Pháp thí điểm xét nghiệm Covid-19 trên diện rộng
Nước Pháp sẽ triển khai chiến dịch xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trên diện rộng, trước mắt thí điểm tại 3 thành phố lớn là Saint-Etienne, Lille và Le Havre.
Theo dự kiến, chỉ còn khoảng 2 tuần nữa nước Pháp sẽ dỡ phong tỏa toàn quốc. 10 ngày trước Giáng sinh và nửa tháng trước năm mới 2021, người dân Pháp sẽ có thể hội họp, đi du lịch cùng gia đình. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà virus có nguy cơ lây nhiễm rất mạnh. Vì vậy, nước Pháp đang thí điểm việc xét nghiệm trên diện rộng tại một số khu vực.
Xét nghiệm Covid-19 tại Pháp. Ảnh Le Monde
Ngày 2/12, sau buổi làm việc với Chủ tịch Thượng viện và chủ tịch các nhóm nghị sỹ trong Quốc hội, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, nước Pháp sẽ triển khai chiến dịch xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trên diện rộng, trước mắt thí điểm tại 3 thành phố lớn là Saint-Etienne ở miền Đông, Lille ở phía Bắc và Le Havre ở phía Tây Bắc.
Mục tiêu của chiến dịch lần này là xét nghiệm nhanh và với số lượng lớn nhất có thể, nhằm tránh bỏ sót các ca nhiễm virus. Ý tưởng này trước đó đã được một số nghị sỹ trong Quốc hội đề xuất. Ngoài ra, một số địa phương cũng đã lên sẵn kế hoạch triển khai xét nghiệm trên diện rộng.
Hồi giữa tháng 11, Ông Laurent Wauquiez, Chủ tịch vùng Auvergne-Rhône-Alpes đã tuyên bố, chính quyền vùng sẽ xét nghiệm đối với khoảng 8 triệu dân trong vùng.
“Chúng tôi có thể sẽ tiến hành chiến lược xét nghiệm trên diện rộng đầu tiên trong vùng, vào một tuần trước lễ Giáng sinh. Mục tiêu là tất cả mọi người có thể được xét nghiệm trước lễ Giáng sinh để bảo vệ gia đình và người thân. Chúng tôi muốn bố trí xét nghiệm miễn phí và cho kết quả nhanh đối với tất cả mọi người, trên cơ sở tự nguyện. Chúng tôi sẽ triển khai hơn 1000 trung tâm xét nghiệm trong cả vùng”, ông Laurent Wauquiez nói.
Video đang HOT
Nếu mô hình thí điểm tại 3 thành phố lớn này có hiệu quả, nước Pháp có thể sẽ triển khai rộng rãi trên toàn quốc. Hiện nay, cũng có ý kiến cho rằng, cần phải xét nghiệm tổng thể 100% dân số Pháp, tức khoảng trên 60 triệu người, trong thời gian chỉ khoảng 2 tuần trước khi diễn ra lễ Giáng sinh và đón năm mới. Điều này sẽ giúp xác định được các ca nhiễm, từ đó người nhiễm bệnh sẽ có ý thức đề phòng, tránh làm lây nhiễm cho gia đình và người thân./.
Toàn thế giới đã ghi nhận trên 64,3 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 2/12 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới có trên 64,3 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Người dân xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 ở Washington, DC., Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng số ca tử vong do COVID-19 trên toàn thế giới đã vượt 1,49 triệu ca. Hiện còn trên 18,24 triệu ca đang phải điều trị.
Mỹ vẫn là nước chịu ảnh hưởng nhất của đại dịch COVID-19, với tổng số ca nhiễm và tử vong lần lượt là 14.113.667 triệu ca và 277.021 ca. Xếp sau Mỹ là Ấn Độ với 9.518.468 ca mắc COVID-19 và 138.394 ca tử vong, tiếp đến là Brazil với 6.388.526 ca mắc và 173.862 ca tử vong.
Tại châu Á, Nhật Bản ghi nhận số ca tử vong cao nhất trong một ngày, với 41 ca, trong khi số bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch đã tăng cao kỷ lục lên 493 người. Số ca nhiễm mới tại Nhật Bản cũng tăng thêm 2.030 ca. Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản Norihisa Tamura cho rằng đây là một dấu hiệu khác cho thấy tình hình đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Kanagawa, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Tình hình dịch bệnh cũng không khả quan hơn tại Hàn Quốc khi Thủ tướng nước này Chung Sye-kyun ngày 2/12 cho biết số người phải cách ly tại nhà đã tăng lên mức cao nhất, trên 70.000 người. Ông đồng thời yêu cầu người dân hợp tác thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh của chính phủ. Số ca mắc mới COVID-19 ở Hàn Quốc đã tăng trở lại mức hơn 500 ca ghi nhận ngày 2/12, trong đó có 493 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Tại Campuchia, Bộ Y tế sáng 2/12 xác nhận thêm 3 ca nhiễm mới, tất cả là trường hợp nhập cảnh, nâng tổng số ca mắc COVID-19 lên 329 ca, trong đó 304 bệnh nhân đã khỏi bệnh và không có ca tử vong. Liên quan "sự kiện cộng đồng ngày 28/11", tính đến ngày 1/12, Campuchia đã tiến hành khoảng 7.131 xét nghiệm sàng lọc COVID-19 ở những người liên quan, trong đó 17 mẫu cho kết quả dương tính. Bộ Y tế tiếp tục truy vết để nhanh chóng xét nghiệm những trường hợp có liên quan trên phạm vi rộng, đặc biệt tại Phnom Penh và Siem Reap, nhằm ngăn chặn lây nhiễm trong cộng đồng. Cùng ngày, Thủ tướng Hun Sen đã cho phép Trung tâm thương mại AEON 1 ở thủ đô Phnom Penh mở cửa trở lại, sau 3 ngày tạm đóng cửa vì một phụ nữ người Campuchia được phát hiện mắc bệnh sau khi người này đi mua sắm tại đây vào ngày 28/11.
Chính phủ Indonesia đã quyết định rút ngắn kỳ nghỉ cuối năm nay xuống còn 1 ngày, thay vì nghỉ 4 ngày từ ngày 28 - 31/12 như kế hoạch ban đầu nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Số ca mắc mới đã tăng đáng kể tại Indonesia sau các kỳ nghỉ lễ dài khi người dân đoàn tụ gia đình và đi du lịch. Theo thống kê chính thức, tính đến ngày 1/12, Indonesia ghi nhận tổng cộng 543.975 ca mắc, trong đó 17.081 ca tử vong, trở thành nước có cả số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất Đông Nam Á.
Tại châu Âu, khu vực chịu tác động nặng nề bởi dịch bệnh, Nga thông báo đã ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ qua ở mức cao nhất từ trước đến nay với 589 ca, nâng tổng số lên 41.053 ca. Nga cũng có thêm 25.345 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca bệnh lên 2.347.401 ca.
Tại Ba Lan, tổng số ca mắc COVID-19 đến ngày 2/12 đã lên tới hơn 1 triệu ca trong bối cảnh nước này đang vật lộn với tình trạng thiếu bác sĩ và nguồn cung y tế để đối phó với làn sóng dịch bệnh thứ hai. Theo số liệu của Bộ Y tế Ba Lan, nước này có thêm 13.855 ca nhiễm và 609 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc lên 1.013.747 ca và 18.208 ca tử vong.
Còn tại Bồ Đào Nha, người đứng đầu Cơ quan Y tế Quốc gia Graca Freitas có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 vào ngày 1/12. Hiện Bồ Đào Nha có 300.462 ca mắc, trong đó có 4.577 ca tử vong.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Barcelona, Tây Ban Nha, ngày 1/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Trước bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, Liên minhchâu Âu (EU) đã ban hành hướng dẫn phòng dịch trong dịp lễ Giáng sinh và Năm mới sắp tới nhằm tránh tình trạng gia tăng số ca mắc mới. Ủy ban châu Âu đã kêu gọi các nước EU duy trì biện pháp giãn cách xã hội, bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng và tăng cường khả năng xét nghiệm để phát hiện sớm các ổ dịch sau khi các biện pháp hạn chế được nới lỏng trong mùa lễ hội.
Hiện các nước châu Âu đang nỗ lực hướng dẫn người dân và triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong khi đón mừng các ngày lễ sắp tới là Giáng sinh và Năm mới. Italy ban hành sắc lệnh hạn chế đi lại giữa các vùng và thành phố trong dịp lễ Giáng sinh và Năm mới nhằm tránh kịch bản phải áp đặt lệnh phong tỏa vào tháng 1/2021.
Tại Na Uy, Thủ tướng cho phép người dân nước này có thể mời tối đa 10 người đến nhà vào các dịp nghỉ lễ trên nhưng những người không phải là thành viên của một gia đình nên giữ khoảng cách 1m và phải thực hiện nguyên tắc giãn cách này trong suốt bữa tiệc.
Pháp ngăn công dân ra nước ngoài trượt tuyết nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm, Đan Mạch cũng thông báo quyết định ban hành các khuyến nghị và các biện pháp hạn chế mới trong phòng chống COVID-19 sau khi số ca nhiễm mới tại nước này gia tăng. Trong khi đó, Áo thông báo cho phép người dân đi trượt tuyết từ ngày 24/12 tới nhưng các khách sạn sẽ vẫn phải đóng cửa trong dịp lễ Giáng sinh và Năm mới sắp tới.
Cũng trong ngày 2/12, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban hành những hướng dẫn mới, trong đó siết chặt hơn việc đeo khẩu trang tại các vùng lây lan dịch COVID-19. Cụ thể, người dân sinh sống tại vùng dịch nên luôn đeo khẩu trang trong cửa hàng, nơi làm việc và trường học không có đủ thông thoáng. Còn đối với nhân viên y tế, WHO cho rằng lực lượng này nên đeo khẩu trang N95 khi chăm sóc các bệnh nhân COVID-19.
Hình ảnh mô phỏng vaccine ngừa COVID-19 do hai hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ và BioNTech của Đức phối hợp bào chế. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong cuộc đua phát triển vaccine, ngày 2/12, Anh trở thành nước phương Tây đầu tiên phê duyệt lưu hành vaccine phòng ngừa bệnh COVID-19. Đó là loại vaccine do hai hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ và BioNTech của Đức phối hợp bào chế. Dự kiến, vaccine này sẽ được lưu hành tại Anh từ tuần tới.
Tuy nhiên, Thủ tướng Anh Boris Johnson khẳng định việc tiêm bất kỳ loại vaccine nào phòng ngừa bệnh COVID-19 đều dựa trên tinh thần tự nguyện và không bắt buộc.
Cùng ngày, WHO cũng cho biết đang đánh giá về khả năng cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Pfizer/BioNTech, tiêu chuẩn giúp các nước cho phép sử dụng loại vaccine này trên toàn quốc.
Lỗ hổng cách ly từng làm bùng dịch ở Australia Australia hồi tháng 6 tưởng đã kiềm chế được Covid-19, nhưng virus âm thầm lây lan khi nhân viên khách sạn bị cáo buộc lén lút quan hệ với khách cách ly. Ngày 16/6, Brett Sutton, quan chức y tế bang Victoria, bày tỏ lo lắng khi bang ghi nhận 21 ca nhiễm nCoV mới trong 24 giờ, số liệu cao nhất kể...