Pháp tố Australia ‘đâm sau lưng’ đồng minh
Giới chức Pháp chỉ trích Australia “phản bội” vì hủy hợp đồng mua 12 tàu ngầm trị giá gần 40 tỷ USD để theo đuổi thỏa thuận với Mỹ, Anh.
“Đây là cú đâm sau lưng. Chúng tôi thiết lập được quan hệ tin cậy với Australia và niềm tin này đã bị phản bội”, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nói trên đài phát thanh hôm nay, sau khi Australia thông báo sẽ được Mỹ, Anh chuyển giao công nghệ để sở hữu tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cho biết nước này đang nghiên cứu những biện pháp để hạn chế thiệt hại tài chính sau khi Australia hủy hợp đồng mua tàu ngầm ký với tập đoàn đóng tàu Naval Group, đồng thời để ngỏ khả năng Paris sẽ yêu cầu Canberra bồi thường.
Tập đoàn Naval Group bày tỏ thất vọng trước và cho biết “quá trình phân tích hậu quả từ quyết định của Australia” sẽ được tiến hành trong những ngày tới.
Video đang HOT
Tàu ngầm Suffren thuộc lớp Barracuda của Pháp chạy thử hồi tháng 10/2020. Ảnh: Hải quân Pháp .
Quan chức Pháp cũng chỉ trích Mỹ, cho rằng hành động của Washington thể hiện sự thiếu thống nhất trong giai đoạn hai nước đồng minh đang đối mặt với những thách thức chung ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. “Quyết định tàn bạo, đơn phương và không thể dự đoán này khiến tôi nhớ về những hành động của ông Donald Trump. Đó là hành động phá vỡ niềm tin và tôi đang cực kỳ tức giận”, Ngoại trưởng Le Drian nói thêm.
Chính phủ Australia hồi năm 2016 ký thỏa thuận trị giá 40 tỷ USD với tập đoàn Naval Group để chế tạo 12 tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Barracuda, nhằm thay thế lực lượng 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Collins sắp hết niên hạn. Đây là một trong những hợp đồng quân sự lớn nhất thế giới vào thời điểm đó, nhưng liên tục bị chậm tiến độ vì Canberra yêu cầu phần lớn linh kiện và quá trình đóng tàu diễn ra tại Australia.
Chính phủ Australia hồi tháng 6 cho biết đang chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho hạm đội tàu ngầm lớp Collins. Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Australia hồi tháng 8 tái khẳng định cam kết theo đuổi hợp đồng với những người đồng cấp Pháp.
Tuy nhiên, trong cuộc họp trực tuyến ngày 15/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Australia Scott Morrison bất ngờ thông báo Mỹ và Anh sẽ cung cấp công nghệ và huấn luyện kỹ thuật để Australia chế tạo 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Thủ tướng Morrison cho biết Australia dự kiến đóng các tàu ngầm hạt nhân này ở thành phố miền nam Adelaide, nhấn mạnh Canberra sẽ tuân thủ mọi cam kết về không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Đây là lần đầu tiên Mỹ chia sẻ công nghệ động cơ hạt nhân cho một quốc gia kể từ sau lần chuyển giao cho Anh vào năm 1958. “Đó là công nghệ cực kỳ nhạy cảm, đây có thể coi là ngoại lệ với nhiều chính sách của chúng tôi. Điều này sẽ không diễn ra trong tương lai. Chúng tôi coi đây là sự kiện chỉ diễn ra một lần”, quan chức giấu tên nói thêm.
Australia là quốc gia biển và sở hữu lực lượng hải quân hùng hậu, nhưng hiện chỉ có 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Collins được biên chế từ năm 1996. Đây là phiên bản mở rộng của lớp tàu ngầm Type 471 do Thụy Điển phát triển, mỗi chiếc có lượng giãn nước 3.400 tấn khi lặn.
Trung Quốc nói Mỹ, Nhật 'phí dầu' diễn tập
Trung Quốc nói cuộc diễn tập của Mỹ, Nhật, Pháp và Australia "phí dầu", nhưng giới chuyên gia nhận định đó có thể là dấu hiệu Mỹ thắt chặt liên minh.
"Có ai nghĩ cuộc diễn tập chung nhằm gây áp lực lên Trung Quốc sẽ khiến Trung Quốc sợ hãi không", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm nay. "Trong 4 nước này, có những nước đã phát triển bản chất gây hấn và xâm lược như trong lịch sử".
Tuyên bố được đưa ra sau khi 300 binh sĩ Nhật Bản, Pháp và Mỹ cùng một chiến hạm Australia bắt đầu diễn tập ở tây nam Nhật Bản từ 11/5 và dự kiến kéo dài một tuần. Quan chức hải quân Pháp cho biết 10 tàu mặt nước, bao gồm 6 chiến hạm Nhật Bản, hai tàu chiến Pháp, một chiến hạm Mỹ cũng tham gia. Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản cử thêm một tàu ngầm.
Tàu chiến Mỹ - Nhật tham gia tập trận hàng hải chung hồi tháng 2. Ảnh: Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ .
"Thay vì tự phản tỉnh và dùng sức mạnh đóng góp vào hòa bình khu vực, họ nhắm vào Trung Quốc như cái cớ để tăng cường hành vi quân sự. Ý định của họ là gì?", bà Hoa nói thêm. "Cái gọi là diễn tập chung này không tác động gì đến Trung Quốc, chỉ khiến họ tốn dầu".
Cuộc diễn tập được tiến hành trong bối cảnh Nhật Bản muốn củng cố quan hệ quốc phòng với nhiều nước ngoài đồng minh quan trọng là Mỹ, đồng thời theo dõi các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Tokyo tăng cường liên minh quân sự với Washington những tháng gần đây khi căng thẳng với Bắc Kinh leo thang về chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Pháp tuyên bố có lợi ích chiến lược ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nơi có các lãnh thổ và tỉnh hải ngoại như Reunion ở Ấn Độ Dương và Polynesia ở phía nam Thái Bình Dương. Pháp công bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương năm 2018, coi Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và Mỹ là "các đối tác chiến lược quan trọng trong khu vực".
Liu Zongyi, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, tin rằng Pháp sẽ tăng cường liên kết quân sự với Mỹ trong khu vực. Bộ Quốc phòng Pháp tháng trước cho biết đã chứng kiến "khôi phục cạnh tranh chiến lược và quân sự của cả Trung Quốc và Nga", đồng thời mô tả Ấn Độ - Thái Bình Dương là "sân khấu của những thay đổi chiến lược sâu sắc" mà Pháp "phải duy trì phạm vi tiếp cận địa chiến lược theo thứ tự phù hợp".
Tuy nhiên, nhà phân tích quân sự Zhou Chenming ở Bắc Kinh cho rằng Pháp sẽ không thường xuyên tham gia các cuộc diễn tập trong khu vực. "Đó chỉ là một trong những cuộc diễn tập mà Mỹ và Nhật muốn thể hiện sự ủng hộ từ các đồng minh của họ", Zhou nói.
Pháp giải cứu 72 người di cư trên Eo biển Manche Giới chức hàng hải Pháp ngày 21/3 cho biết các lực lượng đã giải cứu được 72 người di cư trên Eo biển Manche, sau khi tàu chở họ gặp khó khăn trong quá trình tìm cách vào Anh. Lực lượng cứu hộ Anh (phía trước) chặn tàu chở người di cư từ Pháp băng qua eo biển Manche. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN...