Pháp tái khẳng định quyết tâm đầu tư vào năng lượng hạt nhân
Thủ tướng Gabriel Attal ngày 30/1 tuyên bố Pháp sẽ tiếp tục đầu tư vào năng lượng hạt nhân và phát triển các lò phản ứng, nhấn mạnh năng lượng hạt nhân là “niềm tự hào của Pháp”.
Thủ tướng Pháp Gabriel Attal phát biểu trong chuyến thăm trang trại ở La Riche ngày 28/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tường thuật của truyền thông quốc tế, phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Attal nêu rõ: “Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường mạng lưới hạt nhân của mình và đầu tư mạnh vào các chương trình trong năm nay”.
Đồng thời, ông Attal thông báo lò phản ứng hạt nhân Flamanville EPR, bị trì hoãn bởi Tập đoàn điện lực Pháp (EDF), sẽ đi vào hoạt động.
Pháp là quốc gia sản xuất 2/3 năng lượng từ các nhà máy hạt nhân và điện hạt nhân cũng được coi là một trong 3 trụ cột chính giúp Pháp đạt được mục tiêu trung hòa khí thải nhà kính vào năm 2050, song song với việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và chính sách tiết kiệm năng lượng.
Chiến lược này của Pháp trái ngược với chính sách của Đức, nước đã bắt đầu cho dừng các nhà máy điện hạt nhân từ năm 2011 và hoàn tất quá trình đóng cửa các cơ sở này vào năm 2023 với lập luận không thể kiểm soát rủi ro từ các nhà máy điện hạt nhân. Bất đồng về vấn đề này giữa 2 nền kinh tế đầu tầu này đang là rào cản chính của Liên minh châu Âu trong nỗ lực thúc đẩy các nguồn năng lượng tái tạo, giảm thiểu phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Ấn Độ, Pháp nhất trí hợp tác sản xuất thiết bị quốc phòng, năng lượng hạt nhân
Ấn Độ và Pháp đã nhất trí hợp tác sản xuất thiết bị quốc phòng bao gồm trực thăng và tàu ngầm cho lực lượng vũ trang Ấn Độ và sản xuất cho các quốc gia thân thiện.
Các binh sĩ trên xe phóng tên lửa đất đối không tầm trung (MR-SAM) tham gia cuộc duyệt binh Ngày Cộng hòa lần thứ 75 của Ấn Độ tại New Delhi vào ngày 26/1/2024. Ảnh: AFP
Tuyên bố do Chính phủ Ấn Độ đưa ra tối 26/1 (giờ địa phương) cho biết hai nước đạt được thỏa thuận trên trong chuyến thăm New Delhi của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Trong cuộc gặp ngày 25/1, Tổng thống Macron và Thủ tướng nước chủ nhà Narendra Modi đã nhất trí tăng cường quan hệ song phương trong lĩnh vực sản xuất quốc phòng, năng lượng hạt nhân, nghiên cứu không gian và sử dụng trí tuệ nhân tạo cho các dịch vụ công như biến đổi khí hậu, chăm sóc sức khỏe và nông nghiệp.
Sau Nga, Pháp là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Ấn Độ. Các nhà lãnh đạo hoan nghênh việc thành lập cơ sở bảo trì, sửa chữa và dịch vụ đại tu của Tập đoàn công nghiệp hàng không Safran của Pháp cho động cơ đẩy hàng không (LEAP) hàng đầu ở Ấn Độ và bổ sung các dịch vụ tương tự cho động cơ Rafale.
Ấn Độ và Pháp cũng nhất trí tăng cường hợp tác ở khu vực Tây Nam Ấn Độ Dương, dựa trên các chương trình giám sát chung từ lãnh thổ đảo La Reunion của Pháp vào năm 2020 và 2022.
Tổng thống Pháp Macron là khách mời chính tại lễ kỷ niệm 75 năm Ngày Cộng hòa của Ấn Độ. Đây là lần thứ 6 một nhà lãnh đạo Pháp trở thành khách mời chính trong lễ kỷ niệm Ngày Cộng hòa của Ấn Độ, ngày kỷ niệm Hiến pháp chính thức có hiệu lực. Chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Pháp Macron lần này góp phần củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược mà Pháp đã xây dựng với Ấn Độ trong nhiều thập kỷ qua.
Nước đi táo bạo của chính phủ Pháp Việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bổ nhiệm tân Thủ tướng là một chính trị gia trẻ tuổi được cho là động thái mở đường đầy táo bạo cho nỗ lực cải tổ nội các và khởi động lại nhiệm kỳ Tổng thống của ông Macron sau một loạt khủng hoảng trong năm 2023 khiến niềm tin trong nhân dân giảm sút. Tối...