Pháp và Đức lại bất đồng về việc mua vũ khí Mỹ
Trong khi Đức muốn mua hệ thống phòng không của Mỹ vì yếu tố nhanh, Pháp muốn châu Âu tự phát triển.
Pháp và Đức vẫn bất đồng về Sáng kiến Lá chắn Bầu trời châu Âu (ESSI) do Đức dẫn đầu với 19 nước tham gia. Ảnh: Politico.eu
Tranh cãi kéo dài giữa Pháp và Đức về việc liệu các nước châu Âu có nên mua vũ khí của Mỹ hay không đã được phơi bày trong một cuộc phỏng vấn chung của tờ Le Monde với các bộ trưởng quốc phòng hai nước EU trên ngày 20/9.
Nội dung bất đồng chính là Sáng kiến Lá chắn Bầu trời châu Âu (ESSI) do Đức dẫn đầu, được triển khai vào mùa thu năm 2022, quy tụ 19 quốc gia và dựa trên việc mua sắm chung các hệ thống phòng không. Kế hoạch này nhằm mục đích tạo ra một hệ thống phòng không bốn cấp độ, từ phòng thủ chiến trường ngay lập tức đến khả năng ngăn chặn các mối đe dọa tầm xa. ESSI nhằm mục đích mang lại cho các thành viên NATO khả năng phòng không mạnh mẽ hơn dựa trên kinh nghiệm thu được từ cuộc xung đột Nga – Ukraine.
Dự án bao gồm việc mua vũ khí của Đức, Mỹ và Israel: Hệ thống Phòng không Tầm gần (LVS NNbS), bao gồm một tháp pháo gắn trên xe chiến đấu bọc thép và được trang bị radar, pháo và tên lửa; Tên lửa không đối không tầm trung IRIS-T SLM của Đức; tên lửa đất đối không tầm xa Patriot do Mỹ sản xuất; và tên lửa chống đạn đạo Arrow tầm xa của Israel.
Các hệ thống vũ khí từ ngoài châu Âu đang gây tranh cãi, khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang tìm cách thuyết phục những nước châu Âu ký hợp đồng với ngành công nghiệp của EU thay vì chi tiền châu Âu cho các công ty Mỹ, Israel và Hàn Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu cho biết: “Vào thời điểm mà những người nộp thuế ở châu Âu sắp phải bỏ ra rất nhiều tiền. Mọi người sẽ đồng ý rằng chúng ta sẽ tăng cường quyền tự chủ của mình không phải bằng cách mua hệ thống Patriot của Mỹ”, lặp lại những bình luận của Tổng thống Macron vào tháng 6 vừa qua.
Video đang HOT
Tuy nhiên, người đồng cấp Đức Boris Pistorius cho biết tốc độ là điều cốt yếu và ngành công nghiệp châu Âu không thể đáp ứng mọi nhu cầu hiện tại.
Ông Pistorius nói: “Điều quan trọng đối với chúng ta là có một lá chắn bao trùm châu Âu càng nhanh càng tốt. Chúng ta sẵn sàng mua các hệ thống ngoài châu Âu cho đến khi chúng ta phát triển được hệ thống của riêng mình ở châu Âu. Ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu, bao gồm cả Pháp, rõ ràng là những đối tác quan trọng, nhưng họ không thể cung cấp mọi thứ chúng ta cần”.
Theo kế hoạch, 2 bộ trưởng Quốc phòng của Pháp và Đức sẽ gặp nhau ngày 21/9 tại căn cứ không quân Évreux của Pháp để thảo luận về kế hoạch chung giữa hai nước về xe tăng chiến đấu thế hệ tiếp theo – được gọi là Hệ thống Chiến đấu Trên bộ Chủ yếu (MGCS) – và cả hai đều nhấn mạnh rằng dự án này vẫn còn rất triển vọng.
MGCS được ông Macron và Thủ tướng Đức khi đó là Angela Merkel khởi xướng vào năm 2017, nhằm thay thế xe tăng Leclerc của Pháp và xe tăng Leopard 2 của Đức trong khoảng thời gian từ năm 2035 đến năm 2040. Nhưng dự án đã bị trì hoãn do những bất đồng kéo dài giữa Pháp và Đức về việc phân chia trách nhiệm chế tạo xe tăng mới và triển vọng xuất khẩu, cùng với nhiều lý do khác.
Bộ trưởng Lecornu cho biết ngày 21/9, ông và người đồng cấp Đức sẽ chính thức phê duyệt các nội dung cho MGCS. Về phần mình, ông Pistorius cho biết thêm các nước EU khác đều được hoan nghênh tham gia dự án.
Trùm Wagner muốn chiến đấu cơ, súng trường của Mỹ
Phát ngôn của ông chủ tập đoàn Wagner dường như mang tính giễu cợt, bởi sẽ không bao giờ có việc Mỹ bơm vũ khí cho đội lính đánh thuê đang chống lại Ukraine.
Ông chủ Wagner Yevgeny Prigozhin - Ảnh: REUTERS
Ông Yevgeny Prigozhin, chủ của tập đoàn lính đánh thuê Wagner, đã đưa ra bình luận này khi trả lời trang Politico mới đây. Tờ báo này trước đó đưa tin số đạn dùng cho súng bắn tỉa Orsis T-5000 trong lực lượng Wagner do một công ty Mỹ cung cấp.
Orsis T-5000 là một loại súng bắn tỉa chính xác cao, do Nga sản xuất và ra mắt năm 2011. Loại súng này có thể sử dụng cỡ đạn tiêu chuẩn của khối NATO.
Khi được hỏi về điều này, ông chủ Wagner đã trả lời bằng sự đùa cợt. Không chỉ đạn dược, ông còn muốn có cả súng bắn tỉa, súng phóng lựu và súng máy do Mỹ sản xuất.
"Anh hãy nói chuyện với nguồn tin của anh, yêu cầu họ cung cấp thêm cho tôi mấy thứ này. À, tôi có thêm một yêu cầu nữa: tiêm kích F-35", người đứng đầu tập đoàn Wagner đáp.
F-35 là tiêm kích thế hệ thứ 5 do Mỹ sản xuất và bán rộng rãi cho đồng minh. Chiến đấu cơ này có thiết kế đặc biệt, làm giảm khả năng bị radar phát hiện. Vì đặc tính này, F-35 còn được gọi là "tiêm kích tàng hình".
Theo Politico, ông trùm Wagner nói về việc muốn vũ khí Mỹ với giọng điệu vui vẻ, mỉa mai. Điều này trái ngược với những lời lẽ giận dữ, thô tục mà ông ta đã tung ra với giới chỉ huy quân sự Nga, cáo buộc chậm cung cấp vũ khí và đạn dược cho lực lượng này.
Đoạn ghi âm câu trả lời với Politico cũng được ông Prigozhin đăng lên kênh Telegram. Trong đó, ông cũng nhắc tới Viktor Bout. Đây là một tay buôn vũ khí người Nga, vừa được Mỹ phóng thích tháng 12 năm ngoái để đổi lấy nữ cầu thủ bóng rổ Brittney Griner.
"Tôi đã nói chuyện với Viktor Bout rồi. Anh ta sẵn sàng xử lý mọi việc giao hàng. Nhưng tôi nghĩ anh là một phần trong phi vụ này, đại diện cho phía Mỹ", ông chủ Wagner tiếp tục giễu cợt phóng viên Politico.
"Vì vậy tôi nghĩ tôi sẽ bắt tay với anh. Cảm ơn nhiều vì những câu hỏi. Nhớ trả lời tôi nhé. Tất nhiên là vụ giao F-35 rồi. Nhớ hồi âm bằng tin nhắn riêng tư nhé", ông Prigozhin tiếp tục đùa giỡn.
Vẫn giọng điệu như từ đầu, ông này kết thúc cuộc trò chuyện bằng lời hứa sẽ tặng phóng viên Politico một khẩu Orsis T-5000 của chính ông nếu phi vụ F-35 thành công.
Wagner phủ nhận vụ súng bắn tỉa
Theo Politico, mặc dù bị chế giễu, song tờ này cũng có được câu trả lời về nguồn cung cấp đạn cho Orsis T-5000.
Ông chủ Wagner đã ngầm phủ nhận mua hàng qua công ty Mỹ bằng việc nói rằng lực lượng này đã thu được lượng lớn đạn do NATO sản xuất ở Bakhmut. Thành phố ở miền đông Ukraine này đã rơi vào tay Nga sau trận chiến đẫm máu suốt nhiều tháng.
Nguyên nhân bất ngờ khiến Ukraine từ chối nhận 10 xe tăng Leopard của Đức Ukraine đã từ chối không nhận 10 xe tăng Leopard 1 của Đức do tình trạng kém, theo tờ Spiegel của Đức ngày 20/9. Ukraine không nhận 10 xe tăng Leopard 1 của Đức do tình trạng kém. Ảnh: Pravdar "Vài ngày trước" Ukraine từ chối nhận lô 10 xe tăng Leopard 1A5 từ Đức, nói rằng chúng cần được sửa chữa nhưng...