Pháp thiết lập lực lượng vệ binh quốc gia 84.000 quân
Sau cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng ngày 3-8, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve tuyên bố mục tiêu của chính phủ là tăng quân số lực lượng vệ binh quốc gia lên đến 84.000 quân vào năm 2019.
Số quân này gồm 40.000 quân thuộc Bộ Quốc phòng và 44.000 quân thuộc Bộ Nội vụ.
Sau vụ tấn công khủng bố bằng xe tải tại Nice đêm 14-7 (84 người thiệt mạng), Tổng thống Franois Hollande đã mong muốn thành lập vệ binh quốc gia làm nhiệm vụ hỗ trợ cho quân đội và cảnh sát đối phó với nguy cơ khủng bố. Lực lượng này sẽ được thành lập từ quân dự bị tác chiến.
Sau các vụ tấn công khủng bố vào đầu năm 2015, Pháp đã điều động quân đội tham gia chiến dịch Sentinelle nhằm tăng cường bảo vệ các địa điểm trọng yếu. Nay Bộ trưởng Nội vụ Bernard Cazeneuve giải thích sẽ sử dụng vệ binh quốc gia thay cho quân đội vì không thể điều động quân đội thường xuyên. Hiện có khoảng 10.000 binh sĩ tham gia chiến dịch Sentinelle.
Video đang HOT
TNL
Theo PLO
Khủng bố và những "sản phẩm" cuồng tín cực đoan
Những vụ tấn công khủng bố liên tiếp diễn ra tại Afghanistan và Đức trong tuần vừa qua cùng hàng loạt thảm kịch khác trong vài năm gần đây đang buộc thế giới phải tìm hiểu con đường "khủng bố hóa" của những phần tử cực đoan.
Cấp cứu nạn nhân trong vụ đánh bom khủng bố ở Thủ đô Kabul
Điểm đáng chú ý là trong các vụ tấn công khủng bố này, những kẻ thực hiện đều là những phần tử cực đoan. David Ali Sonboly, kẻ xả súng man rợ tại trung tâm mua sắm Olympia chiều tối 22-7 ở thành phố Munich, miền Nam nước Đức, làm ít nhất 9 người thiệt mạng, là một người Đức gốc Iran, sinh ra và lớn lên tại Đức.
Sau khi thực hiện hành vi tội ác, thủ phạm đã bắn vào đầu tự sát khi bị lực lượng an ninh truy bắt. Còn trong vụ đánh bom liều chết tại Thủ đô Kabul của Afghanistan hôm 23-7, 2 chiến binh IS đã kích hoạt đai bom trên người chúng khi đang ở giữa đám đông người biểu tình.
Hành động cực kỳ tàn bạo, sẵn sàng tử vì đạo là những gì mà người ta có thể thấy ở những kẻ khủng bố cực đoan này. Thế nhưng thường ngày, khó ai có thể nghĩ rằng chúng là những kẻ khủng bố máu lạnh. Chẳng hạn như David Ali Sonboly, trước khi thực hiện vụ tấn công đẫm máu nói trên, thủ phạm 18 tuổi này vẫn là một học sinh trong thành phố Munich. Quá trình cực đoan hóa diễn ra âm thầm đã biến chúng từ một công dân bình thường thành kẻ sát nhân.
"Cực đoan hóa" không phải là khái niệm mới. Theo chuyên gia an ninh Alex Wilner và Clair-Jehanne Dubouloz, cực đoan hóa là quá trình một cá nhân hay nhóm người chấp nhận những tư tưởng và tham vọng về chính trị, xã hội và tôn giáo ngày càng cực đoan. Quá trình này bao gồm việc phủ nhận hay hủy hoại hiện trạng, những tư tưởng đương thời hay những biểu hiện của tự do chọn lựa.
Những phần tử cực đoan mới không chỉ tuân theo nhiệm vụ và thông điệp của nhóm họ đang tham gia, họ còn có tư tưởng sử dụng bạo lực để tạo ra sự thay đổi. Trong nhiều trường hợp, chúng hành động một mình để bày tỏ chính kiến và sự phản kháng, khiến người dân hoảng loạn, sợ hãi. Đây là những "con sói đơn độc", cụm từ mà các phương tiện truyền thông phương Tây dùng để mô tả một mô hình đặc biệt của chủ nghĩa cực đoan.
Nhiều "con sói đơn độc" trước khi hành động đã có những bình luận rất cực đoan trên trang cá nhân, thậm chí nói về những suy tính bạo lực của chúng. Tuy vậy, thường thì những thông tin này được đăng tải ngay trước khi chúng ra tay và như thế là quá muộn để nhà chức trách có biện pháp ngăn chặn.
Sự xuất hiện của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) càng khiến xu hướng cực đoan hóa này phát triển mạnh thêm. Bằng cách sử dụng truyền thông xã hội, IS tuyển mộ, đồng thời lan truyền những thông điệp tuyên truyền của chúng tới các "con mồi béo bở" ẩn mình trên internet.
Áp dụng thuyết thù địch để hạ thấp phẩm giá hay giá trị cuộc sống của đối thủ, đưa ra các quan niệm méo mó về người phương Tây và những người ngoại đạo, IS đã thành công trong việc "cực đoan hóa", biến những người bị chúng lôi kéo thành kẻ cuồng tín.
Khi đã tự "giác ngộ" tư tưởng cực đoan, những "con sói đơn độc" sẽ tự lên kế hoạch tiến hành tấn công với quy mô không hề thua kém bất kỳ cuộc tấn công có tổ chức nào. Vụ thảm sát hôm 12-6 tại hộp đêm của người đồng tính ở thành phố Orlando, Mỹ, khiến 49 người thiệt mạng và 53 người khác bị thương là một ví dụ điển hình.
Nghi phạm vụ thảm sát O. Mateen được truyền cảm hứng bởi những thông tin cực đoan gieo rắc trên internet. Trước khi ra tay sát hại các nạn nhân, hắn đã gọi tới số điện thoại khẩn cấp 911 và tuyên bố trung thành với IS.
Cũng như O. Mateen, thủ phạm xả súng vào bữa tiệc dành cho nhân viên của Sở Y tế công cộng San Bernardino, bang California hồi tháng 12-2015, khiến 14 người thiệt mạng và 21 người bị thương là S. Farook và T. Malik là những kẻ bị cực đoan hóa và chưa từng liên lạc với IS. Phát hiện và ngăn chặn những kẻ khủng bố đơn độc thế này đang là thách thức lớn.
Theo An Ninh Thủ Đô
IS đánh bom tự sát, cảnh sát Afghanistan bỏ chạy Ngày 24-7, Afghanistan đã tổ chức một ngày quốc tang theo chỉ thị của Tổng thống Ashraf Ghani sau vụ đánh bom nhắm đến cộng đồng thiểu số dòng Shiite ở thủ đô Kabul hôm trước đó. Tổng thống Ashraf Ghani đã đổi tên quảng trường DehMazang thành quảng trường Tử đạo để tưởng nhớ 80 người chết và 231 người bị thương....