Pháp: Thành cầu đổ sập vì 700.000 “khóa tình yêu”
Sức nặng của những ổ khóa tình yêu được móc vào cầu từ năm này qua năm khác đã khiến thành cầu đổ sập.
Thủ đô Paris của Pháp vốn được mệnh danh là thành phố của tình yêu bởi sự lãng mạn nổi tiếng của mảnh đất và con người nơi đây. Thế nhưng chính quyền thành phố đang phải hứng chịu mặt trái của danh hiệu này sau khi lan can của một chiếc cầu lịch sử đổ sập dưới sức nặng của hàng ngàn chiếc “khóa tình yêu”
Hàng năm, có rất nhiều cặp đôi yêu nhau trên khắp thế giới tìm đến chiếc cầu nổi tiếng Pond des Arts ở thủ đô Paris để trao lời hẹn ước và ghi dấu nó bằng những ổ khóa gắn vào thành cầu rồi ném chìa khóa xuống sông.
Hàng trăm ngàn ổ khóa được móc vào thành cầu Pond des Arts
Thế nhưng các quan chức thành phố đang tìm cách chấm dứt phong tục đầy lãng mạn này mà không làm ảnh hưởng đến độ lãng mạn của các cặp tình nhân. Ủy viên hội đồng thành phố Bruno Julliard cho biết: “Tìm một phương thức khác thay thế cho khóa tình yêu đang là nhu cầu thực sự cấp bách của chúng tôi.”
Cây cầu đi bộ Pont des Arts nối liên hai bờ sông Seine thơ mộng đã bị đóng cửa hôm Chủ nhật tuần trước khi 2,4 mét thành cầu bị đổ sập dưới sức nặng của khoảng 700.000 ổ khóa gắn vào đây.
Rất may là không ai bị thương trong sự cố hy hữu này vì thành cầu đổ vào bên trong cầu. Các quan chức nói rằng hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn nhiều nếu đoạn thành cầu đó rơi xuống sông trúng vào những chiếc thuyền đang xuôi ngược giữa dòng.
Các quan chức thành phố đã quyết định cho dỡ bỏ đoạn thành cầu bị sập và loại bỏ những ổ khóa gắn trên đó rồi thay thế bằng một tấm ván.
Video đang HOT
Phong tục dùng “khóa tình yêu” để thể hiện sự lãng mạn khởi nguồn ở nước Ý và sau đó lan tỏa ra khắp châu Âu và thế giới. Trong nhiều năm qua, các cặp đôi đã móc những ổ khóa có khắc tên họ hoặc đơn giản là những trái tim lồng vào nhau trên nhữn cây cầu. Cùng với thời gian, số ổ khóa nhiều dần lên và nhiều cây cầu phải gánh chịu một sức nặng quá lớn từ số ổ khóa đó.
Một đoạn thành cầu bị đổ sập được thay bằng tấm ván
Tình hình nghiêm trọng tới mức chính quyền thành phố Florence của Ý lo sợ rằng cây cầu Ponte Vecchio có thể bị sập nên đã quyết định loại bỏ hết ổ khóa trên cầu, còn thành phố Roma thì cấm người dân móc “khóa tình yêu” vào cầu Ponte Milvio.
Chính quyền Paris không đưa ra lệnh cấm tương tự vì họ không muốn hủy hoại danh tiếng của một thành phố lãng mạn, tuy nhiên họ sẽ phải xem xét lại quyết định này sau sự cố xảy ra với cầu Pont des Arts.
Hồi đầu năm, một công dân Paris tên là Lisa Taylor Huff đã đệ đơn kiến nghị lên chính quyền thành phố cho rằng xu hướng sử dụng khóa tình yêu này là “đáng sợ và nguy hiểm”. Bà này cho rằng những ổ khóa tình yêu này đang làm hư hỏng cầu Pont des Arts và biến thủ đô Paris thành một “công viên Disneyland”.
Ngoài ra, các chuyên gia môi trường cũng bày tỏ quan ngại về tác động tiêu cực tới môi trường của hàng trăm ngàn chiếc chìa khóa bị ném xuống sông Seine.
Theo Khampha
Vụ giẫm đạp ở Ấn Độ: Lời người sống sót
Vụ giẫm đạp kinh hoàng khiến 115 người chết ở Ấn Độ qua lời kể của người sống sót.
Cô Uma Devi đang đi được đến nửa cầu thì mọi người xung quanh bắt đầu hét lên rằng nó sắp sập.
Một ngày sau thảm họa giẫm đạp kinh hoàng ở Ấn Độ, người phụ nữ vẫn chưa hết bàng hoàng này kể lại: "Tôi chỉ biết ôm lấy đứa con trai và bỏ chạy. Mọi người xô đẩy, la hét và tìm cách chạy thoát thân khỏi cầu. Tôi không hiểu vì sao mình có thể thoát ra được."
Nhiều nạn nhân bị giẫm đạp tới chết ở trên cầu
Vụ giẫm đạp khủng khiếp xảy ra hôm Chủ nhật này đã cướp đi sinh mạng của 115 người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Một số người bị giẫm đạp bẹp dí tới chết, trong khi một số nạn nhân chết đuối vì nhảy khỏi cầu. Nhiều người khác bị thương ở các mức độ khác nhau, trong đó có nhiều người đang trong tình trạng nguy kịch.
Họ nằm trong số hàng trăm ngàn người hành hương Hindu đang tìm cách tới một ngôi đền ở thị trấn Ratangarh hẻo lánh ở bang Madhya Pradesh trong ngày cuối cùng của một lễ hội nổi tiếng ở đây.
Nhiều thi thể đã được vớt lên từ dưới sông, tuy nhiên các quan chức cho rằng nhiều nạn nhân có thể đã bị nước cuốn trôi đi xa.
Hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu người có mặt trên chiếc cầu này khi vụ giẫm đạp xảy ra, tuy nhiên báo chí địa phương cho biết có khoảng 500.000 người hành hương tới thăm ngôi đền thờ nữ thần Durga trong dịp lễ hội này.
Tình trạng giẫm đạp khá phổ biến tại các lễ hội đền chùa ở Ấn Độ, nơi rất nhiều người tập trung tại những khu vực rất nhỏ mà không có bất cứ biện pháp an toàn hay kiểm soát đám đông nào. Năm 2011, hơn 100 người đã thiệt mạng vì bị giẫm đạp tại một đền thờ trên đỉnh đồi ở bang Kerala.
Đây là vụ tai nạn thứ hai xảy ra ở ngay tại địa điểm này. Năm 2006, khoảng 50 người đã thiệt mạng vì xô đẩy và giẫm đạp trên chiếc cầu làm bằng gỗ, khiến nhà chức trách phải thay thế nó bằng một chiếc cầu bê-tông lớn hơn với 2 làn xe.
Đa phần các nạn nhân là phụ nữ và trẻ em
Một số nhân chứng cho hay tình hình hỗn loạn trở trên cây cầu này trở nên tồi tệ hơn khi cảnh sát vung gậy vụt loạn xạ vào đám đông để kiểm soát tình hình. Hành động này của cảnh sát đã khiến người dân tức giận và trả đũa bằng cách ném gạch đá về phía cảnh sát khiến một cảnh sát bị thương nặng.
Sau khi nhận được thông tin về vụ giẫm đạp này, người thân của các nạn nhân đã đổ đến cá bệnh viện để nhận dạng thi thể và tìm kiếm người nhà trong số những người bị thương đang được điều trị tại đó.
Cảnh sát trưởng AK Arya cho biết 115 người đã thiệt mạng trong vụ giẫm đạp này, tuy nhiên số thương vong này có thể sẽ tăng lên khi một số người bị thương nặng có thể sẽ không qua khỏi.
Chính quyền bang đã ra lệnh khởi tố và điều tra vụ việc này. Các kỹ sư cho biết cây cầu này không bị hư hỏng sau vụ giẫm đạp, và các bức ảnh từ hiện trường cho thấy các loại phương tiện vẫn tiếp tục đi qua cây cầu này sau khi tai nạn xảy ra.
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã chia buồn với gia đình các nạn nhân và yêu cầu chính quyền địa phương giúp đỡ những người bị thương, đồng thời định ra các mức hỗ trợ thiệt hại cho các nạn nhân.
Theo WP
Vụ giẫm đạp ở Ấn Độ: Cảnh tượng kinh hoàng Những bức ảnh về cảnh tượng vụ giẫm đạp kinh hoàng ở Ấn Độ khiến ít nhất 115 người chết. Cảnh sát Ấn Độ cho biết số người bị chết trong vụ giẫm đạp kinh hoàng trên một chiếc cầu hẹp dẫn vào đền thờ Ratangarh Mata ở bang Madhya Pradesh đã tăng lên con số 115 người, ngoài ra còn có nhiều...