“Phập phồng”… t.uổi thơ

Theo dõi VGT trên

Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền (đại lộ Nguyễn Văn Linh, KP6, P7, Q8, TPHCM) đã và đang là đất sống của không ít t.rẻ e.m nghèo tứ xứ. Trong khu chợ đêm nổi tiếng phức tạp của đất Sài Gòn này, đằng sau câu chuyện mưu sinh nhọc nhằn là m.áu, nước mắt và những tệ nạn đang từng ngày ăn mòn t.uổi thơ hồn nhiên lẽ ra phải được yêu thương và đến trường với khát vọng con chữ của các em.

Lấy đêm làm ngày

Cuối tháng 12- 2010, Sài Gòn trở lạnh. Những cơn mưa bất chợt lúc chiều muộn khiến khuôn viên chợ đầu mối ngập nước.

Trong bộ quần áo nhàu nhĩ, gương mặt phờ phạc vì mất ngủ, chúng tôi có dịp len lỏi vào đám đông dân lao động tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền suốt mấy đêm trắng. Cũng như người lớn, khi chọn khu chợ cá làm nơi mưu sinh, các em nhỏ phải lấy đêm làm ngày. Tại đây, có hai khu vực tập trung đông t.rẻ e.m là khu hàng đông lạnh (chuyên bán cá biển) và khu hàng tươi sống (chuyên bán cá đồng). Bọn trẻ bắt đầu công việc từ 7 – 8 giờ tối và chỉ trở về lúc rạng sáng của ngày mới. Thời gian theo chân đám trẻ đi mót cá, phụ kéo hàng trong chợ, chúng tôi đã gặp không ít hoàn cảnh éo le và thật sự ái ngại trước những cám dỗ, tệ nạn đang từng ngày làm phai mờ nét hồn nhiên, ngây thơ của những em nhỏ mà t.uổi đời chưa quá 15.

Ngồi co ro trong bộ quần áo mỏng manh giữa cái lạnh buốt của Sài Gòn ngày cuối năm, một cậu bé có có gương mặt gầy gò, hốc hác, dáng người nhỏ thó bắt đầu kể cho chúng tôi nghe về đời em bằng giọng bình tĩnh, mắt ráo hoảnh như thể việc phải bỏ học đi mót cá ở chợ đêm là một sự sắp xếp hiển nhiên vì cái nghèo của gia đình. Cậu bé tên Trần Văn Sang, 12 t.uổi. Từ đất mũi Cà Mau, gia đình em đưa nhau lên Sài Gòn mưu sinh với bộn bề khó khăn. Cái nghề bán ốc bươu dạo của ba và đi làm thuê của mẹ không nuôi nổi mấy anh em Sang đến trường. Vừa hết lớp 1, Sang bỏ hẳn sách vở để lăn lộn kiếm sống. Ban ngày em đi lượn ve chai, đêm vô chợ Bình Điền mót cá. Ngày qua ngày, cuộc sống của em cứ quẩn quanh trong những giấc ngủ chập chờn trên vỉa hè, xe chở hàng và nỗi lo bị đ.ánh, bệnh, đói. Đôi tay Sang bé xíu nhưng lại có thừa vết thương. Cậu bé trầm ngâm: “Con không sợ mệt mà chỉ lo bị các anh lớn đ.ánh để cướp cá. Có lần, con bị ba anh chặn đ.ánh trong lúc tranh giành cá với nhau. Con đau lắm nhưng không dám đ.ánh trả”.

Phập phồng... t.uổi thơ - Hình 1

Để có những mớ cá ít ỏi này, các em đã phải vạ vật trong chợ đầu mối Bình Điền

Mỗi khi có xe chở cá chạy vào bãi, lũ trẻ lại ùa tới bất kể trời mưa nặng hạt. Với bộ đồ nghề đơn giản gồm túi ni lông, đôi ủng là đủ cho một đêm trắng mót cá, xúc cá, kéo hàng… của các em ở khu chợ đêm này.

Khi chúng tôi ngỏ ý muốn xem kết quả sau một đêm vạ vật mót cá của mình, cậu bé Nguyễn Văn Vui (8 t.uổi) đã vui vẻ trút hẳn túi cá ra đất. Nhìn cảnh Vui đưa mắt tìm từng con cá nhỏ còn đang giãy giụa để cho vào túi, chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Còn nhỏ t.uổi, có khuôn mặt sáng sủa, dễ thương và trò chuyện rất ngoan ngoãn, lễ phép nhưng đường đến trường của Vui đã dang dở. Đêm nào Vui cũng túc trực ở chợ Bình Điền, dáng người nhỏ bé của em luôn lọt thỏm giữa những chiếc xe hàng và đội quân bốc vác hùng hậu ở đây.

Xen lẫn giữa những hồi còi inh ỏi của xe chở hàng, tiếng la mắng cộc cằn, c.hửi tục của chủ vựa, phu hàng, hình ảnh lam lũ trong đêm như Sang, Vui không hiếm ở chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền. Điều đáng nói là đám trẻ này có t.uổi đời còn rất nhỏ. Nhiều em chỉ mới 6, 7 t.uổi đã lao vào cuộc mưu sinh vốn không dễ dàng trong khu chợ đêm nổi tiếng phức tạp này. Ông Ngô Văn Việt, Trưởng phòng an ninh – bảo vệ, chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Diền, cho biết: “Hiện nay, có khoảng 20 em dưới 15 t.uổi ra vào chợ cá mưu sinh. Nhiều em có hoàn cảnh rất đáng thương. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp các em bị chính cha mẹ ruột “ép buộc” đi mót cá về bán lấy t.iền đưa cho họ tiêu xài”.

Tương lai mù mịt

Video đang HOT

Không biết có phải vì vào đời kiếm sống quá sớm hay phải thường xuyên đối mặt với lọc lừa, tranh giành, đ.ánh đấm trong những chuyến mót cá đêm mà lũ trẻ ở đây có phần chai lì, sẵn sàng văng tục, đ.ánh n.hau để giành đất sống. Những băng nhóm nhí của Tuấn “gầy”, Minh “tàng”, Phúc “nhí” đã không còn quá lạ lẫm ở khu chợ này. Với các em, cuộc sống là những đêm vạ vật ở chợ cá, còn tương lai là một khái niệm xa vời.

Len lỏi giữa những xe cá hay chui hẳn xuống gầm xe để mót cá bị rơi vãi, kéo những thùng phuy cao quá đầu người để được chủ trả công bằng cá là cách k.iếm t.iền lương thiện nhất của đám trẻ sống bám vào chợ Bình Điền. Đằng sau những gương mặt ngây thơ, non nớt còn có cả các “ngón nghề” cướp, trộm cá để có thêm t.iền phụ giúp gia đình, chơi game online và hít keo chó (loại keo Dog X-66 có hình con chó, dạng lon), keo voi (keo dạng tuýt, hình con voi). Những loại keo nêu trên thường dùng để dán đồ gỗ, ống nước, động cơ xe máy…, rất dễ mua trên thị trường. Các em chỉ cần đốt keo đến khi có khói trắng đục bay lên và hít vào cái mùi thơm độc hại của chúng để tìm cảm giác lạ. Game online và các loại keo độc hại nêu trên đã khiến không ít đ.ứa t.rẻ trở nên liều lĩnh. Thay vì cần mẫn mót cá, có em chuyển sang trộm cá của chủ hoặc chặn đ.ánh những em nhỏ hơn để cướp chiến lợi phẩm của chúng. Ông Ngô Văn Việt cho biết: “Trường hợp các em trộm cắp cá của các tiểu thương hoặc đ.ánh n.hau, lập băng nhóm cũng có xảy ra quanh khu vực chợ. Thời gian qua đã có 10 em ngỗ ngược được đưa vào trường giáo dưỡng học tập, rèn luyện tư chất đạo đức”.

Gần 12 giờ đêm, trong bộ quần áo ướt sũng, cậu bé Đỉnh run rẩy vì lạnh. Nhìn cơ thể gầy ốm, xanh xao của Đỉnh không ai nghĩ cậu bé ở t.uổi 13. Quê tận Cần Thơ, học hết lớp 2, em nghỉ học theo cha mẹ lên thành phố mưu sinh. Hằng đêm tại chợ cá Bình Điền, Đỉnh gồng mình kéo những thùng phuy cá cao lớn gấp hai lần cơ thể em. Bắt đầu công việc lúc 7 giờ tối đến tận rạng sáng ngày hôm sau, Đỉnh mới về ngủ. Mỗi thùng phuy em kéo được các chủ hàng trả công 1.000 đồng. Quẹt những giọt nước mưa trên mặt, Đỉnh bộc bạch: “Có hôm em kéo được cả trăm thùng. Phụ người ta mệt thật nhưng được trả cả t.iền lẫn cá”. Câu chuyện giữa chúng tôi và cậu bé liên tục đứt đoạn mỗi khi có những chuyến xe cá xuống hàng. Nhanh như sóc, Đỉnh luồn lách sau những chiếc xe tải. Thi thoảng có những con cá rơi rớt ra ngoài, cậu bé chui xuống dưới gầm xe lượm. Hơn một giờ đồng hồ làm việc cần mẫn, Đỉnh cầm bịch cá rô khoảng 2kg trên tay phấn khởi khoe: “T.iền công của em đây. Em sẽ bán số cá này lấy t.iền gởi về quê cho ngoại mua đồ ăn. Nhà ngoại em dưới đó nghèo lắm“. Nhắc đến việc đến trường, cậu bé trả lời gọn lỏn: “Ba mẹ làm phụ hồ, lấy đâu ra t.iền mà đi học”.

Nghe chúng tôi hỏi đến bé Hồng tóc ngắn, đám trẻ mót cá ở chợ Bình Điền đều gật gù ra chiều quen biết. Học hết lớp 5, bé Hồng (12 t.uổi) nghỉ học đi mót cá ở chợ đêm. Còn cha mẹ nhưng không khác trẻ mồ côi, Hồng được bà nội đưa về nuôi nấng từ khi còn tấm bé. Em không biết rõ quê mình ở đâu bởi bà nội đã đưa hai chị em Hồng đến Sài Gòn từ rất lâu. Mỗi tháng, t.iền phòng trọ của ba bà cháu khoảng 700.000 đồng. Bà nội già yếu, nay ốm mai đau, Hồng phải phụ giúp nội k.iếm t.iền nuôi em. Bé Hồng chia sẻ: “Bây giờ con được như vậy là sướng rồi. Hồi trước có nhiều bữa mấy bà cháu con còn không có cơm mà ăn. Tờ mờ tối, Hồng bắt đầu công việc đến tận sáng hôm sau em mới trở về phòng trọ. Mỗi đêm vắt kiệt sức quanh các xe cá, Hồng kiếm được khoảng 60.000 đồng. Vắt hai ống quần ướt sũng nước, Hồng bước đi tập tễnh. Dưới chân em, dòng nước đen đặc, tanh tưởi từ những chiếc xe cá chảy ra xối xả. Không mang ủng, ngày nào cũng dầm nước bẩn nên hai bàn chân Hồng bị nước ăn tróc lở. Được đi học lại đã trở thành giấc mơ xa xỉ với Hồng. Trong nếp nghĩ còn non nớt của em, chỉ có nỗi lo cơm áo và bị tranh giành cá. Đang trò chuyện với chúng tôi, Hồng chợt giật mình như vừa nhớ ra chuyện gì quan trọng lắm: “Nhà hết gạo rồi, tối nay con phải tranh thủ mót cá bán lấy t.iền đưa cho nội mua đồ ăn”.

Chúng tôi rời chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền mang theo hình ảnh lam lũ, những nét ngây thơ còn lại trên gương mặt Sang, Vui, Đỉnh, Hồng… và cả những trăn trở về chuyện đ.ánh đấm, lập băng nhóm nhí nhằm tranh nhau đất sống của t.rẻ e.m mưu sinh trong chợ. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Ngô Văn Việt chia sẻ: “Ban quản lý chợ gặp khó khăn trong việc xử lý vi phạm. Vì đa phần các em chưa đến t.uổi vị thành niên. Đối với những em tổ chức trộm cắp, lập băng nhóm đ.ánh n.hau, chúng tôi sẽ mời lên lập biên bản. Nếu thường xuyên tái phạm, buộc lòng chúng tôi phải giao cho công an xử lý. Các em nhỏ này nếu không được gia đình quan tâm, dạy dỗ tốt, khi đến độ t.uổi 17 – 18 sẽ rất khó bảo”.

Theo Báo Công An

Phận phu đêm nhọc nhằn trong bóng tối

2h sáng, chợ đầu mối Phú Hậu bắt đầu hoạt động. Người buôn kẻ bán từ các ngả đường kéo về. Những chuyến xe tải từ Hà Nội vào, từ Đà Lạt ra mang theo hàng tấn rau quả dần tập kết. Đây là thời điểm bắt đầu công việc của các cửu vạn.

Nhọc nhằn phu đêm

Ở thành phố Huế, Đông Ba và Phú Hậu (tổ 12, phường Phú Hậu, TP Huế) là hai chợ đầu mối lớn. Trước đây chỉ có chợ Đông Ba hoạt động; từ tháng 5/2006, chợ được chuyển về vùng bãi Dâu thuộc phường Phú Hậu nhằm hạn chế ô nhiễm cho thành phố. Lưu lượng hàng hóa tập kết và chuyển đi lớn nên rất cần đến lực lượng phu chở hàng, bốc vác.

Phận phu đêm nhọc nhằn trong bóng tối - Hình 1

Phận phu đêm nhọc nhằm trong đêm tối

Anh Lưu, một phu hàng cho biết, thường có 2 tổ trên 30 người thuộc nghiệp đoàn bốc vác chia ca bốc dỡ hàng ở chợ Đông Ba và Phú Hậu. Các thành viên chỉ việc bốc hàng cho các quầy trong chợ và báo lại với bộ phận thu t.iền. Số t.iền thu vào buổi sáng sẽ được chia đều cho từng thành viên trong nghiệp đoàn.

Hỏi thăm những phu bốc vác, tôi biết còn rất đông bộ phận phu hàng là những người không vào "biên chế". Họ là những người không có việc làm ổn định, nhà nghèo phải chấp nhận làm phu bám chợ kiếm sống qua ngày.

Ông Nguyễn Văn Hoạt, 68 t.uổi, chủ một quán nước bên chợ, kể: "Cả chợ này ước ra cũng phải gần 100 người làm phu kéo hàng, già trẻ, gái trai chi cũng có, phần đông là phu tự do".

Không khó để nhận ra các phu kéo hàng trong khu chợ đông đúc này. Với một chiếc xe kéo tay, khuôn mặt hốc hác vì thức đêm và làm việc nặng, áo quần nhếch nhác, họ luôn chân luôn tay trong những hẻm chợ. Trong ánh đèn nhập nhoạng, họ bốc rau quả từ các xe tải xuống, chất đầy một chiếc xe nhỏ, kẽo kẹt kéo, luồn lách trên những con đường nhỏ nhầy nhụa bùn đất...

Hàng qua tay họ mới về được chợ Phú Hậu và từ chợ này ra các chuyến xe xuôi về các vùng quanh Huế, Quảng Trị, Ba Đồn... Hàng cần vận chuyển gần chợ đã có phu tay, những lô hàng chở về các chợ lân cận thường cần đến xích lô hoặc xe thồ. Vì vậy, xung quanh chợ cũng có rất đông lực lượng này tập trung kiếm việc làm.

Anh Lê Văn Tí, một tài xích lô, cho biết: "Ban ngày chở khách, đến sáng, tui tranh thủ về chợ chạy hàng kiếm thêm thu nhập, cực nhưng mà có cái ăn cho gia đình".

Làm phu chợ đêm có không ít những phụ nữ t.uổi đã quá 50, cũng có những cô gái mới đôi mươi. Phan Thị Ngân 21 t.uổi, phu nữ trẻ nhất trong chợ, tâm sự: "Em theo bác trai đi làm đã mấy ngày nay, nhà em ở khu chung cư Phú Hậu, trước mẹ em đi làm nhưng mấy hôm nay bị ốm nên em phải đi thay". Dứt lời Ngân nhanh tay cõng mấy bì củ cải to bằng người xuống xe. Tay yếu, mấy lần cô gái bị cả bì tải nặng đè gập người xuống.

Với mỗi chuyến hàng cực nhọc như thế, họ được từ 3-5 ngàn đồng. Số t.iền ít ỏi đó là nguồn sống cho chính của những gia đình nghèo. "Tranh thủ từ đêm đến sáng có khi cũng kiếm được gần 50 ngàn, chắt bóp chi tiêu vừa đủ nuôi mình và hai đứa con đang đi học", chị Nguyễn Thị Thoại tâm sự.

Phận phu đêm nhọc nhằn trong bóng tối - Hình 2

Các phu cửu vạn bốc rau quả trên chuyến xe từ Đà Lạt ra

"Ai kéo đê..ê..ê!"

Chị Thoại làm cửu vạn ở chợ đêm đã được gần 5 năm. Chồng mất vì tai nạn giao thông để lại cho chị 2 đứa con đang t.uổi ăn t.uổi học. Đứa con đầu đang học đại học, đứa sau học lớp 8. Toàn bộ chi tiêu trong gia đình và t.iền ăn học của con đều phụ thuộc vào đôi tay chị. Ngày đi làm phụ hồ, chờ sang canh lại đi làm cửu vạn ở chợ đêm, cuộc sống của chị cứ hối hả nhọc nhằn như vậy suốt 365 ngày.

Quệt mồ hôi sau một chuyến bốc hàng cho xe ra Đông Hà, chị kể: "Nhà có ba mẹ con, giờ nghỉ ngày nào là đói ngày ấy, mình chịu cực không sao chứ để con thất học rồi lại ra làm như ri khổ lắm!".

Ông Trần Văn Sáng, Trưởng Ban quản lý chợ đêm Phú Hậu, cho biết tại chợ này có gần 100 người làm nghề bốc vác chủ yếu là phu tự do, phần đông là phụ nữ. Họ là những người không có việc làm ổn định, nhà nghèo phải chấp nhận làm phu bám chợ kiếm sống qua ngày.

Phận phu đêm nhọc nhằn trong bóng tối - Hình 3

Chị Nguyễn Thị Thoại đã gần 5 năm gắn bó với nghề bốc vác tại chợ đêm Phú Hậu. (Trong ảnh: Chị Thoại cố nốt những chuyến hàng cuối cùng để kịp về lo cho con đi học)

Mỗi phiên chợ như vậy chị Thoại kiếm được khoảng 30-50 ngàn. Có những đêm ít người thuê, số t.iền kiếm được chỉ đủ du di một bữa cơm trưa.

4h sáng, chợ đêm đông đúc, chen lẫn trong những tiếng eo sèo là những âm thanh ngân dài lạc giọng: " Ai kéo đê..ê..ê!". Ngoặt sang gian hàng rau gần cửa chợ ra đường Ngô Kha, chị Thoại được một chủ hàng gọi chở ra chuyến xe lên A Lưới. Hai chuyến rau, bí, bắp cải nặng trĩu được trả 6.000đ. Chở xong chị lại lật đật cùng những phu khác vào chợ, sục ủng trong những vũng nước ứ đọng bốc mùi tìm người gọi chở hàng.

Bên ngoài chợ, những chuyến xe xích lô đầy ắp rau quả cũng đang chuyển bánh chạy về các chợ vùng quê. Rít sâu điếu thuốc, anh Tí căng chân đạp mạnh chiếc xe nặng về chợ Bao Vinh. Chuyến này của hai chị tiểu thương thuê anh 30 ngàn. Những chuyến hàng về chợ lẻ thường ít nên hai ba người gom lại thuê một xích lô chở, vừa tiện, giá lại phải chăng.

Sau chuyến hàng này, anh Tí phải về nhà lau chùi xe để sáng ra còn đi chở khách. Hỏi anh như thế lấy thời gian đâu mà ngủ nghỉ, anh chỉ cười: "Chỉ sợ không có việc thôi, khi nào không ai gọi thì mình đậu xe rồi tranh thủ chợp mắt là được".

Lao động về đêm có không ít nguy hiểm chờ chực. Anh Tí nhớ lại: "Có đêm chở hàng về chợ Quảng Thành, đường tối, trời mưa xối xả, mắt nhập nhoạng nên không kịp né vũng sâu, thế là cả chuyến hàng nặng đổ xuống, may mà nhảy xuống kịp chứ không là gãy mất ống chân".

Những phụ nữ làm công việc dầu dãi này cũng ốm đau luôn. Song vì sự mưu sinh, họ ốm mà không dám nghỉ. Chị Thoại kể: "Mấy hôm trước tui ốm, nhà hết t.iền nên liều ra chợ kiếm cái ăn, được một hôm thì bị nặng hơn, may mà được mấy chị thương gom t.iền giúp mua thuốc uống mới đỡ lại".

Trời dần trở sáng, mưa mùa đông ở Huế xối xả và nặng hạt hơn. Những phu chợ đêm lục tục với chiếc xe kéo về nhà. Trên chiếc sọt có một bó rau và mớ cá tươi, chị Thoại hớn hở về nhà kịp làm bữa sáng cho con đi học...

Theo Dân Trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cháy nhà ở Đà Lạt, 3 cháu bé t.ử v.ong
13:44:05 24/06/2024
Hà Nội: Dùng xe bồn tưới cây giữa trời mưa tầm tã
11:07:27 24/06/2024
Cơ quan chức năng ngăn chặn việc lợi dụng hình ảnh Thích Minh Tuệ
14:51:44 23/06/2024
Vì sao nữ Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch bị cách chức?
19:54:37 23/06/2024
Cháy xưởng giấy tại làng nghề Phong Khê, Bắc Ninh
16:44:53 24/06/2024
Manh mối làm lộ diện đối tượng đ.ập vỡ kính 9 ô tô ở Hà Nội
15:02:24 23/06/2024
Mẫu thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước sẽ được cấp từ ngày 1/7
11:21:45 24/06/2024
Cháy chùa Thuyền Lâm ở Huế, 200m2 chính điện bị thiêu rụi
11:41:16 24/06/2024

Tin đang nóng

Châu Bùi: "Tôi chỉ cần nhìn cái áo của mình bị cởi ra ở trên mạng thôi thì thà c.hết còn hơn"
10:06:49 25/06/2024
Bữa cỗ c.hết nghẹn và tập hồ sơ bị ném lên bàn khiến chồng ngồi thụp xuống thở dài thốt lên 3 từ "Xin lỗi em"
08:42:28 25/06/2024
Nguyên mẫu đời thật của Lưu Diệc Phi trong Câu Chuyện Hoa Hồng: Tiểu tam cướp bồ bạn thân, yêu đương mù quáng hơn cả trên phim
09:10:36 25/06/2024
Vội vã về nhà mừng sinh nhật mẹ chồng, tôi thấy "con dâu hụt" của bà đang mặc váy ngủ nằm lăn lê bò toài trên giường của mình
08:29:14 25/06/2024
DJ Tít khoe dáng n.óng b.ỏng sau khi sinh con thứ 3
10:53:21 25/06/2024
Năm đó chuẩn bị vào Đại học, cha dượng xé giấy nhập học của tôi 7 năm sau ngẫm lại, tôi biết ơn ông rất nhiều!
11:19:55 25/06/2024
Kim Soo Hyun và Kim Ji Won lộ "dấu vết tình yêu" đáng ngờ
08:23:09 25/06/2024
Vụ Châu Bùi bị camera quay lén đang thay đồ: Đỗ Mạnh Cường, Ngọc Mint, Kiều Anh và dàn sao Việt lên tiếng "quá phẫn nộ và đáng sợ!"
09:06:08 25/06/2024

Tin mới nhất

Bỏ đề xuất cấm tuyệt đối vượt đèn vàng, tài xế thoát cảnh 'tiến, lùi đều sai'

13:58:31 25/06/2024
Tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất, ban soạn thảo đã bỏ quy định cấm vượt đèn vàng dù đang đi trên vạch dừng hoặc qua vạch dừng.

Tai nạn lao động 10 người thương vong ở Hà Nội: Làm gì để tránh sự cố bất ngờ?

13:48:15 25/06/2024
Công an xác định nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn lao động khiến 10 người thương vong ở Hà Nội do đứt dây cáp máy vận thăng nâng hàng.

Đôi nam nữ thương vong trong phòng trọ ở Bắc Giang nghi do mâu thuẫn tình ái

13:48:10 25/06/2024
Công an thị xã Việt Yên đang phối hợp cùng lực lượng chức năng tỉnh Bắc Giang điều tra nguyên nhân đôi nam nữ thương vong tại phòng trọ ở thị trấn Nếnh.

Ớn lạnh cảnh xe đầu kéo rải cuộn thép xuống đường khi đang chạy

13:44:23 25/06/2024
Xe đầu kéo đang chạy không buộc hàng kỹ làm cuộn thép rải xuống đường gây nguy hiểm cho các phương tiện lưu thông phía sau.

10 bị cáo hầu tòa phúc thẩm vụ sai phạm tại dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

13:24:40 25/06/2024
Ngày 25/6, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ sai phạm xảy ra tại dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giai đoạn 2.

Từ tép "hàng" giấu trong túi quần, khám phá đường dây mua bán ma tuý

20:21:56 24/06/2024
Lực lượng chức năng Công an tỉnh Điện Biên vừa bắt 2 đối tượng về hành vi mua bán trái phép chất m.a t.úy cùng nhiều tang vật liên quan.

Liên tiếp xuất hiện 'hố tử thần' ở thành phố Cẩm Phả

17:12:28 24/06/2024
Địa phương đã nhanh chóng xử lý các hố sụt và lập hồ sơ, ra thông báo đến các hộ dân có nguy cơ ảnh hưởng di dời đến nơi khác để đảm bảo an toàn.

Xác định nguyên nhân ban đầu vụ cháy khiến 3 trẻ nhỏ t.ử v.ong tại Đà Lạt

17:10:03 24/06/2024
Đến khoảng 8 giờ 50 phút, người dân xung quanh phát hiện vụ hỏa hoạn tại căn nhà nên hô hoán mọi người đến ứng cứu nhưng do lửa cháy lớn nên không dập được.

Thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

16:55:40 24/06/2024
Hội thi nhằm tuyên truyền, nhân rộng mô hình Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy , điểm chữa cháy công cộng, thúc đẩy phong trào Toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứu nạn trên địa bàn.

Hà Nội: Khẩn trương tiêu thoát nước các điểm ngập, úng sau trận mưa lớn

16:52:04 24/06/2024
Đặc biệt, theo ghi nhận của phóng viên, đến thời điểm 8 giờ 15 phút, do vẫn có mưa lớn kéo dài, đã xuất hiện một số điểm ngập úng sâu trên các phố Tân Xuân, Đội Cấn... gây khó khăn cho các phương tiện di chuyển qua khu vực này.

Sạt lở đất dự án cao tốc Bắc - Nam khiến 2 người thương vong

16:49:17 24/06/2024
Lãnh đạo xã Xuân Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh cho biết: 2 công nhân thi công dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa bàn xã bị đất đá sạt lở vùi lấp, 1 người đã t.ử v.ong.

Hà Nội: Đứt cáp vận thang, 10 người thương vong

16:00:20 24/06/2024
Cùng ngày, trao đổi với PV Báo CAND, ông Đỗ Văn Dương, Chủ tịch UBND xã Đông Yên thông tin, vụ việc xảy ra vào khoảng 19h10 ngày 18/6 tại địa bàn xã Đông Yên (huyện Quốc Oai, Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Người đàn ông đặt camera quay lén cảnh Châu Bùi thay đồ sẽ phải đối mặt với án phạt nào?

Sao việt

14:18:02 25/06/2024
Theo ý kiến từ luật sư, người đặt máy quay lén Châu Bùi trong phòng thay đồ đã vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt hành chính lên tới 60 triệu đồng hoặc thậm chí bị xử lý hình sự.

Thác Ma Hao - Bản Năng Cát (Thanh Hóa) đón trên 7.000 lượt du khách

Du lịch

14:17:50 25/06/2024
Trong dịp nghỉ lễ kéo dài 5 ngày vừa qua, điểm du lịch sinh thái Thác Ma Hao - Bản Năng Cát (xã Trí Nang, huyện Lang Chánh) đón trên 7.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Xung đột Hamas - Israel: Trẻ suy dinh dưỡng gia tăng do nạn đói lan rộng

Thế giới

14:16:19 25/06/2024
Trong khi đó, cùng ngày, các tổ chức nhân đạo của LHQ cho biết những hạn chế về tiếp cận và an ninh đang cản trở việc cung cấp viện trợ lương thực cho hàng trăm nghìn người dân Gaza và sơ tán y tế cho 10.000 bệnh nhân.

"Trạm cứu hộ trái tim" chỉ còn 5 tập cuối vẫn khiến khán giả tức đến mất ngủ vì một chi tiết "ngớ ngẩn"

Phim việt

14:13:19 25/06/2024
Chỉ còn 5 tập cuối nhưng khán giả vẫn chưa hết ức chế, ngược lại còn phải mang thêm cục tức vì một tình tiết quá vô lý, thậm chí bị cho là ngớ ngẩn trong phim.

Công an điều tra vụ người mẫu Châu Bùi bị quay lén khi đang thay đồ

Pháp luật

13:54:38 25/06/2024
Người mẫu Châu Bùi phát hiện bị camera giấu kín quay lén khi thay đồ trong nhà vệ sinh của 1 studio nổi tiếng; hiện công an đã tiếp nhận trình báo để điều tra.

Doãn Hải My tiết lộ bụng rạn trắng sau sinh, giảm liền 9kg vì lý do này

Làm đẹp

13:35:25 25/06/2024
Doãn Hải My chia sẻ quan điểm tích cực về tình trạng rạn da sau sinh: Xác định là một khi đã bị rạn thì nó sẽ đi theo mình suốt cuộc đời, mình đón nhận điều này một cách tích cực.

Quất hồng bì vào mùa, cách sử dụng đúng có lợi cho sức khỏe

Sức khỏe

13:07:27 25/06/2024
Đậy kín nắp và bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ phòng, sau 3 tháng là có thể sử dụng. Lúc này đường phèn đã tan hết, nước quất tiết ra sánh lại có màu vàng.

Dàn 2 ngày 1 đêm bị tấn công vì khán giả quá khích, đạo diễn lên tiếng: "Bà con đừng theo đoàn nữa..."

Tv show

12:50:29 25/06/2024
Ngoài việc được ủng hộ, tiếp thêm động lực thì dàn sao và cả ekip 2 ngày 1 đêm cũng phải đối mặt với những kiếp nạn vì nhiều người hiếu kỳ kéo đến, làm ảnh hưởng đến quá trình ghi hình.

Từ nay hãy gọi Kim Ji Won là ca sĩ, MXH náo loạn với màn rap vừa cháy vừa xinh lại vừa ngầu!

Sao châu á

12:44:20 25/06/2024
Kim Ji Won từng được đào tạo làm idol trước khi trở thành diễn viên. Chính vì vậy nữ hoàng nước mắt có kỹ năng trình diễn không vừa.

Phim cổ trang chưa chiếu đã bị chê tan nát: Cặp chính kém sắc như nhau, nhìn sang nam phụ càng tụt mood

Phim châu á

12:30:33 25/06/2024
Bộ phim cổ trang được đ.ánh giá có nội dung hấp dẫn nhưng trailer khiến khán giả thất vọng vì dàn diễn viên kém đẹp, không có chemistry.

GEL-KAYANO31 giúp dân chạy bộ trải nghiệm tính ổn định và sự thoải mái vượt bậc

Thời trang

11:56:26 25/06/2024
Theo Triết lý thiết kế của ASICS, từng sản phẩm sẽ không ngừng cải tiến để mang lại cảm giác tốt nhất cho cả cơ thể lẫn tâm trí của người sử dụng.