Pháp từ chối cái chết nhân đạo cho bệnh nhân sống thực vật hơn 10 năm
Tòa Phúc thẩm Paris (Pháp) ra lệnh nối lại các biện pháp hỗ trợ sự sống cho Vincent Lambert đã sống thực vật hơn một thập kỷ qua.
Quyết định trên được đưa ra 12 tiếng sau khi đội ngũ y tế tại Reims tắt thiết bị hỗ trợ sự sống cho Vincent Lambert ngày 20/5 bất chấp ý nguyện của gia đình bệnh nhân. Jean Paillot, luật sư bảo vệ gia đình Lambert nhận xét: “Đây là chiến thắng to lớn”.
Vincent Lambert từng là điều dưỡng. Năm 2008, anh gặp tai nạn xe máy và rơi vào tình trạng sống thực vật. Người đàn ông 42 tuổi hiện gần như không có ý thức nhưng có thể thở không cần máy và thỉnh thoảng cử động mắt.
Các bác sĩ nhận định Vincent sẽ không bao giờ hồi phục. Từ đầu tháng 5, họ tuyên bố giảm dần sự chăm sóc cho bệnh nhân.
Vợ Vincent là Rachel cùng một số anh chị em đồng ý với bệnh viện rằng anh nên được giải thoát. Tuy nhiên, bố mẹ bệnh nhân, với niềm tin Thiên chúa giáo, cho rằng Vincent phải được duy trì sự sống.
Vincent trên giường bệnh. Ảnh: AP.
Nhằm giữ mạng sống cho con trai, bố mẹ Vincent đệ đơn kiện lên Tòa án Nhân quyền châu Âu và kêu gọi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron can thiệp song kết quả không như ý muốn. Tòa án Nhân quyền châu Âu kết luận bệnh viện không vi phạm quyền sống của Vincent trong khi ông Macron cho rằng mình không thể quyết định trường hợp này.
Ngày 20/5, sau khi xem xét yêu cầu của Ủy ban Quyền Người Tàn tật thuộc Liên Hợp Quốc, Tòa Phúc thẩm Paris ra lệnh cho các bác sĩ tại Reims tiếp tục duy trì sự sống của Vincent. Phán quyết nhanh chóng làm dấy lên những ý kiến trái chiều.
“Chúng ta không thể để anh ấy sống đời thực vật suốt hàng chục năm. Phải để anh ấy đi thôi”, bà Marie-Laure Jean 70 tuổi, một người dân Paris nói.
Video đang HOT
Bà Caroline Lorsin thì nghĩ khác: “Hãy thử đặt mình vào vị trí bố mẹ anh ấy. Mọi chuyện rất khó khăn với họ”.
Đến nay, an tử hay cái chết êm ái vẫn bị cấm tại Pháp. Điều luật được đưa ra năm 2016 cho phép người mắc bệnh nan y được tiêm thuốc an thần mạnh cho đến khi qua đời.
Minh Nguyên
Theo Reuters/VNE
Bất chấp lời đàm tiếu, người vợ trẻ hiến tạng chồng để mang lại cuộc đời thứ hai cho 5 người khác
Dù hàng xóm đàm tiếu cho rằng chị bán tạng chồng để nuôi con, nhưng bỏ qua tất cả, người vợ trẻ vẫn thuyết phục cả gia đình đồng ý hiến tạng chồng để cứu sống 5 người bệnh.
Có những người trước khi ra đi vẫn kịp giúp "hồi sinh" cho nhiều cuộc đời khác bằng cách hiến tạng mình. Đối với thân nhân của họ, dù là mất mát, đau thương nhưng điều hạnh phúc và niềm tự hào nhất với họ là có thể cảm nhận người thân của mình vẫn hiện hữu trên cuộc đời này trong cơ thể của người khác bằng những bộ phận được cấy ghép.
Câu chuyện về người vợ trẻ quyết định hiến tạng của chồng mình để cứu sống 5 người bệnh được phát sóng trong chương trình thời sự VTV tối 16/4 đã lay động trái tim của nhiều người.
"Có người nói tôi bán tạng chồng mình để nuôi con" - đó là nỗi niềm của chị Oanh, người đã hiến tạng của chồng mình để cứu 5 người bệnh nặng.
Với chị Nguyễn Phương Oanh (vợ anh Chính, sống ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội), thì chỉ cần một phần cơ thể của chồng còn sống chị vẫn còn niềm tin rằng chồng mình vẫn còn trên đời. Câu chuyện của người vợ thuyết phục cả gia đình hiến tạng chồng mình đã khiến cho bao người cảm phục.
Người vợ đã hiến tạng chồng mình để cứu sống 5 người,
Thế nhưng cùng với đó là không ít điều tiếng mà người phụ nữ này phải gánh chịu. Gần 1 tháng sau khi người chồng mất vì tai nạn xe máy, chị Oanh vẫn còn bàng hoàng và không thể tin anh đã ra đi mãi mãi. Không chỉ đau buồn mà chị còn day dứt về những lời nói bóng gió của hàng xóm láng giềng về việc chị đã hiến tạng của chồng.
Chị Oanh ôm con ngồi xem lại những tấm hình chụp bên người chồng của mình trước kia
"Người nói này, người nói kia vì họ lại nghĩ là mình bán tạng. Mình biết vậy nhưng thôi, dù người ta có nói gì thì nói nhưng mà mình làm được như thế sẽ cứu sống được rất nhiều người", chị Oanh cho biết.
Tuy nhiên, người phản đối việc hiến tạng nhiều nhất lại chính là bố và mẹ chồng chị. "Đau khổ không muốn cho hiến tạng vì đang yên đang lành lại mổ xẻ chia cho người ta thế. Hiến tim hiến gan... bây giờ còn cái gì trong người nữa nào", bố chồng chị Oanh nghẹn ngào.
Bố anh Chính và cả mẹ anh đều từng không đồng ý cho con hiến tạng
Dường như vẫn chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai, bà Nguyễn Thị May - mẹ chồng chị Oanh chia sẻ, "Tôi không muốn để cho con tôi hiến tạng. Ở bệnh viện tôi bảo "cho về, cho về". Thật sự lúc bấy giờ tôi nghĩ là con tôi nó đã khổ sở như thế rồi cho nên là tôi không muốn hiến tạng".
Nhưng vượt qua những lời đàm tiếu, chị Oanh vẫn quyết định kí vào giấy đồng ý hiến tạng để cứu người. Giờ đây, quyết định của chị đã giúp 5 con người được hồi sinh. Đây cũng là lần đầu tiên ở Việt Nam, lá gan của người hiến được chia làm 2 để ghép cho 2 người trong đó có một bé gái 8 tuổi bị suy gan nặng.
Chia sẻ trên VTV, PGS.TS. Nguyễn Quang Nghĩa cho biết, "Mặc dù là trong hoàn cảnh mất mát người thân, nhưng chị Oanh đã rất dũng cảm. Và chính sự dũng cảm đó của chị đã mang lại niềm hạnh phúc cho 5 người bệnh khác và cũng tạo động lực cho chúng tôi vững tin ở lĩnh vực ghép tạng này".
Anh Chính ra đi ở cái tuổi còn quá trẻ, gia đình sẽ còn mất nhiều thời gian mới nguôi ngoai nỗi đau này. Nhưng có những gia đình khác mãi mãi coi họ là ân nhân, mang lại cuộc đời thứ hai cho người thân của mình.
Mẹ chồng chị Oanh tâm sự thêm, "Con dâu thì bảo là anh mất đi nhưng anh ấy cứu được mấy người, mình làm phúc cứu được người ta".
Gia đình chị Oanh đều mong sẽ được gặp gỡ những người đã nhận tạng của chồng chị để cảm nhận sự tồn tại của anh trên cõi đời này
Riêng chị Oanh cũng cho rằng, "Mất rồi thì cũng chỉ trở về cát bụi thôi, mà mình vẫn cứu được rất nhiều người thì coi như mình chưa phải ra đi mãi mãi".
Chị Oanh và gia đình mong muốn, có một lúc nào đó sẽ gặp gỡ những người đã nhận tạng của chồng chị để cảm nhận sự tồn tại của anh trên cõi đời này.
Theo Helino
2 ngón chân gần đứt lìa được nối ghép thành công Sau ca tai nạn với xe máy, ngón út và ngón áp út bàn chân trái của bé 6 tuổi bị cắt đứt gần hoàn toàn. Bệnh nhi đã được các bác sĩ cấp cứu nối lại kịp thời. Ths.BS Vũ Trung Trực thăm khám cho bệnh nhi sau ca phẫu thuật Ngày 11.4, thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức...