Pháp phản đối Mỹ biến Điều 5 NATO thành ‘Điều F-35′
Giới lãnh đạo Pháp kêu gọi Mỹ chấm dứt áp đặt vũ khí đối với các nước NATO, đặc biệt là trong chương trình mua sắm F-35 Lightning II.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly đã có tuyên bố gây sốc đối với Mỹ và NATO trong cuộc phỏng vấn của báo Journal du Dimanche. Theo đó, bà Parly kêu gọi Hoa Kỳ không nên ép buộc các thành viên NATO phải mua vũ khí của họ, nhất là trong chương trình phát triển “Máy bay Chiến đấu Liên hợp” F-35 Lightning II (Joint Strike Fighter -JSF).
“Không thể cho phép xảy ra việc Washington gây sức ép biến Điều Năm trong Hiến chương NATO quy định trách nhiệm các thành viên giữ gìn sự đoàn kết, thành Điều F-35 ép buộc họ phải mua vũ khí Mỹ” – bà Parly bình luận.
Trong khi thừa nhận Hoa Kỳ là một nhân tố quan trọng của NATO, bà Bộ trưởng nhấn mạnh rằng, chính Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vẫn đang kêu gọi các nước châu Âu phải chịu trách nhiệm về an ninh của mình. Do đó, Washington không nên can thiệp vào việc họ mua vũ khí gì để tự bảo vệ độc lập chủ quyền và an ninh quốc gia của mình.
Đồng thời bà cũng không hề ngần ngại khi đề cập đến việc đã từng được Tổng thống Pháp Macron kêu gọi là thành lập một cơ cấu quân sự và an ninh riêng của châu Âu. Bà lưu ý rằng, châu Âu hiện nay “chưa có các cơ cấu quân sự tương ứng với sức mạnh về kinh tế và quân sự của nó”.
Video đang HOT
Pháp cho rằng, Washington đang ép các nước đồng minh NATO phải mua vũ khí Mỹ
Theo bà, việc xây dựng một quan điểm độc lập có chủ quyền không phải là một quá trình nhanh chóng. Tuy nhiên không vì thế mà bắt các thành viên EU phải lựa chọn giữa chủ quyền của châu Âu với Khối Bắc Đại Tây Dương. Ngược lại hai cơ cấu này phải tăng cường tương trợ lẫn nhau.
Ngoài ra, bà Parly nói rằng không thể đảm bảo an ninh ở châu Âu nếu không duy trì đối thoại với nước Nga, bởi Nga là một cường quốc cả về chính trị, quân sự lẫn kinh tế, có vai trò ảnh hưởng và sức mạnh tương đương với cả khối NATO và Liên minh châu Âu.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên giới chức lãnh đạo Pháp có những tuyên bố mang tính độc lập và không thuận theo định hướng của Mỹ. Trước đó, Tổng thống Pháp Macron thường xuyên công khai quan điểm về việc “người châu Âu giải quyết việc của châu Âu” và kêu gọi thành lập một cơ cấu quân sự và an ninh riêng của châu lục.
Đối với lĩnh vực mua sắm và phát triển vũ khí của khối NATO, trong khi Anh thường xuyên có các dự án phát triển chung hoặc mua sắm của Mỹ thì hai cường quốc châu Âu khác là Pháp và Đức cơ bản là không phụ thuộc vào vũ khí của Hoa Kỳ.
Cả 2 nước này đều sản xuất các loại vũ khí riêng, độc lập với Mỹ, từ vũ khí lục quân như xe tăng, xe thiết giáp đến vũ khí hải quân như tàu ngầm, tàu hộ vệ, khu trục, tàu sân bay hay vũ khí không quân như máy bay chiến đấu, trực thăng…, họ đều có những phiên bản riêng.
Về chương trình chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 được cho là “tốn kém nhất trong lịch sử hàng không thế giới”, bất chấp sự kêu gọi của Mỹ tham gia vào chương trình JSF, Đức và Pháp đã phớt lờ F-35 mà tự nghiên cứu, phát triển chiến đấu cơ của mình.
Huy Bình
Máy bay chiến đấu Pháp oanh tạc cơ sở của IS tại miền Bắc Iraq
Trên trang Twitter cá nhân, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cho hay Paris sẽ không cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng "được nghỉ ngơi."
Máy bay chiến đấu Rafale của Pháp tham gia vào cuộc không kích IS. (Nguồn: The Defense Post)
Chính phủ Pháp ngày 1/11 thông báo máy bay chiến đấu nước này đã oanh tạc "một vài đường hầm và kho tích trữ" của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Đông Bắc Iraq, qua đó tái khẳng định quyết tâm của Paris trong việc tiếp tục truy lùng các phần tử cực đoan, sau khi Mỹ rút khỏi nước láng giềng của Iraq là Syria.
Trên trang Twitter cá nhân, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cho hay Paris sẽ không cho IS "được nghỉ ngơi."
Các phần tử IS đã đứng sau nhiều vụ tấn công đẫm máu tại Pháp những năm gần đây, trong đó có vụ thảm sát 130 người ở Paris hồi tháng 11/2015.
Ám chỉ sự kiện Mỹ rút quân khỏi Đông Bắc Syria gần đây - động thái khiến nhiều đồng minh phương Tây vốn lo ngại về sự trỗi dậy của IS trong khu vực bực tức, bà Parly cho rằng khu vực Trung Đông gần đây đã chứng kiến nhiều thay đổi trái ngược, song "lập trường của nước Pháp vẫn kiên định và quyết tâm chiến đấu chống khủng bố là không thay đổi."
Pháp tham gia liên minh quốc tế do Mỹ đứng đầu và đã thực hiện nhiều vụ không kích nhằm vào lực lượng IS ở Iraq và Syria kể từ năm 2014, nhằm hỗ trợ các lực lượng sở tại đánh đuổi các phần tử thánh chiến ra khỏi quốc gia Hồi giáo tự lập ở Iraq và Syria.
Thông báo của quân đội Pháp cho hay vụ không kích hôm 31/10 là nhằm hủy diệt nhiều đường hầm được IS sử dụng như căn cứ hậu phương, cũng như làm suy giảm năng lực hậu cầu và quân sự của IS trong khu vực.
Theo kế hoạch, vào ngày 14/11 tới, các bộ trưởng đến từ hơn 30 quốc gia tham gia liên minh quốc tế chống IS sẽ nhóm họp tại Washington nhằm thảo luận "các biện pháp tiếp theo để gia tăng sự hiện diện của liên minh tại miền Đông-Bắc Syria."
Cuộc họp này diễn ra theo yêu cầu của Pháp./.
Theo Việt Hải (TTXVN/Vietnam )
Tìm thấy tàu ngầm Pháp mất tích hơn nửa thế kỷ Tàu ngầm La Minerve, mất tích năm 1968 cùng với 52 thuỷ thủ, cuối cùng đã được tìm thấy ở ngoài khơi Toulon, Pháp. Hải quân Pháp đã xác định được vị trí của một trong những tàu ngầm của nước này mất tích cách đây hơn 50 năm với 52 thuỷ thủ trên boong. Theo Guardian, tàu ngầm La Minerve được tìm...