Pháp thử nghiệm cách ly bệnh nhân mắc COVID-19 trong khách sạn
Mang tên “Covisan”, hệ thống này dành cho bệnh nhân có tình trạng sức khỏe ổn định và chưa đến mức phải nhập viện.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 sau hồi phục tại Illkirch-Graffenstaden, miền Đông Pháp. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Hệ thống thử nghiệm cách ly bệnh nhân COVID-19 tại khách sạn, ra đời với sự hỗ trợ của tập đoàn Accor, nhằm mục đích phá vỡ các chuỗi lây nhiễm virus SARS-CoV-2.
Mang tên “Covisan”, hệ thống này dành cho bệnh nhân có tình trạng sức khỏe ổn định và chưa đến mức phải nhập viện.
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, trong nhiều tuần nay, nhiều chuyên gia y tế công cộng đã kêu gọi chính phủ thực hiện biện pháp này, hiện đang được coi là ưu tiên của Mạng lưới Bệnh viện Paris (AP-HP).
Như vậy, các chuỗi lây truyền COVID-19 sẽ bị hạn chế, đặc biệt là trong các gia đình, bằng cách xác định và cách ly những người có khả năng truyền bệnh.
Biện pháp này nhằm tránh bùng phát làn sóng dịch bệnh mới, trong khi giai đoạn dỡ bỏ phong tỏa đang được lên kế hoạch dự kiến từ ngày 11/5.
Phối hợp với chính quyền địa phương, từ ngày 15/4, AP-HP đã triển khai hệ thống giám sát từ 4 bệnh viện.
AP-HP cũng huy động sự tham gia của Hội Chữ thập đỏ và hệ thống phòng khám gia đình để các bác sỹ gia đình có thể đưa bệnh nhân của họ vào danh sách đối tượng dự án.
Việc theo dõi diễn biến bệnh tình của bệnh nhân dựa trên kinh nghiệm triển khai hiệu quả nền tảng Covidom trợ giúp người nhiễm virus trong một tháng qua.
Video đang HOT
Theo ông Sébastien Bazin, Giám đốc điều hành Accor, trước mắt tập đoàn huy động 3 khách sạn nằm gần 4 bệnh viện trên.
Ông Martin Hirsch, Tổng Giám đốc AP-HP, cho biết dự án “ Covisan” là một phần kế hoạch dỡ bỏ lệnh phong tỏa toàn quốc và ngăn chặn làn sóng dịch thứ hai.
Chương trình này, dưới sự bảo trợ của vùng Ile-de-France và cơ quan y tế khu vực, được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.
Đối với những người muốn ở nhà, các nhóm hỗ trợ sẽ giúp họ tổ chức cuộc sống và kiểm tra xem họ có đủ đồ bảo vệ cá nhân không.
Người bệnh được cung cấp các bữa ăn hoặc thực phẩm tươi sống để họ không phải ra ngoài mua đồ.
Thời hạn của dự án này chưa được xác định cụ thể. Giai đoạn thử nghiệm sẽ được tiến hành trong vài ngày và được mở rộng nếu kết quả thuận lợi.
Tập đoàn Accor, bao gồm 1.700 cơ sở lưu trú tại Pháp, tuyên bố có thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu.
Theo Giám đốc điều hành Bazin, hiện đã có hơn 300 khách sạn tình nguyện tham gia dự án.
“Hoạt động này không tốn kém gì và không mang lại cho chúng tôi bất kỳ lợi nhuận nào,” ông nhấn mạnh.
Trong vài tuần qua, gần 300 khách sạn thuộc Accor đã đón tiếp các nhân viên y tế hoặc tài xế xe tải đường dài tại nhiều địa phương ở Pháp.
Kể từ khi đại dịch bùng phát, tập đoàn Accor đã mở cửa một số khách sạn tại Hàn Quốc và Tây Ban Nha nhằm hỗ trợ ngành y tế và giảm tải cho các bệnh viện.
Sáng kiến của AP-HP tuy “muộn một chút nhưng muộn còn hơn không,” Giáo sư Eric Caume, Trưởng khoa Bệnh Truyền nhiễm tại Bệnh viện Pitié-Salpêtrière, đánh giá.
Theo ông, đây là một chính sách cần được triển khai rộng trên toàn nước Pháp, hơn là chỉ dừng lại như là sáng kiến mang tầm địa phương hoặc khu vực./.
Linh Hương
2 bệnh viện "bà mẹ" đã phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào?
Hôm nay (12/4), PGS.TS. Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Phó trưởng Tiểu ban điều trị COVID-19 cùng các thành viên trong Đội Cơ động chống dịch của Bộ Y tế đã kiểm tra công tác khám, sàng lọc, cách ly bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội và Bệnh viện Phụ Sản Trung ương.
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Phó trưởng Tiểu ban điều trị COVID-19 làm việc tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Ảnh: Lê Hảo
Theo PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Bộ Y tế đã nâng cấp phòng ngừa dịch COVID-19 lên một cấp độ mới, vì nguy cơ lây nhiễm trong bệnh viện rất cao.
Theo đó, những người đến khám tại bệnh viện đều được coi là F1 có khả năng truyền bệnh, từ đó có thể phòng ngừa dịch bệnh xâm nhập. Trong bối cảnh bệnh nhân nội trú và ngoại trú đã giảm so với trước, các bệnh viện cần tiếp tục thực hiện nghiêm những biện pháp phòng hộ và kỹ năng tiếp cận, chăm sóc, điều trị bệnh nhân.
Các bệnh viện tăng cường tư vấn từ xa, khám, chữa bệnh tại nhà; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giao ban; tư vấn, hội chẩn từ xa; giãn cách bệnh nhân trong khu điều trị nội trú; thông thoáng phòng bệnh, phòng làm việc.
Đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Ảnh: Lê Hảo
Liên quan đến trường hợp bệnh nhân 243 mắc COVID-19 đã đến Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội khiến 63 cán bộ y tế tại Bệnh viện đã phải cách ly, dù các cán bộ y tế đều có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 nhưng đây cũng là một "tổn thất" của Bệnh viện.
Từ việc này và qua kiểm tra thực tế, đoàn công tác đề nghị bệnh viện bố trí, phân luồng người bệnh ngay từ khu vực bảo vệ, khu gửi xe. Bệnh viện phải tiếp đón người bệnh nghi COVID-19 tại khu vực riêng biệt bên ngoài tòa nhà chính. Sắp xếp liên hoàn và một chiều để làm giảm thiểu nhất quãng đường di chuyển của người bệnh và người nhà giữa các khu vực khám, phòng đẻ, phòng mổ. Bố trí biển chỉ dẫn ngay bên ngoài cổng, biển có mầu để gây sự chú ý, người bệnh dễ nhận biết; lắp camera giám sát ngay tại cổng để có thể giám sát những người ra vào bệnh viện.
Khu vực tiếp đón người dân tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Ảnh: Lê Hảo
Để đảm bảo nhân lực y tế phục vụ chăm sóc người bệnh, Đoàn công tác đề nghị Bệnh viện lập kế hoạch sắp xếp bố trí nhân lực cho phù hợp với tình hình số lượng, mức độ bệnh nhân đang khám, điều trị tại các khoa, phòng, trung tâm và để bảo đảm nhân lực hoạt động chuyên môn, hành chính trong tình huống có nhân viên y tế bị cách ly điều trị, tốt nhất là 3 kíp làm việc luân phiên cách nhau 14 ngày; Đảm bảo đủ phương tiện phòng hộ cá nhân cho cán bộ y tế; thông thoáng bệnh phòng, tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn theo đúng hướng dân của Bộ Y tế.
Tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, đoàn công tác của Bộ Y tế đã kiểm tra quy trình khám, sàng lọc người bệnh nghi nhiễm COVID-19 của Bệnh viện tại cổng trên đường Tràng Thi.
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê đánh giá cao việc Bệnh viện Phụ sản Trung ươngthực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ cũng như Công điện về việc tiếp tục tăng cường phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bệnh viện cũng đã có những sáng tạo trong thực hiện sàng lọc, phân loại người bệnh.
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê cùng đoàn công tác của Bộ Y tế làm việc tại Bệnh viện. Ảnh: Lê Hảo
Thời gian tới, PGS.TS. Lương Ngọc Khuê đề nghị Bệnh viện cần có chiến lược trong sử dụng nhân lực trong khám và trong điều trị; chia kíp trực trong bệnh viện, các kíp cách nhau từ 7 đến 14 ngày. Nếu không may, kíp thứ nhất bị nhiễm hoặc tiếp xúc gần người bệnh dương tính thì cách ly kíp đó và huy động kíp sau tiếp tục. Làm như vậy để luôn luôn có đủ nguồn nhân lực để làm việc, tránh tình trạng như vừa rồi, có ca dương tính là toàn bộ bệnh viện phải đóng cửa.
Để chủ động phòng, chống COVID-19, Bệnh viện đã sử dụng duy nhất một cổng để đón tiếp toàn bộ bệnh nhân đến khám và cấp cứu tại đây. Toàn bộ những ai vào Bệnh viện Phụ sản Trung ương đều bắt buộc phải đo thân nhiệt tự động; khử khuẩn đồ dùng cá nhân; khai báo y tế; xếp hàng cách 2m; rửa tay bằng xà phòng; dung dịch sát khuẩn; đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn trong suốt quá trình khám chữa bệnh tại bệnh viện.
Người nhà bệnh nhân được phát thẻ và chỉ duy nhất 1 người nhà đi theo và phải chấp hành những quy định chống dịch chặt chẽ của bệnh viện. Bệnh viện cũng bố trí khu cách ly dã chiến dành cho những sản phụ có dấu hiệu sốt, ho, khó thở ngay lập tức được cách ly riêng và đưa vào khu khám bệnh dã chiến vừa được thiết lập tách riêng với khu điều trị nội trú.
Minh Thúy
Điều dưỡng chiếm hơn 50% nhân lực y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân Covid-19 Hội Điều dưỡng Việt Nam hiện có hơn 100.000 hội viên khắp cả nước và chiếm hơn 50% nhân lực của hệ thống y tế trực tiếp chăm sóc phục vụ bệnh nhân Covid-19. Các y, bác sĩ mang đồ bảo hộ trước khi vào phòng cách ly chăm sóc bệnh nhân Covid-19 - Ảnh: Thanh Hương Theo Th.S Phạm Đức Mục, Chủ...