Pháp và Phần Lan bác bỏ quy định mới về kiểm tra xe mô tô của EU
Tiếp bước Đan Mạch, Pháp và Phần Lan là những nước tiếp theo bác bỏ các quy định kiểm tra xe mô tô hàng năm của EU.
Liên minh châu Âu (EU) vừa ban hành quy định mới về kiểm định thường niên cho xe mô tô, xe gắn máy. Quy định này có hiệu lực từ 1/1/2022.
Quy định mới về kiểm định xe mô tô của EU đưa ra mức phạt khá nặng nếu xe phát tiếng ồn quá ngưỡng cho phép
Các cuộc kiểm tra sẽ xác định tình trạng hoạt động, mức an toàn của xe mô tô và mức âm lượng phát tiếng ồn.
Những xe không đạt chuẩn EU sẽ bị phạt 330 Euro (372 USD), nếu một người chủ có chiếc xe vi phạm lần thứ sáu, nhà chức trách sẽ phạt họ 2.400 Euro (2.710 USD).
Video đang HOT
Sau nhiều tháng tranh luận, Đan Mạch đã bác bỏ các quy định kiểm tra xe máy hàng năm mới của EU.
Cuối năm ngoái, cả Pháp và Phần Lan đã miễn cưỡng áp dụng các quy định mới do EU áp đặt.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Giao thông Pháp Jean-Baptiste Djebbari đã thuyết phục Liên đoàn tay lái xe mô tô Pháp (FFM) cam kết giảm tiếng ồn, để tránh phải thực thi quy định mới từ EU.
Phần Lan theo sát phía sau, Bộ Giao thông và Truyền thông Phần Lan trấn an Hiệp hội Người đi xe máy Phần Lan (SMOTO) rằng nước này sẽ không áp dụng các đợt kiểm định hàng năm của EU.
Tham vọng khí đốt của Nga tại Bắc Cực bị ảnh hưởng vì phương Tây cấm vận
Tham vọng khai thác khí đốt của Nga tại Bắc Cực đang đứng trước thách thức nghiêm trọng khi cách lệnh trừng phạt của phương Tây làm xấu đi triển vọng giao các tàu hàng chuyên dụng để chở nhiên liệu từ các dự án quy mô tại khu vực đầy băng tuyết này.
Dự án khai Yamal LNG của Nga tại vùng tây bắc Siberia. Ảnh: AFP
Việc đóng mới các đội tàu phá băng thế hệ tiếp theo của Nga phụ thuộc vào các công ty nước ngoài, từ các hãng đóng tàu của Hàn Quốc cho tới các công ty cơ khí hàng hải của Mỹ hay Phần Lan. Pháp cũng là nước sở hữu công nghệ độc quyền chuyên về vận tải khí hóa lỏng (LNG).
Với việc khách hàng Nga nằm trong danh sách cấm vận, EU cấm xuất khẩu tàu và các thiết bị hàng hải tới Nga, các đơn hàng đối diện với nguy cơ đổ vỡ. Theo Panayiotis Mitrou, Giám đốc điều hành mảng khí đốt toàn cầu tại hãng Lloyd's Register, Nga hiện gặp khó khăn trong các dự án đóng tàu và dường như mọi góc độ đều dẫn tới nguy cơ đổ bể.
Điều này cản trở nỗ lực của Nga nhằm tăng lượng khí đốt khai thác, xuất khẩu từ một trong những địa điểm giàu trữ lượng khí đốt nhất trên hành tinh. Kế hoạch của Nga về thúc đẩy vận tải hàng hóa qua tuyến đường biển phương Bắc (NSR) kết nối Đông Á với châu Âu qua eo biển Bering nằm giữa Nga và Alaska cũng bị ảnh hưởng.
Yamla LNG là dự án khai thác khí đốt lớn nhất của Nga tại Bắc Cực, nằm ở vùng tây bắc Siberia, chiếm khoảng 5% xuất khẩu LNG toàn cầu trong năm 2020. Gần đó là dự án LNG 2 trị giá 23 tỉ USD, hướng đến mục tiêu đưa ra thị trường dòng khí đốt đầu tiên vào năm 2023. Ngoài ra, Nga còn có dự án dầu mỏ, khí đốt Sakhalin-2 ở vùng Viễn Đông.
Theo hãng môi giới tàu biển Simpson Spence Young, ba nhà máy đóng tàu lớn nhất của Hàn Quốc đảm nhận đóng mới 35 tàu chở LNG cho các khách hàng Nga. Tập đoàn Công nghiệp nặng Samsung và Hyundai có tham gia liên doanh với hãng Zverda, một công ty đóng tàu gần Vladivostok và thuộc quyền sở hữu của tập đoàn dầu khí quốc gia Rosneft - đơn vị nằm trong diện bị Mỹ và phương Tây trừng phạt. Tập đoàn Đóng tàu và Cơ khí hàng hải Daewoo cũng nhận được đơn hàng từ Nga, đóng mới ba tàu chở LNG và hai cơ sở cất trữ LNG trị giá 1,6 tỉ USD.
Ba tập đoàn của Hàn Quốc cho biết vẫn tiếp tục theo đuổi kế hoạch hoàn tất các hợp đồng ký kết với Nga, tuy thừa nhận sẽ gặp phải một số khó khăn, thách thức tiềm tàng đến từ khâu thanh toán đơn hàng. "Các nước châu Âu vẫn tiếp tục nhập khẩu dầu mỏ, khí đốt từ Nga. Vậy tại sao chúng tôi lại phải từ bỏ các liên doanh với Nga?", đại diện quản lý một tập đoàn đóng tàu Hàn Quốc nêu quan điểm.
Nhưng giám đốc điều hành một công ty châu Âu là nhà cung ứng chủ chốt cho ngành đóng tàu Hàn Quốc khẳng định tổ hợp này sẽ không cung cấp các thiết bị, sản phẩm đối với các tàu đóng mới chuyển giao cho Nga. Bởi việc làm này sẽ hoặc là vi phạm các lệnh cấm vận với khách hàng cá nhân, hoặc tiềm ẩn nguy cơ vi phạm lệnh cấm vận trong ngành đóng tàu. "Tình huống hiện nay khá rõ ràng. Công nghệ sử dụng cho các tàu dự kiến đóng cho Nga thuộc danh mục cấm vận, vì thế sẽ rất khó để hoàn thành các dự án đóng tàu này", người này nói.
Theo người đại diện châu Âu, việc đóng những tàu hàng chuyên dụng này sẽ rất khó khăn nếu thiếu công nghệ của châu Âu. Các tập đoàn đóng tàu và nhà cung ứng Hàn Quốc có thể yêu cầu Mỹ, châu Âu miễn trừ trừng phạt đối với các dự án trình độ cao.
Một quan chức cấp cao trong Chính phủ Hàn Quốc thừa nhận rất khó để thực hiện các đơn hàng mới từ Nga khi xung đột tại Ukraine còn tiếp diễn. Nhưng Seoul lo ngại viễn cảnh các đối thủ Trung Quốc sẽ nhảy vào thế chỗ nếu đơn hàng hiện tại bị hủy.
Theo giới phân tích trong ngành tàu biển, các hãng đóng tàu Trung Quốc, đứng đầu là nhà máy đóng tàu Hudong-Zhonghua, chỉ có thể đóng mới tối đa 8 tàu chở LNG/năm và các đơn hàng cũng đã kín. Hơn thế, Trung Quốc chưa bao giờ đóng mới các tàu chở LNG cỡ lớn, có thể vượt qua điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở vùng băng giá như Bắc Cực.
Số phận các đơn đặt hàng sẽ phụ thuộc vào Gaztransport & Technigaz, nhà sản xuất duy nhất trên thế giới có khả năng cung ứng các bồn chứa LNG thuộc diện công nghệ cao, có khả năng tích trữ an toàn, với số lượng lớn LNG ở nền nhiệt độ âm 163 độ C.
Công ty có trụ sở tại Paris này đang đánh giá xem liệu có chấp hành các điều khoản cấm vận nhằm vào Nga hay không. Đầu tháng này, Gaztransport & Technigaz lên tiếng cảnh báo về "nguy cơ tiềm tàng đối với việc tiếp tục thực hiện một số hợp đồng nhất định trong điều kiện hiện nay".
Phần Lan: Lò phản ứng hạt nhân Olkiluoto 3 chính thức đi vào hoạt động Lò phản ứng hạt nhân Olkiluoto-3 (lò phản ứng điều áp châu Âu - EPR) của Phần Lan do tập đoàn điện hạt nhân Areva (Pháp) và công ty thiết bị công nghiệp Siemens (Đức) xây dựng, chính thức đi vào hoạt động ngày 12/3 sau 12 năm trì hoãn. Thông báo của công ty điện hạt nhân TVO (Phần Lan) điều hành...