Pháp vẫn cân nhắc cho phép Ukraine dùng tên lửa tấn công lãnh thổ Nga
Ngoại trưởng Pháp Jean- Noel Barrot cho biết việc cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tấn công các mục tiêu quân sự trong lãnh thổ Nga vẫn là một lựa chọn trên bàn đàm phán.
Tên lửa được phóng thử từ Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS). (Ảnh: AFP/TTXVN)
Hãng tin Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot cho biết việc cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tấn công các mục tiêu quân sự trong lãnh thổ Nga vẫn là một lựa chọn trên bàn đàm phán.
Ông Barrot nói trước thềm cuộc họp các ngoại trưởng EU tại Brussels: “Chúng tôi đã công khai nói rằng đây là một lựa chọn mà chúng tôi sẽ cân nhắc nếu cho phép tấn công một mục tiêu từ nơi Nga hiện đang xâm lược lãnh thổ Ukraine. Vì vậy, không có gì mới ở đây.”
Video đang HOT
Tuyên bố này được đưa ra sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden bất ngờ đảo ngược chính sách, cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Pháp đã cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine trước đó./.
Xung đột Ukraine nguy cơ leo thang trước khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng
Cuộc xung đột Nga - Ukraine đang có nguy cơ leo thang 'chưa từng có' trong bối cảnh Mỹ đang có những thay đổi về mặt chính trị.
Các phương tiện truyền thông loan tin, Mỹ và đồng minh phương Tây đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa tấn công lãnh thổ Nga, bất chấp việc Moscow cảnh báo đây hành động can dự trực tiếp của Mỹ và đồng minh vào cuộc xung đột.
Truyền thông phương Tây đang ồn ào về việc Mỹ và đồng minh đã cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công Nga. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky chưa xác nhận thông tin xong tuyên bố "Hãy để tên lửa lên tiếng".
"Hôm nay, có rất nhiều thông tin trên phương tiện truyền thông về việc chúng tôi nhận được sự cho phép đối với các hành động tương ứng. Nhưng các cuộc tấn công không được thực hiện bằng lời nói. Những điều như vậy không được công bố. Tên lửa sẽ tự nói lên điều đó", ông Zelensky nói.
Ukraine khai hỏa hệ thống HIMARS ở Bakhmut, Donetsk, ngày 18/5/2023. Ảnh: Getty
Ngoại trưởng Đức Baerbock tiết lộ, quyết định của Mỹ về phòng không cho Ukraine ở thời điểm hiện tại là rất "quan trọng". Trong khi Pháp - quốc gia đã cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine khẳng định, việc cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tấn công Nga luôn là 1 lựa chọn được cân nhắc và điều này không có gì mới.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu Josep Borrell khẳng định, đây là việc phương Tây nên làm: "Tôi đã nói đi nói lại rằng Ukraine nên có thể sử dụng vũ khí mà chúng tôi cung cấp cho họ, không chỉ để ngăn chặn các cuộc tấn công tên lửa, mà còn để có thể bắn trúng các mục tiêu. Tôi vẫn tin tưởng rằng đây là điều cần phải làm. Tôi hy vọng các quốc gia đồng minh sẽ đồng ý về điều đó và nếu không, bất kỳ ai cũng sẽ làm bất cứ điều gì họ tin là phù hợp với nhu cầu hỗ trợ Ukraine".
Ông Josep Borrell cho rằng đây là phản ứng thỏa đáng trước việc Triều Tiên hỗ trợ phía Nga. Tuy nhiên, ông cho rằng thông tin cho phép tấn công tên lửa tầm xa nên là điều bất ngờ cho Nga.
Tuy nhiên Ngoại trường Lít-va Gabrielius Landsbergis nghi ngờ liệu Ukraine có đủ tên lửa để tấn công lãnh thổ Nga hay không.
Ngay lập tức, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhắc lại tuyên bố, nước này sẽ đưa ra các hành động tương xứng nếu Mỹ cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa.
Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, Tổng thống Putin đã tuyên bố nếu các nước phương Tây đồng ý cho Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do các nước này viện trợ tấn công sâu lãnh thổ Nga, điều này đồng nghĩa Mỹ và các nước NATO can dự trực tiếp vào cuộc xung đột Nga - Ukraine. Theo đó, Nga sẽ buộc phải tiến hành điều mà Tổng thống Putin gọi là những quyết định tương xứng để ứng phó với những mối đe dọa mới.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng cho biết, chính quyền sắp mãn nhiệm Mỹ của Tổng thống Joe Biden đang "đổ thêm dầu vào lửa" và tìm cách leo thang xung đột ở Ukraine. Động thái của Mỹ làm gia tăng căng thẳng và sự can sự của Mỹ vào cuộc xung đột ngày một sâu sắc.
Nga tố NATO đùa với lửa, cảnh báo hậu quả thảm khốc Quan chức Nga cảnh báo hậu quả thảm khốc nếu NATO mở đường cho Ukraine tiến hành các cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova (Ảnh: AFP). "Nếu chính quyền Kiev được phép thực hiện các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga, chúng tôi sẽ coi đó tương tự với việc các...