Pháp và Đức khẳng định không thiếu năng lượng và khí đốt trong mùa đông
Ngày 14/12, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire lên tiếng trấn an rằng nước này sẽ tránh được kịch bản phải cắt điện luân phiên trong mùa đông năm nay.
Đường ống dẫn khí đốt tại một trạm trung chuyển ở Werne, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Le Maire cho biết đến tháng 1/2023, Pháp sẽ đưa 45 lò phản ứng hạt nhân vào hoạt động, tăng từ mức 41 lò hiện nay. Ông tin rằng điều này sẽ giúp Pháp tránh phải cắt điện trong mùa đông dù thời tiết lạnh khắc nghiệt đang bao phủ toàn châu Âu.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành mạng lưới điện Pháp (RTE) Thomas Veyrenc cho biết dù tình hình nói chung vẫn cần cảnh giác nhưng với các bước đã thực hiện nhằm khuyến khích người dân giảm tiêu thụ điện thì Pháp có thể tránh kịch bản cắt điện. RTE cũng đã giảm xuất khẩu điện tới Anh, nhập khẩu nhiều hơn từ Bỉ và Italy trong bối cảnh nguồn cung năng lượng hạn hẹp ngay trong mùa đông.
Video đang HOT
Cũng trong ngày 14/12, cơ quan quản lý năng lượng Đức (Bundesnetzagentur) cho biết nước này hiện không có nguy cơ xảy ra tình trạng khẩn cấp về năng lượng nhưng kêu gọi các hộ gia đình và các doanh nghiệp tiếp tục các biện pháp tiết kiệm năng lượng. Theo đó, Chủ tịch Bundesnetzagentur, ông Klaus Mueller, cho biết dự trữ khí đốt của Đức hiện ở mức 92,45%, cao hơn nhiều so với mức khẩn cấp và cao hơn mức trung bình của Liên minh châu Âu (EU) là 87,34%.
Với mức dự trữ này, ông Mueller ước tính Đức có thể đối phó với 1, 2 hoặc 3 tuần thời tiết lạnh và tiêu thụ điện tăng. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh cần chuẩn bị cho tháng 1 và tháng 2 cũng như dự tính xa hơn cho các mùa đông những năm sau.
Bundesnetzagentur kêu gọi tiết kiệm, giảm ít nhất là 20% tiêu thụ và không để mức dự trữ khí đốt giảm xuống dưới 40% vào tháng 2 để tránh thiếu hụt.
Đức hướng tới năng lượng hạt nhân để ứng phó khủng hoảng khí đốt?
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck thông báo nước này lên kế hoạch giữ chế độ chờ đối với 2 trong số 3 nhà máy điện hạt nhân còn lại nhằm đảm bảo người dân có đủ điện dùng trong mùa Đông tới.
Nhà máy hạt nhân Isar 2 gần Landshut, Đức tháng 8/2022. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, Bộ trưởng Habeck ngày 5/9 nhấn mạnh động thái này không có nghĩa là Berlin từ bỏ lời hứa trước đó về việc loại bỏ năng lượng hạt nhân vào cuối năm 2022.
Nhà chức trách nhấn mạnh cuộc kiểm tra gần đây của các nhà điều hành lưới điện cho thấy Đức có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng điện vào mùa Đông tới trong bối cảnh thị trường năng lượng châu Âu đang bị siết chặt.
"Rất khó nói trước chúng ta sẽ gặp phải các tình huống và kịch bản khủng hoảng. Tôi phải làm mọi thứ cần thiết để đảm bảo an toàn đối với việc cung cấp nguồn điện", Bộ trưởng Habeck cho hay.
Tuy nhiên, động thái trên dường như không nhận được sự đồng thuận từ các thành viên đảng Xanh của Bộ trưởng Habeck. Các thành viên của đảng này và các đối thủ khác coi năng lượng hạt nhân là một công nghệ có nguy cơ cao tạo ra chất thải phóng xạ sẽ và đè thêm gánh nặng cho thế hệ tương lai.
Mặc dù trước đó, chính phủ cam kết tất cả ba lò phản ứng hạt nhân còn lại của Đức sẽ đóng cửa vào ngày 31/12/2022 song hai nhà máy phía Nam Isar 2 và Neckarwestheim 2 vẫn được duy trì ở trạng thái dự phòng cho đến giữa tháng 4 năm sau nếu như bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào xảy ra. Các hai nhà máy này đều đạt công suất 1.400 megawatt.
Bộ trưởng Habeck lưu ý hai nhà máy hạt nhân này sẽ không được trang bị nhiên liệu mới. "Chúng tôi phải chuẩn bị cho tình huống tồi tệ nhất. Các nhà máy sẽ chỉ mở cửa khi chúng ta cần thêm điện", nhà chức trách phát biểu tại buổi họp báo.
Berlin cũng đang thực hiện các biện pháp khác để đảm bảo nguồn cung điện như phục hồi một số nhà máy nhiệt điện than không hoạt động và tăng công suất lưới điện.
EU thu hẹp được bất đồng về mức trần giá khí đốt Trong cuộc họp ngày 13/12, các bộ trưởng Liên minh châu Âu (EU) đã thu hẹp được bất đồng về mức trần giá khí đốt được đề xuất, song sẽ bắt đầu đàm phán về vấn đề này tại cuộc họp tiếp theo vào tuần tới để hoàn thiện các chi tiết "kỹ thuật". Một trạm trung chuyển khí đốt lớn nhất châu...