Pháp tuyên bố có thể sẽ công nhận Nhà nước Palestine
Ông Fabius cũng bày tỏ lấy làm tiếc vì phía Israel vẫn tiếp tục xây dựng các khu định cư ở Bờ Tây.
Trang tin RT dẫn lời Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius hôm qua cho biết, Pháp sẽ công nhận Nhà nước Palestine nếu các nỗ lực ngoại giao của Paris trong những tuần tới không phá vỡ được bế tắc giữa Israel và Palestine.
“Nếu nỗ lực để cố gắng đạt được một giải pháp dựa trên cơ sở thương lượng không đạt được, chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm và công nhận Nhà nước Palestine”, ông Fabius nói.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius. (Ảnh: Reuters)
Ngoại trưởng Fabius cho biết, là 1 trong 5 nước thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Pháp có nhiệm vụ duy trì nỗ lực tìm kiếm một giải pháp hai nhà nước giữa Israel và Palestine.
Ông Fabius nói: “Pháp sẽ tham gia công tác chuẩn bị cho một hội nghị quốc tế trong những tuần tới nhằm nhóm họp các bên và những đối tác chính gồm Mỹ, châu Âu và các nước Arab, để đảm bảo việc thực hiện giải pháp hai nhà nước”.
Ngoại trưởng Pháp bày tỏ hy vọng rằng, Hội nghị thượng đỉnh hòa bình quốc tế này sẽ có sự tham gia của đại diện Israel và Palestine – hai bên vốn không có cuộc tiếp xúc nào kể từ năm 2014.
Video đang HOT
Ông Fabius cũng bày tỏ lấy làm tiếc vì phía Israel vẫn tiếp tục xây dựng các khu định cư ở Bờ Tây; đồng thời cho rằng, các bên không nên có động thái làm ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện giải pháp hai nhà nước.
Ngay sau tuyên bố của Ngoại trưởng Pháp, một quan chức giấu tên của Israel đã trả lời tờ Haaretz khẳng định, sẽ bác bỏ bất kỳ sáng kiến nào của Pháp về tái khởi động các cuộc đàm phán hòa bình với Palestine.
Ở chiều ngược lại, Palestine đã ra thông báo hoan nghênh lời kêu gọi của Pháp về một sự can dự nghiêm túc của cộng đồng quốc tế hướng tới việc “chấm dứt sự chiếm đóng của Israel và công nhận đầy đủ một nhà nước Palestine tự do, độc lập và chủ quyền trên các đường biên giới năm 1967″.
Động thái này của Pháp được đưa ra sau khi cách đây 1 tháng, Ngoại trưởng Palestine Riyad al-Maliki đã đến thăm Paris để thảo luận về khả năng đề xuất Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ra nghị quyết về việc Israel xây dựng các khu định cư ở Bờ Tây là bất hợp pháp và cản trở khả năng tiến tới một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột giữa Palestine và Israel.
Trước đó, hồi tháng 10/2014, Thụy Điển đã trở thành quốc giao châu Âu đầu tiên công nhận Nhà nước Palestine, không lâu sau đó, Vương quốc Anh cũng đã có động thái tương tự. Tháng 1/2015, Đại sứ quán Palestine đã lần đầu tiên được mở cửa tại thủ đô Stockholm của Thụy Điển./.
Hùng Cường
Theo_VOV
Palestine cắt đứt ngoại giao với Israel: Hòa bình Trung Đông xa vời
Các cuộc đối thoại hòa bình giữa Palestine và Israel do Mỹ làm trung gian hòa giải tiếp tục lâm vào bế tắc.
Truyền thông khu vực ngày 21/12 dẫn lời Tổng Thư ký Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) Saeb Erekat cho biết, quan hệ ngoại giao giữa Chính quyền Palestine (PA) và Israel sẽ chính thức chấm dứt vào đầu năm 2016.
Quyết định của Israel sẽ khiến nỗ lực tìm kiếm hòa bình Trung Đông ngày càng xa vời hơn, khi các cuộc đối thoại hòa bình do Mỹ làm trung gian hòa giải tiếp tục lâm vào bế tắc.
Người Palestine tập trung ở hàng rào ngăn cách Israel và dải Gaza hôm 11/10. (Ảnh: Reuters).
Phát biểu trên đài phát thanh địa phương Al-Quds, ông Erekat nói rằng, Tổ chức giải phóng Palestine sẽ cắt đứt tất cả các mối quan hệ với Israel, bao gồm cả hợp tác an ninh vào đầu năm mới.
Ông Erekat nhấn mạnh, để đáp trả những quyết định mới nhất của Chính phủ Israel về việc tiếp tục xây dựng các khu định cư bất hợp pháp cho người Do Thái cũng như việc Do Thái hóa khu vực Jerusalem, Palestine sẽ không chần chừ trong vấn đề này nữa.
Theo lời vị quan chức cấp cao Tổ chức Giải phóng Palestine này, quyết định cắt đứt quan hệ giữa hai bên được đưa ra từ tháng 3, nhưng việc thực hiện đã bị trì hoãn cho đến khi Palestine có các cuộc thảo luận với các nước Arab và các cường quốc khu vực về những biện pháp cần thiết đối với vấn đề này.
Bên cạnh việc đưa ra quyết định cứng rắn với Israel, Tổng thống Áp-bát cũng thúc đẩy những nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ ngoại giao đối với một nhà nước Palestine độc lập. Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đang có chuyến thăm 2 ngày tới Hy Lạp, với việc quốc hội nước này dự kiến công nhận một nhà nước Palestine trong cuộc bỏ phiếu không bắt buộc diễn ra ngày 22/12.
Israel đóng cửa lối ra vào Bờ Tây, tấn công Đài phát thanh Palestine
VOV.VN - Quân đội Israel đã đột kích vào một đài phát thanh Palestine, tịch thu nhiều thiết bị phát thanh, cắt sóng và ngăn cản nhân viên ra vào.
Ông Abbas cũng cho biết sẽ cấp hộ chiếu Nhà nước Palestine trong năm 2016: "Về vấn đề hộ chiếu có tên Nhà nước Palestine, chúng tôi đang thúc đẩy tiến trình thay đổi hộ chiếu và đưa ra một hộ chiếu mới trong vòng một năm hay thậm chí là ít hơn. Chúng tôi cũng đã thay đổi tất cả các tài liệu do các bộ và cơ quan dịch vụ công cấp và bây giờ sẽ mang tên Nhà nước Palestine. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ ai sử dụng tên Chính quyền Palestine nữa".
Giải pháp hai nhà nước - với một nhà nước Palestine độc lập sinh sống bên cạnh Israel vẫn là một mục tiêu lớn của các cuộc đàm phán từ năm 1970 và là mối tập trung chính cho những nỗ lực ngoại giao do Mỹ dẫn đầu trong 20 năm qua.
Tuy nhiên, một khảo sát công bố tháng 9 vừa qua tại Palestine cho thấy, gần 2/3 trong số những người được khảo sát cho biết họ không tin vào giải pháp hai nhà nước bởi vì sự mở rộng định cư của Israel tại Bờ Tây. Những xung đột giữa Israel và Palestine cũng càng trở nên căng thẳng hơn khi bạo lực vẫn xảy ra tại Bờ Tây./.
Phạm Hà Tổng hợp
Theo_VOV
Mỹ, Trung Quốc tiếp tục bất đồng về mức độ trừng phạt Triều Tiên Mỹ và Trung Quốc đều nhất trí phải trừng phạt Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân nhưng hai bên có khác biệt về mức độ trừng phạt. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tiếp tục có những quan điểm bất đồng về mức độ trừng phạt đối với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên...