Pháp sẵn sàng chuyển giao công nghệ quốc phòng cho Việt Nam
Đại sứ Pháp Olivier Brochet cho biết Pháp sẵn sàng hỗ trợ cho Việt Nam về mặt công nghệ nếu 2 nước hợp tác quân sự và quốc phòng với nhau.
Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet (Ảnh: Đức Hoàng).
Trong cuộc trao đổi với truyền thông tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024, Đại sứ Pháp Olivier Brochet ngày 20/12 cho biết, Pháp và các doanh nghiệp quốc phòng của nước này sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất quốc phòng và cũng sẵn sàng chuyển giao công nghệ.
“Chúng tôi đã làm như vậy với Ấn Độ và Indonesia và chúng tôi cũng sẵn sàng làm như vậy với Việt Nam”, nhà ngoại giao khẳng định.
Video đang HOT
Theo ông, Pháp và các doanh nghiệp Pháp có thể đáp ứng toàn bộ các yêu cầu của Việt Nam về mặt quân sự. Nhà ngoại giao cho hay, Pháp là một trong những cường quốc xuất khẩu quân sự hàng đầu thế giới.
Ông nhấn mạnh, dù có các đồng minh cũng là cường quốc quân sự, nhưng Pháp trong nhiều năm qua có chính sách tự chủ hoàn toàn về công nghệ quốc phòng. Ông cho biết, Pháp muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này nếu Việt Nam mong muốn.
“Pháp cung cấp tất cả các loại sản phẩm liên quan tới quốc phòng và chúng tôi hợp tác trên tinh thần không chỉ là bán sản phẩm quân sự, mà trên tinh thần xây dựng quan hệ đối tác”, ông khẳng định.
Ông cho biết, việc các doanh nghiệp quốc phòng và cơ quan chính phủ Pháp có mặt tại sự kiện không chỉ là để thực hiện các hợp đồng mua bán quân sự, mà là vì Paris muốn tăng cường, củng cố hơn nữa mối quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam.
Đại sứ Brochet nhận định, Việt Nam đã tổ chức lễ khai mạc Triển lãm hôm 19/12 một cách ấn tượng, thể hiện được sức mạnh của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
“Tôi rất ấn tượng về công tác tổ chức Triển lãm, số lượng doanh nghiệp tham gia sự kiện và chất lượng doanh nghiệp tham gia. Đây là dấu hiệu cho thấy Triển lãm thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ các bên”, ông nói.
Theo ông, sự kiện có hàng chục quốc gia tham gia thể hiện mối quan hệ tốt đẹp, chất lượng của Việt Nam với các nước trên thế giới.
Nhà ngoại giao Pháp cũng bày tỏ sự ấn tượng với nền công nghiệp quốc phòng của Việt Nam khi tham quan các gian hàng trong Triển lãm, ví dụ như gian hàng Viettel. Ông cho rằng, Việt Nam còn nhiều cơ hội và tiềm năng để phát triển hơn nữa.
Ngoài hợp tác về quốc phòng, Đại sứ Brochet cho rằng Pháp và Việt Nam còn rất nhiều cơ hội để hợp tác trong lĩnh vực khác nhau như hàng không, giao thông, sáng tạo đổi mới, giáo dục, khoa học công nghệ.
“Mối quan hệ giữa chúng ta lúc này là Đối tác Chiến lược toàn diện, nên có rất nhiều dư địa để hợp tác. Trong những năm 1990, Pháp là một trong những quốc gia Tây Âu đầu tiên tin tưởng vào tiềm năng của Việt Nam và hỗ trợ Việt Nam trong con đường phát triển. Chúng tôi đến nay vẫn giữ vững niềm tin như vậy”, ông nhấn mạnh.
Năm nay, có rất nhiều doanh nghiệp quốc phòng hàng đầu Pháp, có tiếng tăm trên thế giới tham gia Triển lãm như Thalès, Airbus, Défense Conseil International, KNDS, Lacroix, RTSYS, Deschamps, Exosens, Dassault Systèmes, Safran, Exail, MBDA, Naval Group, Seaowl, SBG, Zodiac Milpro, MC2, Texelis, Bertin Technologies, Delair, Proengin, Secamic et Metravib.
Quân đội Pháp bắt đầu rút khỏi Niger trong tuần này
Ngày 5/10, Chính phủ Pháp thông báo trong tuần này sẽ bắt đầu rút các binh sĩ nước này khỏi Niger trong bối cảnh quan hệ giữa Paris và quốc gia Tây Phi này đã trở nên căng thẳng sau cuộc đảo chính tháng 7 vừa qua.
Binh sĩ Pháp tại căn cứ không quân ở Niamey, Niger. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thông báo, chiến dịch rút quân sẽ được thực hiện một cách trật tự, an toàn và có sự phối hợp với phía Niger. Lộ trình rút quân sẽ là qua ngả Benin ở phía Nam hoặc qua ngả CH Chad ở phía Đông. Hiện chính quyền quân sự Niger cấm các chuyến bay của Pháp qua lãnh thổ quốc gia Tây Phi này.
Thông báo trên được đưa ra một tuần sau khi Đại sứ Pháp tại Niger rời thủ đô Niamey do sức ép từ chính quyền quân sự sở tại.
Sau cuộc đảo chính ở Niger vào cuối tháng 7 năm nay, Pháp tuyên bố sẽ chấm dứt hợp tác quân sự và cắt mọi khoản hỗ trợ phát triển dành cho Niamey. Ngày 24/9 vừa qua, Tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố Pháp sẽ rút 1.400 binh sĩ khỏi quốc gia Tây Phi này trước cuối năm nay, đồng thời khẳng định Paris vẫn coi Tổng thống bị lật đổ Mohammed Bazoum là nhà lãnh đạo hợp pháp của Niger. Chính quyền quân sự Niger coi việc Pháp ủng hộ ông Bazoum là can thiệp vào công việc nội bộ của nước này.
Diễn biến tại Niger được cho là ảnh hưởng không nhỏ các hoạt động chống khủng bố của Pháp ở Sahel và tầm ảnh hưởng của Paris trong khu vực.
Quân đội Niger trục xuất đại sứ Pháp Reuters ngày 26.8 đưa tin chính quyền Niger, lực lượng nắm quyền sau cuộc cuộc đảo chính hồi tháng trước, đã yêu cầu Đại sứ Pháp Sylvain Itte rời khỏi đất nước trong vòng 48 giờ. Lệnh trục xuất được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa 2 nước ngày càng xấu đi. Cụ thể, trong một thông báo, cơ quan đối...