnh rằng tất cả sản phẩm nước khoáng đóng chai của hãng này được đưa ra thị trường Pháp dưới nhãn hiệu Hepar, Contrex, Vittel hoặc Perrier đều “có thể được tiêu thụ một cách an toàn.”
Các sản phẩm mang nhãn hiệu Hepar, Contrex, Vittel được đóng chai ở vùng Vosges phía Đông nước Pháp trong khi Perrier được sản xuất tại Vergeze ở phía Nam nước này. Theo bà Dubois, có thể còn “dấu vết tồn dư” thuốc trừ sâu trong sản phẩm của hãng, song ở mức “thấp hơn rất nhiều” so với mức cho phép đối với nước khoáng.
Những quy định về đảm bảo chất lượng nước khoáng đóng chai ở Pháp thường nghiêm ngặt hơn so với nước máy.
Hồi năm 2007, Chính phủ Pháp đã ban hành một sắc lệnh, theo đó quy định tại các nguồn khai thác và trong quá trình bày bán, nước phải đảm bảo không bị ô nhiễm chất thải, không có ký sinh trùng và vi sinh gây bệnh./.
Sống sót sau nhiều giờ trốn trong khoang chứa càng máy bay từ Algeria tới Pháp
Ngày 28/12, giới chức Pháp thông báo một nam thanh niên hơn 20 tuổi được phát hiện trốn trong khoang chứa càng đáp của máy bay trong tình trạng hạ thân nhiệt nghiêm trọng, nhưng vẫn may mắn còn sống.
Theo các công tố viên Pháp, vụ việc xảy ra trên chuyến bay của hãng hàng không Air Algerie từ Oran, Algeria đến sân bay Orly ở thủ đô Paris của Pháp vào sáng 28/12.
Nam thanh niên trên đã được phát hiện khi các nhân viên tiến hành kiểm tra kỹ thuật cho máy bay. Người này không mang theo giấy tờ tùy thân và ở tình trạng hạ thân nhiệt nghiêm trọng nhưng may mắn vẫn sống sót. Nam thanh niên này sau đó được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Máy bay thương mại bay ở độ cao từ khoảng 9.000-12.000 m, nơi nhiệt độ thường giảm xuống khoảng -50 độ C. Việc thiếu oxy khiến bất kỳ ai ở trong khoang thiết bị hạ cánh khó có thể sống sót vì khoang này không được sưởi ấm cũng như không được điều áp. Theo số liệu của Cơ quan Hàng không Dân dụng Mỹ (FAA), trong thời gian từ năm 1947 đến năm 2021 đã có 132 trường hợp trốn trong khoang chứa càng đáp của máy bay thương mại. FAA cho biết tỷ lệ tử vong đối với những người di chuyển theo cách này là 77%.
Hồi tháng 4 năm nay, thi thể một người đàn ông được phát hiện trong khoang chứa càng đáp máy bay ở sân bay Amsterdam (Hà Lan), trước đó cất cánh từ Nigeria. 4 tháng trước đó, hai người được phát hiện đã tử vong khi trốn trong khoang này trong chuyến bay từ thủ đô Santiago của Chile đến thủ đô Bogota của Colombia.
Bắt giữ 5 cảnh sát Pháp nghi liên quan cái chết của một người đàn ông Ngày 8/8, các công tố viên Pháp cho biết 5 cảnh sát vừa bị bắt giữ do liên quan tới cái chết của một người đàn ông 27 tuổi tại thành phố Marseille, miền Nam nước này. Người biểu tình quá khích đụng độ với cảnh sát tại Marseille, ngày 30/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Theo các công tố viên, cả 5 cảnh sát trên...