Pháp xem xét dự luật trấn áp hành vi quấy rối tình dục
Các nhà làm luật Pháp trong tuần này dự kiến sẽ phê chuẩn một dự luật về hành vi quấy rối tình dục, đã đươc Hạ viện thông qua ngày 25/7, theo đó xem quấy rối tình dục là một tội hình sự và có thể bị phạt tù 2 năm cùng mức phạt gần 37.000 USD.
Ảnh minh họa.
Dự luật trấn áp nạn quấy rối tình dục mới – dự kiến sẽ đươc thông qua vào ngày 31/7 này – sẽ thay thế các điều luật đã bị Hội đồng lập hiến bác bỏ hồi tháng 5 vừa qua vì cho rằng đạo luật chưa đầy đủ và còn mơ hồ, kéo theo nhiều vụ án “treo”.
Video đang HOT
Dự luật mới xác định quấy rối tình dục là hành vi “áp đặt lên một người nào đó, theo cách lặp đi lặp lại, bằng những hành động, lời nói và cử chỉ theo nghĩa tình dục”, “làm ảnh hưởng đến nhân phẩm của một người nào đó bằng cách hạ thấp hoặc làm nhục họ”, hoặc đặt một người nào đó vào tình trạng bị hăm dọa, thù ghét hoặc xúc phạm.
Điều luật này cũng xác định rõ các hành vi quấy rối tình dục tại công sở như: để sách báo khiêu dâm lên bàn, gửi email quấy rối…. Các đối tượng phạm tội cũng có thể đối mặt với mức án 3 năm tù giam và 53.000 USD đối với các hành vi nghiêm trọng hơn như quấy rối tình dục người dưới 15 tuổi hoặc một người có khiếm khuyết về thể chất và tâm thần.
Theo các số liệu thống kê chính thức, mỗi năm tại Pháp có khoảng 1.000 vụ quấy rối tình dục đươc đưa lên cơ quan tư pháp. Tuy nhiên, trong số này lại có rất ít trường hợp bị kết án. Ví dụ như, từ năm 2005 đến 2010, chỉ có khoảng 80 đối tượng quấy rối tình dục bị kết án tù mỗi năm.
Theo PLVN
Putin phê chuẩn dự luật "đặc vụ ngoại quốc"
Tổng thống Nga Putin đã phê chuẩn một dự luật về vị thế gây tranh cãi, theo đó coi các tổ chức phi chính phủ nhận tiền từ nước ngoài là "đặc vụ ngoại quốc".
Văn bản trên bắt đầu có hiệu lực 120 ngày sau khi ban hành. Dự luật này trước đó đã được cả hai viện của Quốc hội Nga thông qua. Nó buộc các tổ chức phi lợi nhuận nhận tiền từ nước ngoài và tham gia vào các hoạt động chính trị phải đăng ký với Bộ Tư pháp với tư cách là "các đặc vụ nước ngoài". Những tổ chức như vậy sẽ buộc phải nộp báo cáo tài chính cho nhà chức trách theo quý.
Dự luật này còn yêu cầu Bộ Tư pháp chuẩn bị báo cáo hàng năm về các hoạt động của những tổ chức phi chính phủ (NGO) được nhận dạng là đặc vụ nước ngoài và trình nó lên Hạ viện, gồm cả những phân tích thống kê về hoạt động tài chính của họ.
Văn bản trên quy định, những lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật và văn hóa, chăm sóc sức khỏe, xã hội học, từ thiện và tình nguyện không hợp trong phạm vi các hoạt động chính trị. Trong bối cảnh có nhiều lo lắng rằng các hãng tin nhận tiền từ nước ngoài cũng nằm trong phạm vi của điều luật trên, gần đây Kremlin đã nhắc lại rằng báo chí không thuộc đối tượng bị coi là "đặc vụ ngoại quốc".
Các tổ chức tôn giáo, tập đoàn thuộc sở hữu của những công ty nhà nước và các NGO được các công ty nhà nước cấp vốn không có nghĩa vụ phải báo cáo các khoản tài trợ từ nước ngoài và không bị coi là đặc vụ ngoại quốc bất kể nguồn thu của họ là như thế nào.
Mọi tài liệu được xuất bản hoặc được phân phát, gồm cả thông qua internet, của những tổ chức đã đăng ký với Bộ Tư pháp đều phải dán nhãn "do các đặc vụ nước ngoài phát tán" lên đó.
Những tổ chức nào không tuân thủ luật sẽ bị truy tố hình sự.
Theo VietNamNet
Phương Tây thúc giục Nga trừng phạt Syria Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 16-7 cho biết phương Tây đang nỗ lực lái Moscow vào những cuộc thảo luận trừng phạt Syria, trong đó có cả những "yếu tố hăm dọa". Giao tranh ác liệt chưa từng thấy tại Syria Ông Lavrov khẳng định rằng phương Tây đang đe dọa chấm dứt sứ mệnh quan sát nếu Nga phản đối giải...