Pháp tìm đồng minh đưa quân sang Ukraine?
Pháp đang kết nối một liên minh các nước cởi mở với vấn đề gửi binh sĩ sang Ukraine, dù nhiều nước phản đối ý tưởng này.
Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne (phải) với các Ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna (trái) và Ngoại trưởng Lithuania Gabrielius Landsbergis sau cuộc họp báo chung ở Lithuania hôm 8.3. Ảnh AFP
Pháp đang xây dựng một liên minh gồm các quốc gia sẵn sàng gửi binh sĩ đến Ukraine, trong động thái tỏ ra ngày càng khác biệt với thái độ thận trọng hơn của Đức, theo tờ Politico ngày 9.3.
Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne hôm 8.3 đến Lithuania để gặp gỡ những nhà ngoại giao từ các nước vùng Baltic, cũng như người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba.
“Nga không có quyền nói chúng tôi nên giúp Ukraine như thế nào trong những tháng hoặc năm tới. Nga không phải là bên sắp xếp cách chúng ta triển khai hành động hay đặt ra các lằn ranh đỏ. Vì vậy, chúng tôi quyết định nó cùng nhau”, ông Sejourne nhấn mạnh tại cuộc gặp.
Điểm xung đột: Giáo hoàng phát ngôn bất ngờ về Ukraine; Houthi lại ‘đấu’ liên quân Mỹ ở biển Đỏ
Ý tưởng của Pháp
Các nhà ngoại giao đã thảo luận về khả năng những binh sĩ nước ngoài giữa Ukraine tháo gỡ bom mình.
Ngoại trưởng Sejourne nhiều lần đề cập rằng hoạt động rà phá bom mìn là một “khả năng” và lưu ý rằng điều này có thể có nghĩa là sự hiện diện của một số nhân sự ở Ukraine, nhưng không tham gia vào cuộc chiến.
Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh Ukraine đang phải đối diện tình trạng thiếu đạn pháo khiến việc ngăn chặn các cuộc tấn công dữ dội của Nga trở nên khó khăn.
“Ukraine không yêu cầu chúng tôi gửi quân. Ukraine đang yêu cầu chúng tôi gửi đạn dược vào lúc này. Chúng tôi không loại trừ bất cứ điều gì trong những tháng tới”, theo ông Sejourne.
Ngoại trưởng các nước vùng Baltic ca ngợi Pháp đã “suy nghĩ sáng tạo”.
Ngoài ra, Ngoại trưởng Sejourne còn nêu mối lo ngại về việc Nga để mắt tới các nước vùng Baltic, vốn từng là một phần của Liên Xô cũ nhưng hiện là thành viên của Liên minh châu Âu (EU) và NATO.
Điện Kremlin: Đoạn ghi âm của Đức cho thấy ý định tấn công Nga
Ngoại trưởng Lithuania Gabrielius Landsbergis nói rằng các đồng minh “phải vạch lằn ranh đỏ cho Nga chứ không phải cho chúng ta”. “Không thể loại trừ bất kỳ hình thức hỗ trợ nào dành cho Ukraine. Chúng ta cần tiếp tục hỗ trợ Ukraine ở những nơi cần thiết nhất”, ông nhấn mạnh.
Bất đồng trong nội bộ NATO
Một số nước NATO phản đối việc gửi quân tới Ukraine, bao gồm Đức, Cộng hòa Czech, Bulgaria, Ba Lan, Tây Ban Nha và Ý. Trong khi đó, một số quốc gia sẵn sàng xem xét khả năng này, chẳng hạn như Lithuania, Latvia và Estonia.
Canada, một thành viên NATO, tuyên bố sẵn sàng gửi quân tới Ukraine nhưng chỉ để huấn luyện lực lượng phòng thủ Ukraine ở các khu vực xa mặt trận.
Hồi cuối tháng 2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron không loại trừ khả năng gửi quân đội phương Tây đến giúp đỡ Ukraine. Ông nói rằng vấn đề chính là hiện NATO chưa có sự đồng thuận về điều này.
Ngay sau đó, hầu hết các nước châu Âu, trong đó có Đức, Cộng hòa Czech và Ba Lan, cho hay họ không có kế hoạch như thế. Tuy nhiên, theo tờ The Washington Post, Ba Lan dường như đang thay đổi quan điểm.
“Sự hiện diện của lực lượng NATO ở Ukraine không phải là điều không tưởng”, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski phát biểu hôm 8.3 và nói thêm rằng ông đánh giá cao sáng kiến của Tổng thống Macron, “bởi vì (Tổng thống Nga Vladimir) Putin sợ chứ không phải chúng tôi sợ ông Putin”.
Nhiều người Ấn Độ bị lừa đi chiến đấu cho Nga tại Ukraine
Dù đến nay vẫn là nước châu Âu viện trợ quân sự nhiều nhất cho Ukraine, Đức vẫn đang chịu nhiều áp lực về việc chưa gửi tên lửa hành trình tầm xa Taurus do lo ngại sẽ bị Nga xem là hành động khiêu khích.
Ngoại trưởng Ukraine dường như ám chỉ về sự dè dặt này khi ông phát biểu tại cuộc gặp. “Cá nhân tôi đã chán ngấy với… nỗi sợ leo thang. Vấn đề của chúng ta là vẫn có những người nghĩ về cuộc chiến này với tâm lý sợ leo thang”, ông cho biết.
“Các bạn sợ kiểu leo thang nào? Điều gì khác phải xảy ra với Ukraine để bạn hiểu rằng nỗi sợ hãi này là vô ích? Bạn mong đợi ông Putin sẽ làm gì? “Chà, tôi đã gửi xe tăng nhưng tôi không gửi tên lửa hay quân đội, vì vậy có lẽ bạn sẽ tử tế với tôi hơn những người khác?”. Đó không phải là cách ông Putin nghĩ, đó không phải là cách ông ấy đối xử với châu Âu”, theo Ngoại trưởng Kuleba.
Thế khó của châu Âu
Theo tờ Politico dẫn lời giáo sư Phillips O’Brien về nghiên cứu chiến lược tại Đại học St. Andrews (Scotland), phát biểu của Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski (về sự hiện diện của lực lượng NATO ở Ukraine không phải là điều không tưởng) nằm trong xu hướng thay đổi lớn hơn nhằm đứng về phía quan điểm của Pháp. Theo ông, vấn đề gửi lực lượng châu Âu đến giúp Ukraine luôn là một khả năng. Giáo sư này cho rằng điều này càng thể hiện rõ hơn khi Mỹ rút lui về viện trợ. “Châu Âu hiện đối diện thế tiến thoái lưỡng nan kinh khủng là nhìn Ukraine có khả năng cạn kiệt đạn dược hoặc bước vào và giúp đỡ một cách trực tiếp hơn”, ông nhận định.
Những chiếc rương đắt nhất thế giới, ngự trị linh hồn của Louis Vuitton
Tại xưởng Asnières ở Paris, những người thợ vẫn miệt mài chế tạo món đồ đặc trưng của hãng xa xỉ như cách họ đã làm trong 150 năm qua: hoàn toàn bằng tay.
Và những chiếc rương mang tên viết tắt của Louis Vuittion dường như vẫn luôn ngự trị tinh thần của ông.
"Thánh đường" của thời trang Pháp
Ngoài Neuilly, một trong những khu dân cư được tầng lớp thượng lưu Paris ưa chuộng, Asnières-sur-Seine cũng là nơi dành cho giới nhà giàu của thủ đô Pháp. Trên con phố yên tĩnh của vùng đất thuộc tỉnh Hauts-de-Seine giàu có, thanh lịch, cách trung tâm Paris 40 phút lái xe, có một ngôi nhà với những bức tường màu kem, mái màu hạt dẻ và cửa chớp màu xanh lá cây. Louis Vuitton, người sáng lập đế chế xa xỉ mang tên ông, đã sống ở đây từ năm 1859 cho đến khi qua đời vào năm 1892.
Vuitton xây dựng ngôi nhà chỉ 5 năm sau khi thành lập thương hiệu hành lý của mình. Vào cuối thế kỷ 19, người con trai duy nhất của ông, Georges Vuitton, đã cho sửa sang, bổ sung phong cách tân nghệ thuật cho ngôi nhà. Bất động sản này giống như một trong những chiếc rương quý mang lại danh tiếng và tài sản cho gia đình Vuitton: nơi chứa đựng những điều bất ngờ, với một chiếc tủ chứa đầy đá quý, nội thất xa hoa và những chiếc bình phương Đông bí hiểm.
Nhưng điều ngạc nhiên lớn nhất của Asnières không nằm ở bên trong ngôi nhà mà là ở bên ngoài, hay nói đúng hơn là nơi tọa lạc khu xưởng ban đầu do ông Vuitton thiết kế để sản xuất rương và vali giữa cuộc Cách mạng Công nghiệp Pháp. Doanh nhân chọn khu vực này của Paris vì lý do thực tế và thương mại. Asnières nằm gần sông, nơi gỗ được vận chuyển dễ dàng và gần tuyến đường sắt kết nối trực tiếp với ga trung tâm Saint-Lazare. Khu xưởng, thực chất là một tòa nhà theo phong cách Eiffel với kính và thép sáng bóng, vẫn tiếp tục hoạt động đúng như cách nó vẫn vận hành trong 150 năm qua. Hơn 250 nghệ nhân làm việc trong một xưởng rộng 6.500 mét vuông bằng cách sử dụng đúng công cụ mà họ đã sử dụng trong suốt một thế kỷ rưỡi: đôi tay của họ.
Một nghệ nhân đang hoàn thiện chiếc rương LV. Ảnh: El Pais
Một hướng dẫn viên du lịch ở Asnières, người không thể tiết lộ danh tính do các thỏa thuận bảo mật của công ty, giải thích rằng ở đây, các nghệ nhân vẫn tiếp tục công việc đã làm từ 150 năm trước, với những chiếc rương, và chỉ rương.
Louis Vuitton đã tạo thành một phần của LVMH, một trong những công ty niêm yết có giá trị lớn nhất châu Âu, kể từ cuối những năm 1980. Năm ngoái, công ty đã ghi nhận lợi nhuận ròng cao nhất trong lịch sử, 14 tỷ euro (15,04 tỷ USD). Chỉ trong nửa đầu năm nay, lợi nhuận ròng của công ty đã tăng 30% và doanh thu tăng thêm 15%. Lĩnh vực thời trang và đồ da, đặc biệt là thương hiệu Vuitton, đã thúc đẩy doanh số bán hàng tăng lên.
Bộ phận sản xuất hành lý là một bộ phận chủ chốt của công ty, không chỉ về mặt kinh tế mà còn về hình ảnh thương hiệu. Asnières được ví như "thánh đường" của hãng thời trang Pháp, một nơi trưng bày cho phép họ thể hiện những gì các nghệ nhân có thể tạo ra: những món đồ da độc đáo và những chiếc rương có độ phức tạp cao dành cho những khách hàng khó tính nhất.
Những người mua rương trong thế kỷ 21
Nhưng, câu hỏi là ai còn mua rương ở thế kỷ 21? Một ví dụ là đầu bếp người Tây Ban Nha Ferran Adrià sử dụng chúng để bảo vệ các dụng cụ nhà bếp của mình khi đi du lịch.
Xưởng Asnières cho biết nhu cầu về rương ngày càng lớn, khiến họ không thể đáp ứng kịp các đơn đặt hàng. Nhân viên của xưởng làm việc theo hai ca, sản xuất khoảng 4.000 sản phẩm mỗi năm. Mặc dù vậy, danh sách chờ luôn dao động từ 12 đến 18 tháng. Điều đáng chú ý là ngày nay, khách hàng coi những chiếc rương LV giống như đồ vật trang trí hơn là vali du lịch. Chúng được sử dụng làm bàn trong phòng khách, làm tủ táp đầu giường, làm két sắt, hộp trang sức, thậm chí cả tủ quần áo.
Tại Asnières, các nghệ nhân đã và tiếp tục sản xuất những chiếc va li để vận chuyển đủ loại đồ dùng: đồng hồ, đồ trang sức, vợt tennis, ô, xe đạp, máy đánh chữ, sách, gậy đánh gôn, chai sâm panh, ly cocktail và đồ sứ cao cấp... Họ còn làm kiểu "rương - bàn trang điểm", "rương - giường" và "rương - bàn". Mọi thứ họ sản xuất đều đã được bán và đã có chủ sở hữu. Các nghệ nhân chỉ làm việc theo yêu cầu. Mỗi đơn hàng đòi hỏi thời gian chế tác từ 4 tháng đến một năm, và thông thường, nghệ nhân bắt đầu công việc cũng là người hoàn thành công việc đó.
Rương LV không chỉ để đựng hành lý, mà còn là món đồ trang trí và dùng cho các mục đích khác trong gia đình như bàn, tủ, kệ.
Asnières giống như một chiếc rương đựng của báu và cũng là một chiếc két an toàn. Xung quanh khu vực xưởng được giám sát bởi các nhân viên bảo vệ và hệ thống camera kết nối với màn hình.
Mỗi chiếc rương ra lò tại đây được coi như một món đồ trang sức quý và có giá trị tương đương. Điều này giải thích các chính sách bí mật và bảo mật liên quan. Ví dụ, mẫu Cabine được tạo ra vào đầu thế kỷ 20 để đặt dưới gầm giường trong cabin của những con tàu xuyên Đại Tây Dương, có giá khoảng 36.000 euro (38.700 USD). Một chiếc rương đựng giày thể thao có thể có giá 180.000 euro (194.000 USD) và một chiếc tủ bày đồ trang trí do Marc Newson thiết kế có giá khoảng 250.000 euro (268.000 USD).
Giới siêu giàu coi những món đồ này là "ne plus ultra" - có nghĩa là "tối thượng" - và coi hai chữ LV là sự đảm bảo cho tính sang trọng và độc quyền, mặc dù ít người biết rằng những cái tên viết tắt đó thuộc về một chàng trai nhà quê khiêm tốn.
Chữ lồng LV thay đổi lịch sử
Louis Vuitton sinh ra ở làng Anchay, vùng núi Jura, trong một gia đình làm nghề nông và mộc. Năm 15 tuổi, ông rời nhà đến Paris làm nghề đóng gói. Năm 17 tuổi, Louis bắt đầu kinh doanh những loại bao bì của riêng mình. Vào thời điểm đó, ở thời kỳ đỉnh cao của sự bùng nổ đường sắt và tàu hơi nước, các hòm hành lý thường có nắp cong để nước mưa có thể chảy xuống. Louis bắt đầu làm ra loại nắp phẳng, giúp xếp đồ dễ dàng hơn, với một tấm phủ bằng vải bạt không thấm nước và một lớp lót giúp gỗ không bị phồng lên do hơi ẩm.
Asnières, ngôi nhà và xưởng sản xuất của Louis Vuitton ở ngoại ô Paris. Ảnh: El Pais
Vì thế, Louis Vuitton ra đời không phải là một ngành kinh doanh xa xỉ mà mang tính thực tế rất rõ. Chính Georges Vuitton, con trai của "ông tổ" Louis Vuitton và là thế hệ lãnh đạo thứ hai, mới là người đưa công ty bước vào thế giới cao cấp. Vào thời điểm Georges Vuitton nắm quyền, khách hàng của ông có thể cá nhân hóa hành lý bằng tên riêng của họ. Dần dần, Georges quyết định sẽ tốt hơn nếu họ làm điều đó với cha của ông. Và thế là logo chữ lồng của Louis Vuitton, một trong những logo đầu tiên trong lịch sử ngành thời trang đã ra đời. Hình monogram bông hoa lấy cảm hứng từ cửa sổ hoa hồng trong các nhà thờ Gothic, đã trở thành dấu ấn của thương hiệu.
Hình monogram chữ lồng LV đã thay đổi lịch sử của nhà mốt. Bỗng nhiên, những chiếc rương Vuitton trở nên độc đáo, đáng mơ ước và sang trọng. Georges cũng là người thiết kế ra ổ khóa Tumbler chống trộm. Ông thậm chí còn mời "vua ảo thuật" Harry Houdini cố gắng thoát ra khỏi một trong những chiếc rương LV. Nhưng ảo thuật gia đã không chấp nhận thử thách đó. Ngày nay, LV vẫn tiếp tục sử dụng ổ khóa cổ xưa đó. Mỗi chiếc đều là duy nhất và được liên kết với một khách hàng duy nhất.
Danh sách những người mua rương LV có từ thời Hoàng hậu Eugénie de Montijo và nữ diễn viên Sarah Bernhardt. Thương hiệu LV giữ danh sách này trong một hộp ký gửi an toàn.
Những khách hàng VIP nhất có thể ghé thăm Asnières để xem những chiếc va li đặt theo yêu cầu của họ được sản xuất như thế nào.
Xưởng còn có bảo tàng riêng, nơi họ trưng bày những "viên ngọc" quý như chiếc rương năm 1911 của Paul Poiret và một chiếc khác từ năm 1927 thuộc về hoàng gia Hy Lạp. Món đồ lâu đời nhất là một chiếc rương từ thế kỷ 14, từ bộ sưu tập tư nhân của gia đình Vuitton, được trang trí bằng một bông hoa Gothic gợi nhớ đến biểu tượng của thương hiệu. Gần đây nhất là Sac Maison de Famille, chiếc túi được Nicolas Ghesquière tạo ra cho mùa xuân hè 2023 tái hiện lại ngôi nhà Vuitton.
Georges Vuitton đã phát minh ra ổ khóa chống trộm dành cho các loại rương, va li LV.
Nhưng nơi này không phải là một công viên giải trí như Disneyland Paris, mà là một workshop. Âm thanh của khu xưởng xác nhận điều này. Ở khu mộc, các nghệ nhân làm việc với ba loại gỗ: gỗ bạch dương - nhẹ và đàn hồi; gỗ sồi - đồng nhất và dễ gia công, gỗ okoume - nhẹ và mềm. Trong khu vực đồ da có tới 5.000 loại da khác nhau, trong đó có những loại da ngoại nhập như da trăn hay cá sấu. Hamid, một thợ khóa chuyên nghiệp, đã rèn ổ khóa được 16 năm. Người thợ mộc Alex đã lót va li suốt bốn thập kỷ. Mọi thứ được làm ở đây đều trải qua quá trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt. Bất kỳ lỗi nào, dù nhỏ đến đâu, đều khiến sản phẩm bị phá hủy hoàn toàn.
Georges Vuitton, người đưa họ của dòng tộc lên thành một từ đồng nghĩa với sự xa hoa, đã qua đời ở Asnières vào năm 1936. Con trai ông, Gaston, cũng sống và ra đi ở đó. Patrick Vuitton, thế hệ thứ tư trong câu chuyện này và là chắt của người sáng lập, mới qua đời cách đây ba năm. Hai người con trai của ông đều làm việc cho công ty. Đây là hãng thời trang Paris duy nhất vẫn hoạt động tại ngôi nhà ban đầu của gia đình và với thế hệ thứ năm. Các thành viên nhà Vuitton đã không sống ở Asnières kể từ những năm 1980, nhưng linh hồn của Louis Vuitton thì vẫn ngự trị trong những chiếc hòm mang tên viết tắt của ông.
Tổng thống Ukraine bổ nhiệm tân chỉ huy lực lượng trên bộ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 11/2 đã bổ nhiệm ông Oleksandr Pavliuk, cựu Thứ trưởng Quốc phòng, làm chỉ huy mới của lực lượng trên bộ Ukraine. Tướng Oleksandr Pavliuk thăm các vị trí chiến đấu trên chiến trường vùng Donetsk ngày 19/2/2022. Ảnh Reuters. Ông Pavliuk, một tướng từng đảm nhiệm vai trò cao cấp trong Bộ Quốc phòng Ukraine, thay...