Pháp sửa trực thăng quân sự tại Việt Nam
Chiến hạm Prairial cập cảng Cam Ranh trong 4 ngày để các kỹ sư từ Pháp sửa chữa trực thăng Alouette III gặp sự cố trên tàu.
Trung tá Marc Razafindranaly, tùy viên quân sự Pháp tại Việt Nam, trong cuộc phỏng vấn với VnExpress hôm nay cho biết hộ vệ hạm Prairial cập cảng Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa ngày 9-12/3 để sửa chữa trực thăng trên tàu.
“Chúng tôi cần sửa một máy bay trực thăng trên chiến hạm. Với sự giúp đỡ của Việt Nam, chúng tôi đã mời được các kỹ sư từ Pháp sang đây và lên tàu để sửa chiếc trực thăng”, trung tá Razafindranaly nói, cho biết trực thăng gặp sự cố là mẫu Alouette III.
Video đang HOT
Hộ vệ hạm Prairial tại cảng Cam Ranh, Khánh Hòa, ngày 9/3. Ảnh: ĐSQ Pháp tại Hà Nội .
Trung tá Razafindranaly cho biết hộ vệ hạm Prairial ngày 15/1 rời cảng tại thành phố Papeete trên đảo Tahiti, Polynesie thuộc Pháp, thủy thủ đoàn “từ đó chưa lên bờ lần nào” trước khi tới Việt Nam.
“Trước khi tới cảng Cam Ranh, chiến hạm đã trải qua 14 ngày cách ly tại thành phố Sasebo, Nhật Bản. Thủy thủ trên tàu không lên bờ trong thời gian cách ly này”, trung tá Razafindranaly nói. “Khi đến Việt Nam, thủy thủ đoàn tàu Prairial rất vui mừng khi được lên bờ nghỉ ngơi sau gần hai tháng lênh đênh trên biển”.
Ngoài việc sửa chữa trực thăng và cho thủy thủ lên bờ nghỉ ngơi, chuyến thăm của chiến hạm Prairial là “thử nghiệm trong điều kiện Covid-19″ để đánh giá việc hải quân Pháp có thể tổ chức các hoạt động tương tự hay không. “Tôi cho rằng thử nghiệm này thành công”, trung tá Razafindranaly nói.
Các đại diện của đại sứ quán Pháp cho biết chuyến thăm Việt Nam của chiến hạm Prairial nằm trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Đại sứ Pháp Nicolas Warnery đánh giá đây là “sự kiện quan trọng” trong quan hệ Việt – Pháp năm 2021.
“Chuyến thăm của tàu hải quân Pháp lần này đưa ra thông điệp ủng hộ quan điểm về tự do hàng hải và hàng không, được Việt Nam và Pháp cùng chia sẻ”, đại sứ Warnery nói. “Chúng tôi khẳng định điều này thông qua chương trình đi qua Biển Đông của chiến hạm Prairial cũng như tàu hải quân thuộc các lớp khác”.
Hộ vệ hạm Prairial của hải quân Pháp thuộc lớp Floreal dài 93,5 m với lượng giãn nước 3.000 tấn, tốc độ tối đa 37 km/h, tầm hoạt động tối đa lên tới 17.000 km. Chiến hạm được trang bị một pháo đa năng 100 mm, hai pháo F2 20 mm, một trực thăng cùng các tổ hợp tác chiến điện tử.
Việt Nam bình luận về công hàm Biển Đông của Anh, Pháp, Đức
Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam hoan nghênh các nước chia sẻ quan điểm về công ước luật biển UNCLOS ở Biển Đông, sau khi ba nước châu Âu gửi công hàm lên LHQ.
"Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ quan điểm đã nêu trong Tuyên bố Chủ tịch của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 và Thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 53, rằng UNCLOS là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương", bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói trong họp báo thường kỳ chiều 1/10.
Bà Hằng trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam khi ba nước châu Âu gồm Anh, Pháp, Đức gửi công hàm chung lên Liên Hợp Quốc (LHQ) vào 16/9 phản bác những yêu sách phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Trong đó, ba nước nhấn mạnh Công ước Luật biển năm 1982 của LHQ (UNCLOS) là "khuôn khổ pháp lý" cho mọi hoạt động trên biển và cần được duy trì tính toàn vẹn.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Baoquocte.
Theo người phát ngôn, lập trường của Việt Nam về các vấn đề liên quan đến Biển Đông là nhất quán và đã được thể hiện nhiều lần. Việt Nam cho rằng các nước chia sẻ nguyện vọng và mục tiêu chung về duy trì và thúc đẩy hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Biển Đông. Cùng với các nước ASEAN, Việt Nam mong tất cả các nước, trong đó có các đối tác của Hiệp hội, sẽ nỗ lực đóng góp vào việc duy trì hoà bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông, giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại cùng các biện pháp hoà bình khác theo luật pháp quốc tế, vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế.
"Để thực hiện điều này, việc tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, thiện chí, trách nhiệm UNCLOS là thiết yếu. Việt Nam luôn đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào quá trình này", bà Hằng nói.
3 nước châu Âu bác yêu sách Trung Quốc ở Biển Đông Anh, Pháp, Đức ngày 16/9 gửi công hàm chung lên LHQ, phản bác các yêu sách phi lý về "đường cơ sở thẳng" và "quyền lịch sử" của Trung Quốc tại Biển Đông. Trong công hàm, Anh, Pháp và Đức, còn gọi là Nhóm E3, nhấn mạnh Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) là "khuôn khổ pháp lý cho...